Giải Địa 9 - Bài 15. Thương mại và du lịch

  • Bài 15. Thương mại và du lịch trang 1
  • Bài 15. Thương mại và du lịch trang 2
  • Bài 15. Thương mại và du lịch trang 3
  • Bài 15. Thương mại và du lịch trang 4
  • Bài 15. Thương mại và du lịch trang 5
BÀI 15
THƯƠNG MẠI VÀ DU LỊCH
I. CÂU HỎI Tự LUẬN
Câu 1.
Dựa vào hình 15.1 (trang 56, SGK), hãỹ nêu nhận xét và giải thích về hoạt động nội thương ở nước ta.
Trả lời
+ Hoạt động nội thương nước ta có sự chênh lệch lớn giữa các vùng: phát triển nhất ở vùng Đông Nam Bộ, kế đó là hai vùng đồng bằng: Đồng bằng sông Cửu Long và Đồng bằng sông Hồng. Tây Nguyên là vùng có hoạt động nội thương kém phát triển nhất
+ Nguyên nhân: Sự phát triển của nội thương phụ thuộc vào quy mô dân số, mức sống dân cư và sự phát triển của các hoạt động kinh tế khác. Các vùng có hoạt động nội thương phát triển là các vùng có kinh tế phát triển, dân số đông. Các vùng có hoạt động nội thương kém phát triển thì ngược lại.
Câu 2
Cho bảng số liệu dưới đây:
Cơ cấu giá trị xuất khẩu phân theo nhóm hàng của nước ta (Đơn vị %)
Nhóm hàng
Năm 1995
Năm 2005
Hàng công nghiệp nặng và khoáng sản
25,3
36,1
Hàng công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp
28,5
41,0
Hàng nông, lâm, thủy sản
46,2
22,9
Tổng số
100
100
a/ Hãy vẽ biểu đồ thể hiện cơ cấu giá trị xuất khẩu phân theo nhóm hàng của hai năm trên.
b/ Nhận xét và rút ra kết luận.
Trả lời
a/ Vẽ biểu đồ
Biểu đồ cơ cấu giá trị xuất khẩu phân theo nhóm hàng của nước ta năm 1995 và năm 2005
100
90
80
70
60
50
40
30
20
10
0
năm
Chú giải:
■ Hàng công nghiệp nặng và khoáng sản
Hàng công nghiệp nhẹ và tiểu, thủ công nghiệp
Hàng nông, lâm, thủy sản
b/ Nhận xét và rút ra kết luận
+ Nhận xét:
Tỉ trọng hàng công nghiệp nặng và khoáng sản, hàng-công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp tăng, tăng nhiều ở nhóm hàng công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp (hàng công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp tăng 12,5%, hàng công nghiệp nặng và khoáng sản chỉ tăng 10,8%)
Tỉ trọng của hàng nông, lâm, thủy sản giảm mạnh (từ 46,2% năm 1995 xuống 22,9% năm 2005)
Năm 1995, hàng nông, lâm, thủy sản chiếm tỉ trộng lớn nhất, thấp nhất là hàng công nghiệp nặng và khoáng sản
Năm 2005, chiếm tỉ trọng cao nhất là hàng công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp, thấp nhất là hàng nông, lâm, thủy sản.
+ Kết luận:
Cơ cấu hàng xuất khẩu của nước ta có sự chuyển biến theo hướng tích cực, kết quả của việc thực hiện công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước.
Câu 3
Vì sao trong quá trình Đổi mới, ngoại thương được chú trọng đẩy mạnh phát triển?
Trả lời
Trong quá trìríh Đổi mới, ngoại thương được chú trọng phát triển vì: + Ngoại thương là hoạt động kinh tế đối ngoại quan trọng nhất + Ngoại thương phát triển có tác dụng:
Giải quyết đầu ra cho sản phẩm, thúc đẩy các ngành sản xuất phát triển
Nhập các loại máy móc thiết bị, nguyên vật liệu để đổi mới công nghệ, mở rộng sản xuất với chất lượng cao
Giải quyết việc làm cho người lao động, góp phần cải thiện đời sống nhân dân
Tăng thu nhập cho nền kinh tế, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Câu 4
Hãy nêu ý nghĩa của việc phát triển du lịch.
Trả lời
Phát triển du lịch sẽ: •
+ Khai thác hợp lí hơn tiềm năng của đất nước (các tài nguyên du lịch, lao động ...)
+ Đem lại nguồn thu nhập lớn, góp phần đẩy mạnh sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động
+ Tạo thêm việc làm cho dân cư, góp phần cải thiện đời sống nhân dân
+ Mở rộng giao lưu giữa các dân tộc.
Câu 5
Chứng minh nước ta giàu tài nguyên du lịch tự nhiên.
Trả lời
Tài nguyên du lịch tự nhiên của nước ta phong phú, đa dạng:
+ Thắng cảnh: Vịnh Hạ Long (Quảng Ninh), Động Phong Nha (Quảng Bình), Hồ Ba Bể (Bắc Kạn), Bà Nà (Quảng Nam)...
+ Bãi tắm đẹp: Trà cổ (Quấng Ninh), sầm Sơn (Thanh Hóa), Thiên cầm (Hà lình), Lăng Cô (Thừa Thiên - Huế), Nha Trang (Khánh Hoà), Mũi Né (Bình Thuận), Vũng Tàu (Bà Rịa - Vũng Tàu)	
+ Các địa phương có khí hậu tốt: Tam Đảo (Vĩnh Phúc), Ba Vì (Hà Tây), Sa Pa (Lào Cai), Đà Lạt (Lâm Đồng) ....
+ Các vườn quốc gia: Cúc Phương (Ninh Bình), Cát Bà (Hải Phòng), Pù Mát (Nghệ An), Cát Tiên (Đồng Nai - Bình Phước - Đăk Nông - Lâm Đồng) ....
+ Ngoài ra, còn có nhiều cảnh quan sông nước, cảnh quan rừng, cảnh quan đảo có giá trị du lịch sinh thái, nghiên cứu khoa học....
Câu 6
Hãy kể một số di tích lịch sử, lễ hội truyền thống tiêu biểu có giá trị du lịch của nước ta.
Trả lời
Một số di tích lịch sử, lễ hội truyền thống tiêu biểu có giá trị du lịch của nước ta:
+ Di tích lịch sử:
Hang Pác Bó (Cao Bằng)
• - Di tích Điện Biên Phủ (Điện Biên)
Di tích Mỹ Sơn (Quảng Nam)
Địa đạo Củ Chi (Thành phố Hồ Chí Minh)
Nhà tù Côn Đảo (Bà Rịa - Vũng Tàu)	
+ Lễ hội truyền thống:
Lễ hội Đền Hùng (Phú Thọ)
Lễ hội Chùa Hương (Hà Tây)
Lễ hội Yên Tử (Quảng Ninh)
Lễ hội Katê (Ninh .Thuận)
Lễ hội Bà Chúa Xứ (An Giang).
Câu 7
Giải thích vì sao Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh là hai trung tâm thương mại, dịch vụ lớn nhất của nước ta.
Trả lời
Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh là hai trung tâm thương mại, dịch vụ lớn nhất của nước ta do có nhiều ưư thế:
+ Có vị trí đặc biệt thuận lợi, là hai đầu mối giao thông lớn nhất nước
+ Là hai thành phố đông dân nhất nước ta, mức sống dân cư nhìn chung cao hơn các thành phố khác
+ Là hai trung tâm kinh tế lớn nhất nước, cơ sở hạ tầng phát triển + Tập trung nhiều tài nguyên du lịch.
Câu 8
Em hãy cho biết vì sao nước ta buôn bán nhiều với thị trường khu vực châu Á - Thái Bình Dương?
Trả lời
Nước ta buôn bán nhiều với thị trường khu vực châu Á - Thái Bình Dương vì:
+ Vị trí địa lí gần gũi, có nhiều bạn hàng truyền thống (Trung Quốc, các nước ASEAN ....)
+ Châu Á -Thái Bình Dương là khu vực kinh tế năng động, họat động thương mại đang diễn ra rất sôi động
+ Có nhiều thị trường lớn như Trung Quốc, Nhật Bản, In - đô - nê- xi-a...
Câu 9
a) Hãy điền vào chỗ 	 trong bảng dưới đây, các mặt hàng xuất
khẩu chủ lực của nước ta theo từng nhóm hàng.
Nhóm hàng
Mặt hàng xuất khẩu chủ lực
Khoáng sản
Nông sản, thủy sản
Sản phẩm công nghiệp chế biến
b) Nốì ô bên phải (B) đúng với ô bên trái (A)
A. Tỉnh
B. Di sản thế giới
1. Quảng Bình
a. Cố’ đô Huế
2. Quảng Nam
b. Động Phong Nha
3. Quảng Ninh
c. Phố’ cổ Hội An
4. Thừa Thiên - Huế
d. Di tích Mỹ Sơn
e. Vịnh Hạ Long
Trả lời:
a/ + Khoáng sản: dầu thô, than đá
+ Nông sản, thủy sản: gạo, cà phê, cao su, hạt tiêu, tôm cá đông lạnh
+ Sản phẩm công nghiệp chế biến: hàng may mặc, giày dép, hàng điện tử.
b/ lb, 2c + d, 3e, 4a