Giải Địa 9 - Bài 38. Phát triển tổng hợp kinh tế và bảo vệ tài nguyên, môi trường biển - Đảo

  • Bài 38. Phát triển tổng hợp kinh tế và bảo vệ tài nguyên, môi trường biển - Đảo trang 1
  • Bài 38. Phát triển tổng hợp kinh tế và bảo vệ tài nguyên, môi trường biển - Đảo trang 2
  • Bài 38. Phát triển tổng hợp kinh tế và bảo vệ tài nguyên, môi trường biển - Đảo trang 3
  • Bài 38. Phát triển tổng hợp kinh tế và bảo vệ tài nguyên, môi trường biển - Đảo trang 4
  • Bài 38. Phát triển tổng hợp kinh tế và bảo vệ tài nguyên, môi trường biển - Đảo trang 5
  • Bài 38. Phát triển tổng hợp kinh tế và bảo vệ tài nguyên, môi trường biển - Đảo trang 6
PHÁT TRIỂN tổng hợp kinh tê và
BẢO VỆ TÀI NGUYÊN, MÔI TRƯỜNG BIEN - ĐẢO
I. CÂU HỎI Tự LUẬN:
Câu 1
Dựa vào các hình 38.1, 38.2 (SGK) và kiến thức đã học, hãy trình bày khái quát về biển và đảo nước ta.
Trả lời
+ Vùng.biển nước ta rộng khoảng 1 triệu km2, bao gồm: nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa
+ Bờ biển dài 3260km, có 28 tỉnh và thành phố giáp biển
+ Biển nước ta là biển nhiệt đới, độ sâu trung bình, vịnh Bắc Bộ và các vùng biển đông nam, tây nam Nam Bộ là các vùng biển nông
+ Trong vùng biển nước ta có hơn 3000 đảo, phần lớn là đảo nhỏ và ở gần bờ. Các đảo lớn là Phú Quốc (Kiên Giang), Cát Bà (Hải Phòng), Cái Bầu (Quảng Ninh), Côn Đảo (Bà Rịa - Vũng Tàu). Hai quần đảo xa bờ là Hoàng Sa (Thành phố Đà Nẵng), Trường Sa (Khánh Hoà)
+ Vùng biển nước ta có nhiều nguồn lợi bao gồm: sinh vật biển, khoáng sản biển, tài nguyên du lịch biển, các điều kiện để phát triển giao thông vận tải biển
+ Bờ biển dài và vùng biển rộng lớn giàu tiềm năng, là một lợi thế của nước ta trong phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập vào khu vực và thế giới.
Câu 2
Hãy điền vào sơ đồ dưới'đây các bộ phận hợp thành và nêu giới hạn từng bộ phận của vùng biển nước ta.
Trả lời
+ Sơ đồ các bộ phận của vùng biển nước ta
Giới hạn từng bộ phận của vùng biển nước ta:
Vùng biển của nước ta bao gồm: nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải,vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa
+ Nội thủy: vùng biển giáp bờ và ở phía trong đường cơ sở
+ Lãnh hải: vùng biển có chiều rộng 12 hải lí, tính từ đường cơ sở ra phía biển. Ranh giới phía ngoài của lãnh hải được coi là biên giới của quốc gia trên biển
+ Vùng tiếp giáp lãnh hải: vùng biển có chiều rộng 12 hải lí, tính từ ranh giới phía ngoài của lãnh hải ra phía biển
+ Vùng đặc quyền kinh tế: vùng biển phía ngoài lãnh hải, hợp với lãnh hải thành một vùng biển rộng 200 hải lí, tính từ đường cơ sở
+ Vùng thềm lục địa: gồm đáy biển và lòng đất dưới đáy biển của vùng đặc quyền kinh tế, thuộc phần kéo dài tự nhiên của lục địa Việt Nam.
Câu 3
Hãy điền vào sơ đồ dưới đây các ngành kinh tế biển của nước ta:
Trả lời:
Các ngành kinh tế biển của nước ta:
+ Khai thác, nuôi trồng và chế biến hải sản
+ Du lịch biển - đảo
+ Khai thác và chế biến khoáng sản biển
+ Giao thông vận tải biển
Câu 4
Tại sao phải phát triển tổng hợp kinh tế biển?
Trả lời
+ Phát triển tổng hợp là phát triển có sự quan hệ chặt chẽ giữa nhiều ngành, sao cho sự phát triển của một ngành không gây tổn hại Jioặc kìm hãm sự phát triển của ngành khác.
+ Môi trường biển không bị chia cắt, môi trường đảo dễ bị suy thoái. Do thế, nếu đẩy mạnh phát triển một ngành không trên quan điểm khai thác tổng hợp, sẽ làm hạn chế sự phát triển của các ngành còn lại.
Ví dụ:
Nếu đẩy mạnh khai thác dầu khí mà không quan tâm đến vấn đề ô nhiễm môi trường biển, sẽ làm tổn hại đến ngành nuôi trồng thủy sản và du lịch biển - đảo
+ Vùng biển nước ta giàu tiềm năng, có điều kiện phát triển nhiều ngành kinh tế biển: nuôi trồng và khai thác thủy sản, khai thác khoáng sản, du lịch biển - đảo, dịch vụ giao thông vận tải biển. Phải phát triển tổng hợp kinh tế biển mới khai thác hợp lí các nguồn lợi biển theo hướng bền vững, góp phần đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội đất nước.
Câu 5
Hãy nêu những điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển các ngành kinh tế biển ở nước ta.
Trả lời
Những điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển các ngành kinh tế biển ở nước ta:
+ Bờ biển dài (3260km) có nhiều vịnh sâu, nhiều cửa sông, nhiều bãi biển đẹp, nhiều bãi triều và rừng ngập mặn ....
+ Vùng biển rộng lớn (khoảng 1 triệu km2), có nhiều ngư trường lớn với nguồn lợi hải sản phong phú, cho phép khai thác khoảng 2 triệu tấn mỗi năm
+ Có khoảng 4000 đảo lớn nhỏ với cảnh quan đa dạng, ven bờ nhiều đảo có các rạn san hô
+ Bờ biển nhiều nơi có ôxit titan (Hà Tĩnh, Bình Định) và có trữ lượng lớn cát thủy tinh (Khánh Hòa)
+ Vùng thềm lục địa có nhiều bể trầm tích chứa dầu, khí
+ Biển nhiệt đới có độ muối cao, quanh năm nhiều nắng ấm
-> Có điều kiện thuận lợi để phát triển các ngành kinh tế biển: giao thông vận tải biển, nuôi trồng và khai thác thủy sản, khai thác khóang sản biển, du lịch biển - đảo.
Câu 6
a/ Vì sao đặt vấn đề bảo vệ tài nguyên và môi trường biển đảo nước ta?
b/ Hãy nêu một số phương hướng chính để bảo vệ tài nguyên và môi trường biển ở nước ta.
Trả lời
a/ Đặt vấn đề bảo vệ tài nguyên và môi trường biển đảo nước ta vì trong những năm gần đây:
+ Diện tích rừng ngập mặn giảm, môi trường ở một số đảo và vùng biển suy thoái
+ Nguồn lợi hải sản gần bờ giảm sút, một số loài có nguy cơ tuyệt chủng
+ Ồ nhiễm môi trường biển có xu hướng tăng, làm suy giảm tài nguyên sinh vật biển, ảnh hưởng xấu tới chất lượng của các khu du lịch biển.
b/ Một số phương hướng chính để bảo vệ tài nguyên và môi trường biển ở nước ta
+ Chuyển hướng khai thác thủy sản từ vùng biển ven bờ sang các vùng biển xa bờ
+ Khai thác hợp lí nguồn lợi thủy sản, đẩy mạnh nuôi trồng thủy sận
+ Bảo vệ tốt diện tích rừng ngập mặn hiện có, đẩy mạnh việc trồng rừng ven biển, bảo vệ các rạn san hô
+ Đẩy mạnh phòng chống ô nhiễm môi trường biển
+ Bảo vệ tốt chủ quyền biển - đảo.
Câu 7
Công nghiệp chế biến thủy sản phát triển sẽ có tác động như thế nào tới ngành đánh bắt và nuôi trồng thủy sản?
Trả lời
Công ngiệp chế biến thủy sản phát triển sề tạo ra nhu cầu lớn về nguyên liệu thủy sản, làm tăng giá trị thủy sản, việc bảo quản và chuyên chở các sản phẩm thủy sản được thuận lợi hơn, có điều kiện mở rộng thị trường tiêu thụ, từ đó sẽ tác động mạnh đến:
+ Ngành đánh bắt thủy sản: tăng công suất và số lượng tàu thuyền, đặc biệt là các tàu đánh bắt xa bờ, hiện đại hóa ngư cụ và các trang thiết bị khác để tăng sản lượng thủy sản đánh bắt
+ Ngành nuôi trồng thủy sản: phát triển theo hướng công nghiệp và đa dạng hơn, mở rộng và ổn định diện tích nuôi trồng, tăng sản lượng và chất lượng thủy sản nuôi trồng
+ Ngư dân: tạo việc làm và tăng thu nhập, thúc đẩy ngư nghiệp phát triển theo hướng bền vững.
Câu 8
Trình bày về tiềm năng, hiện trạng phát triển, phương hướng phát triển của ngành khai thác và nuôi trồng hải sản nước ta.
Trả lời
+ Tiềm năng:
Tổng trữ lượng hải sản của các vùng biển nước ta khoảng 4 triệu tấn, cho phép khai thác hàng năm khoảng 1,9 triệu tấn
Có hơn 2000 loài cá (có khoảng 100 loài có giá trị kinh tế cao), hơn 100 loài tôm, hơn 600 loại rong biển và nhiều loài đặc sản (bào ngư, hải sâm, trai ngọc ...)
Có hơn 600 nghìn ha mặt nước lợ (dọc bờ biển và ven các đảo) có thể khai thác để nuôi trồng hải sản.
+ Hiện trạng phát triển:
Sản lượng hải sản đánh bắt đạt trên 2 triệu tấn / năm (phần lớn là đánh bắt ven bờ), các tỉnh dẫn đầu là Kiên Giang, Cà Mau, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Thuận
Ngành nuôi trồng hải sản trong các năm gần đây phát triển nhanh, các tỉnh có sản lượng nuôi trồng lớn là Cà Mau, Bến Tre
Đội tàu đánh bắt được tăng cường cả về số lượng, công suất và ngư cụ (hiện có hơn 80 nghìn tàu thuyền đánh bắt), dịch vụ nghề cá được chú trọng phát triển, đã xây dựng nhiều cảng cá và nhiều cơ sở sản xuất giống, cả nước có hơn 260 nhà máy chế biến thủy sản.
+ Phương hướng phát triển:
Ưu tiên phát triển khai thác xa bờ, đẩy mạnh nuôi trồng hải sản
Phát triển đồng bộ và hiện dại hóa công nghiệp chế biến hải sản.
Câu 9
Tại sao cần ưu tiên phát triển khai thác hải sản xa bờ?
Trả lời
Cần ưu tiên phát triển khai thác hải sản xa bờ vì:
+ Sản lượng đánh bắt xa bò- mới chỉ bằng 1/5 khả năng cho phép + Sản lượng đánh bắt ven bờ cao gấp hai lần khả năng cho phép, nguồn lợi thủy sản ven bờ đã suy giảm đến mức độ báo động.
Câu 10
Hãy xếp các đảo, quần đảo sau đây đúng theo vùng biển: Bạch Long Vĩ, Cát Bầ, Cái Bầu, Cô Tô, Côn Đảo, cồn cỏ, Cù lao Chàm, Hoàng Sa, Hòn Khoai, Phú Quốc, Thổ Chu, Trường Sa '
+ Vịnh Bắc Bộ:	 „	-	
+ Vùng biển Trung Bộ:	
+ Vùng biển đông nam Nam Bộ:...	_.	
+ Vùng biển tây nam Nam Bộ: 	-.	 .’	
Trả lời:
+ Vịnh Bắc Bộ: Bạch Long Vĩ, Cát Bà, Cái Bầu, Cô Tô
+ Vùng biển Trung Bộ: cồn cỏ, Cù Lao Chàm, Hoàng Sa
+ Vùng biển đông nam Nam Bộ: Côn Đảo, Trường Sa +Vùng biển tây nam Nam Bộ: Hòn Khoai, Phú Quốc, Thổ Chu