Giải Địa 9 - Bài 8. Sự phát triển và phân bố nông nghiệp

  • Bài 8. Sự phát triển và phân bố nông nghiệp trang 1
  • Bài 8. Sự phát triển và phân bố nông nghiệp trang 2
  • Bài 8. Sự phát triển và phân bố nông nghiệp trang 3
  • Bài 8. Sự phát triển và phân bố nông nghiệp trang 4
  • Bài 8. Sự phát triển và phân bố nông nghiệp trang 5
  • Bài 8. Sự phát triển và phân bố nông nghiệp trang 6
BÀI 8
Sự PHÁT TRIỂN Và phân bô nông nghiệp
CÂU HỎI
Câu 1
Dựa vào bảng số liệu dưới đây:
Cơ eấu giá trị sản xuất ngành trồng trọt của nước ta (%)
Nhóm cây
-Năm 1990
Năm 2009
Cây lương thực
67,1
56,4
Cây công nghiệp
7,4
25,6
Cây ăn quả
7,4
7,8
Cây khác
18,1
10,2
Tống số
100,0
100,0
Hãy nêu nhận xét về sự thay đổi cơ cấu giá trị sản xuất của ngành ttồng trọt. Sự thay đổi trên nói lên điều gì?
Trả lời
+ Nhận xét:
Thời kì 1990 - 2009, trong cơ cấu giá trị sản xuất của ngành trồng trọt nước ta:
Tỉ trọng của cây lương thực giảm mạnh (giảm 10,7%)
Tỉ trọng của cây công nghiệp tăng nhanh (tăng hơn 3,4 lần)
Tỉ trọng của cây ăn quả tăng nhưng tăng không nhiều
Tỉ trọng của các cây khác giảm (7,9%).
+ Sự thay đổi trên cho thấy:
Cơ cấu sản xuất của ngành trồng trọt chuyến dịch theo hướng đa dạng hóa, giảm dần tình trạng độc canh cây lương thực (chủ yếu là cây lúa)
Nước ta đã khai thác hợp lí hơn điều kiện tự nhiên (đất trồng, khí hậu ...), ngành trồng trọt đã phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa gắn với công nghiệp chế biên.
Câu 2
Dựa vào bảng số liệu dưới đây:
Một số chỉ tiêu về sản xuất lúa của nước ta
	_	Năm
1980
1990
2008
Chỉ tiêu	—
Diện tích gieo trồng lúa (nghìn ha)
5600
6043
7440,1
Năng suất lúa cả năm (tạ / ha)
20,8
31,8
52,2
Sản lượng lúa cả năm (triệu tâh)
11,6
19, 2
38,8
Sản lượng lúa bình quân trên đầu người (kg)
217
291
452
Lượng gạo xuất khẩu (triệu tân)
—
1,6
5,9
Hãy. trình bày những thành tựu chú yếu trong ngành sản xuất lúa của nước ta và cho biết nguyên nhân.
Trả lời
+ Những thành tựu chủ yếu trong ngành sản xuất lúa của nước ta thời kì 1980 - 2008:
Diện tích gieo trồng lúa được mở rộng, nàin 2008 so năm 1980 tăng thêm 1799 nghìn ha
Năng suất lúa, sản lượng lúa và sản lượng lúa bình quân trên đầu người đều tăng:
Năng suất lúa tăng 2,5 lần (tăng thêm 31,4 tạ mỗi ha)
Sản lượng lúa tăng hơn 3,3 1ần (tăng thêm 27 triệu tấn)
Sản lượng lúa có tốc độ tăng nhanh 'hơn số dân, nên bình quân sản
lượng lúa trên đầu người tăng thêm 237 kg (tăng hơn 2 lần)
- Nước ta chẳng những đảm bảo gạo cho nhu cầu trong nước mà còn có dư để xuất khẩu, với lượng gạo xuất khẩu tăng dần.
+ Nguyền nhân:
Nhờ phát triển thủy lợi, đưa các giống mới vào gieo trồng, đổi mới kĩ thuật canh tác, tạo điều kiện mở rộng diện tích, nâng cao năng suất vă sản lượng lúa
Tác động của các chính sách mới trong nông nghiệp và trong xuất khẩu
Việc cung cấp phân bón, thuốc trừ sâu và các vật tư nông nghiệp khác ngày càng tốt hơn.
Câu 3
Dựa vào lược đồ nông nghiệp Việt Nam ( hình 8.2, trang 30, SGK) hoặc Atlat Địa lí Việt Nam (trang 14), hãy nhận xét và giải thích sự phân bố các vùng trồng lúa ở nước ta.
Trả lời
+ Nhận xét:
Lúa được trồng trên khắp nướe ta
Các vùng trồng lúa chủ yếu phân bố ở vùng đồng bằng: Đồng bằng sông Cửu Long là vùng trồng lúa lớn nhất, kế đó là Đồng bằng sông Hồng, Đồng bằng Thanh - Nghệ - Tĩnh ....
Trung du và miền núi phía Bắc, Tây Nguyên có các cánh đồng lúa với diện tích nhỏ hơn.
+ Giải thích:
Lúa được trồng tập trung ở vùng đồng bằng do có nhiều thuận lợi:
Đất phù sa màu mỡ và có diện tích lớn, địa hình bằng phẳng, nguồn nước dồi dào thích hợp cho việc canh tác lúa
Nguồn nhân lực đồng, cơ sở vật chất kĩ thuật của nông nghiệp phát triển, nhất là mạng lưới thủy lợi.
Câu 4
Dựa vào bảng 8.3: Các cây công nghiệp chủ yếu và các vùng phân bố chính (trang 31, SGK) và lược đồ nông nghiệp Việt Nam (hình 8.2, trang 30, SGK), hãy nêu sự phân bố các cây công nghiệp ở nước ta. Giải thích vì sao có sự phân bố như thế.
Trả lời
+ Các cây công nghiệp lâu năm phân bố chủ yếu ở trung du và miền núi, do:
Có các loại đất thích hợp để trồng (các loại đất feralit, đất xám..)
Quy mô diện tích đất lớn, thích hợp thành lập các vùng chuyên canh
Có tác dụng bảo vệ môi trường (giữ đất, giữ nước ngầm ...).
+ Các cây công nghiệp hàng năm phân bố chủ yếu ở vùng đồng bằng, do:
Các cây công nghiệp hàng năm là các cây ngắn ngày, có thể luân canh, xen canh với cây lương thực
Vùng đồng bằng có nguồn nước tưới dồi dào, đất phù sa màu mỡ, nguồn nhân lực đông đảo (việc trồng, chăm sóc, thu hoạch sản phẩm cây công nghiệp hàng năm cần nhiều lao động).
Câu 5
Kể tên một số cây ăn quả đặc trưng của Nam Bộ. Tại sao các cây ăn quả trên được trồng nhiều ở Nam Bộ?
Trả lời
+ Các cây ăn quả đặc trưng của Nam Bộ: sầu riêng, chôm chôm, vú sữa, măng cụt, sa pô
+ Các cây ăn quả trên được trồng nhiều ở Nam Bộ vì đó là các cây nhiệt đới, thích hợp với điều kiện khí hậu nóng ẩm quanh năm ở Nam Bộ.
Câu 6
Dựa vào bảng số liệu: Cơ cấu giá trị sản xuất ngành chăn nuôi (câu hỏi 2, bài 8, SGK), hãy vẽ hai biểu đồ cột thể hiện cơ cấu giá trị sản xuất ngành chăn nuôi. Nêu nhận xét.
Trả lời
+ Vẽ biểu đồ
Biểu đồ cơ cấu giá trị sản xuất ngành chăn nuôi năm 1990 và năm 2002 (Đơn vị: %)
100 -
90--
80--
70--
60--
50 -
. 40--
30-
20--
10-
1990
3,9
2,4
12,9
17,3
19,3
17,5
62,8
63,9
2002
Chú giải:
Phụ phẩm chăn nuôi
Sản phẩm trứng, sữa
Gia cầm
Gia súc
năm
■HDTID19
+ Nhận xét:
Trong cơ cấu giá trị sản xuất ngành chăn nuôi nước ta thời kì 1990-2002
Tỉ trọng của gia súc, gia cầm và phụ phẩm chăn nuôi giảm
Tỉ trọng của sản phẩm trứng, sữa tăng
-> Cho thấy xu hướng phát triển của ngành chàn nuôi nước ta là: phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa và đa dạng hóa (tăng tỉ trọng các sản phẩm không qua giết thịt có giá trị cao).
Câu 7
Dựa vào hình 8.2 (Lược đồ nông nghiệp Việt Nam) trong SGK:
+ Hãy nêu đặc điểm phần bố của trâu, bò và lợn. Vì sao có sự phân bố như thế?
+ Cho biết vì sao lợn được nuôi nhiều nhất ở Đồng bằng sông Hồng?
Trả lời
+ Đặc điểm phân bố của trâu, bò và lợn:
Trâu, bò: được nuôi nhiều ở trung du và miền núi
Trâu được nuôi nhiều ở các tĩnh Trung du và miền núi Bắc Bộ (Lạng Sơn, Tuyên Quang, Sơn La) và vùng đồi trước núi của nhiều tỉnh Bắc Trung Bộ (Thanh Hóa, Nghệ An). Ở Tây Nguyên, trâu được nuôi nhiều ở Đăk Lăk
Bò được nuôi nhiều ở vùng gò đồi Duyên hải Nam Trung Bộ (Bình Định, Phú Yên, Bình Thuận)
-> Do các vùng trên có nhiều đồng cỏ tự nhiên, riêng ở Trung du và miền núi Bắc Bộ trâu được nuôi nhiều để lấy sức kéo.
Lợn :
Được nuôi nhiều ở hai đồng bằng: Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long. Đồng bằng sông Hồng là vùng có đàn lợn nhiều nhất
-> Lợn được nuôi nhiều ở vùng đồng bằng vì vùng đồng bằng có nhiều hoa màu lương thực và có số dân đông.
+ Lợn được nuôi nhiều nhất ở vùng Đồng bằng sông Hồng vì:
Đồng bằng sông Hồng là vùng sản xuất nhiều lương thực hoa màu
Số dân đông
Thịt lợn là nguồn thực phẩm động vật hàng đầu của dân cư đồng bằng.
Câu 8
Nối ô bên trái đúng với ô bên phải + Trồng trọt
Cây trồng
Vùng trồng nhiều nhất
1. Lúa
a. Trung du và miền núi Bắc Bộ
2. Cao su
b. Tây Nguyên
3. Cà phê
c. Đông Nam Bộ
4. Che
d. Đồng bằng sông cửu Long
5. Dừa
6. Cây ăn quả
+ Chăn nuôi
Con nuôi
Vùng nuôi nhiều nhất
l.BÒ
a.Trung du và miền núi Bắc Bộ
2. Bò sữa
b. Bắc Trung Bộ
3.Trâu
c. Đông Nam Bộ
Trả lời: <
+ Trông trọt:	'■
Id, 2c, 3b, 4a, 5d, 6d
+ Chăn nuôi:
Ib, 2c, 3a