Giải Địa 9 - Bài 21. Vùng Đồng bằng sông Hồng (tiếp theo)

  • Bài 21. Vùng Đồng bằng sông Hồng (tiếp theo) trang 1
  • Bài 21. Vùng Đồng bằng sông Hồng (tiếp theo) trang 2
  • Bài 21. Vùng Đồng bằng sông Hồng (tiếp theo) trang 3
  • Bài 21. Vùng Đồng bằng sông Hồng (tiếp theo) trang 4
  • Bài 21. Vùng Đồng bằng sông Hồng (tiếp theo) trang 5
  • Bài 21. Vùng Đồng bằng sông Hồng (tiếp theo) trang 6
VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HồNG
(tiếp theo)
I. CÂU HỎI Tự LUẬN
Câu 1
Dựa vào bảng số liệu dưới đây:
Cơ cấu kinh tế theo ngành của Đồng bằng sông Hồng năm 1990 và năm 2005 (Đơn vị: %)
Khu vực kinh tế
Năm 1990
Năm 2005
Nông, lâm, ngư nghiệp
45,6
25,1
Công nghiệp - xây dựng
22,7
29,9
Dịch vụ
31,7
45,0
Hãy vẽ biểu đồ cơ cấu kinh tế theo ngành của Đồng bằng sông Hồng hai năm trên. Nêu nhận xét.
Trả lời
+ Vẽ biểu đồ
Biểu đồ cơ cấu kinh tế theo ngành của Đồng bằng sông Hồng năm 1990 và năm 2005
Chú giải:
Nông, lâm, ngư nghiệp
Công nghiệp, xây dựng
Dịch vụ
+ Nhận xét
Thời kì 1990 - 2005, trong cơ cấu kinh tế theo ngành của Đồng bằng sông Hồng:
- Tỉ trọng của nông, lâm, ngư nghiệp giảm mạnh. Tĩ trọng của công nghiệp - xây dựng và dịch vụ tăng, tuy nhiên tỉ trọng của công nghiệp - xây dựng còn tương đối thấp
. Năm 1990, nông, lâm, ngư nghiệp chiếm tỉ trọng lớn nhất. Công
nghiệp - xây dựng chiếm tỉ trọng nhỏ nhất
Năm 2005, dịch vụ chiếm tỉ trọng lớn nhất. Nông, lâm, ngư nghiệp chiếm tỉ trọng nhỏ nhất
-> Cho thấy: cơ cấu kinh tế của Đồng bằng sông Hồng có sự chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, nhưng tốc độ chuyển dịch còn chậm.
Câu 2
Dựa vào hình 21.1 và kiến thức đã học, hãy trình bày đặc điểm phát triển công nghiệp của vùng Đồng bằng sông Hồng thời kì 1995 - 2002. Trả lời
Đặc điếm phát triển công nghiệp của vùng Đồng bằng sông Hồng thời kì 1995 - 2002:
+ Trong cơ cấu GDP của vùng, tỉ trọng của công nghiệp - xây dựng tăng từ 26,6% lên 36,0%
+ Giá trị sản xuất công nghiệp tăng hơn 3 lần (từ 18,3 nghìn tỉ đồng lên 55,2 nghìn tỉ đồng), chiếm 21% GDP công nghiệp của cả nước (năm 2002)
+ Phần lớn giá trị sản xuất công nghiệp tập trung ở hai trung tâm: Hà Nội và Hải Phòng.
Câu 3
Dựa vào lược đồ kinh tế Đồng bằng sông Hồng (trang 76, SGK), hãy trình bày về công nghiệp của vùng Đồng bằng sông Hồng.
Trả lời
+ Cơ cấu ngành công nghiệp khá đa dạng, gồm các ngành: luyện kim, cơ khí, hóa chất, nhiệt điện, chế biến thực phẩm, sản xuất hàng tiêu dùng, khai thác (đá vôi, sét, cao lanh, khí tự nhiên)
+ Phân bố công nghiệp tập trung nhiều ở hai thành phố: Hà Nội và Hải Phòng
Hà Nội là trung tâm công nghiệp lớn, tập trung nhiều ngành công nghiệp: luyện, kim, cơ khí, hóa chất; chế biến thực phẩm, sản xuất hàng tiêu dùng
Hải Phòng là trung tâm công nghiệp vừa, cơ cấu ngành công nghiệp gồm: vật liệu xây dựng, cơ khí, hóa chất, chế biến thực phẩm.
+ Các trung tâm còn lại có quy mô nhỏ, mỗi trung tâm có một hoặc vài ngành công nghiệp gắn với nguồn nguyên liệu và lao động tại chỗ: . - Nam Định, Vĩnh Yên, Hải Dương, Hưng Yên: cơ khí, chế biến thực phẩm, sản xuất hàng tiêu dùng
Hà Đông: sản xuất hàng tiêu dùng, cơ khí
Thái Bình: chế biến thực phẩm, cơ khí
Phủ Lý: cơ khí, vật liệu xây dựng
Bắc Ninh: sản xuất hàng tiêu dùng, chế biến thực phẩm
Ninh Bình: nhiệt điện, vật liệu xây dựng.
Câu 4
Cho bảng số‘liệu dưới đẩy:
Số dân, diện tích gieo trồng và sản lượng lúa của Đồng bằng sông Hồng, Đồng bằng sông Cửu Long và cả nước năm 2009
Vùng
Diện tích lúa (nghìn ha)
Sản lượng lúa (nghìn tấn)
Số dân (nghìn người)
Cả nước
7440,1
38895,5
86024,6
Đồng bằng sông Hồng
1049,9
6267,2
17475,4
Đồng bằng sông cửu Long
3872,9
20483,4
17267,6
a/ Tính năng suất lúa (tạ / ha), bình quân sản lượng lúa trên đầu người (kg/ người) của cả nước và hai vùng đồng bằng trên
b/ Nhận xét, giải thích tại sao có sự khác nhau về năng suất lúa và bình quân sản lượng lúa trên đầu người giữa hai vùng đồng bằng.
Trả lời
a/ Tính năng suất lúa, bình quân sản lượng lúa trên đầu người
Vùng
Năng suất lúa (tạ / ha)
Bình quân sản lượng lúa trên đầu người (kg / người)
Cả nước
52,2
452,1
Đồng bằng sông Hồng
59,7
358,6
Đồng bằng sông cửu Long
52,8
1186,2
b/ Nhận xét, giải thích
+ Nhận xét:
Năng suất lúa của Đồng bằng sông Hồng cao hơn năng suất lúa của Đồng bằng sông Cửu Long và của cả nước
Bình quân sản lượng lúa trên đầu người của Đồng bằng sông Hồng thấp hơn bình quân sản lượng lúa trên đầu người của Đồng bằng sông Cửu Long và của cả nước.
+ Giải thích:
Có sự khác nhau về năng suất lúa giữa hai đồng bằng do khác nhau về: trình độ thâm canh, điều kiện sản xuất (cơ sở vật chất kĩ thuật của nông nghiệp, độ phì của đất, thời tiết, khí hậu, nguồn nước ...).
Có sự khác nhau về bình quân sản lượng lúa trên đầu người giữa hai đồng bằng là do khác nhau về sản lượng lúa, quy mô dân số.
Đồng bằng sông Hồng chiếm hơn 20,9% dân số cả nước nhưng chỉ chiếm hơn 14,3% tổng sản lượng lúa của cả nước
Đồng bằng sõng Cửu Long chiếm 20% dân số cả nước nhưng lại chiếm hơn 52,6% sản lượng lúa của cả nước.
Câu 5
a/ Hãy nêu ý nghĩa của việc sản xuất lương thực ở Đồng bằng sông Hồng
b/ Đồng bằng sông Hồng có những điều kiện thuận lợi và khó khăn gì để phát triển sản xuất lương thực?
Trả lời
a/ Ý nghĩa của việc sản xuất lương thực ở Đồng bằng sông Hồng + Đảm bảo nhu cầu lương thực cho nhân dân của vùng, góp phần đảm bảo an ninh lương thực quốc gia và xuất khẩu
+ Cung cấp thức ăn cho chăn nuôi (lương thực hoa màu), góp phần đa dạng hóa sản xuất nông nghiệp
+ Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm + Giải quyết việc làm cho lao động, sử dụng hợp lí tài nguyên (đất trồng, nguồn nước ....).
b/ Những điều kiện để phát triển sản xuất lương thực ở Đồng bằng sông Hồng
+ Những thuận lợi:
Đất phù sa nhìn chung màu mỡ, diện tích lớn, thuận lợi cho việc sản xuất lương thực với quy mô lớn
Điều kiện khí hậu và thủy văn thuận lợi cho việc thâm canh tăng vụ
Nguồn lao động đông, trình độ thâm canh cao nhất nước
Cơ sở vật chất kĩ thuật của nông nghiệp, đặc biệt là mạng lưới thủy lợi đảm bảo tốt cho sản xuất
Có các chính sách mốỉ của Nhà nước (chính sách về đất, thuế, giá ...).
+ Những khó khăn:
Bình quân đất canh tác trên đầu người thấp (dưới 0,05 ha/ người), đất bị chia cắt manh mún, hạn chế cho việc cơ giới hóa sản xuất
Diện tích đất canh tác còn ít khả năng mở rộng, quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa làm cho đất sản xuất lương thực ở một số địa phương bị thu hẹp, bị suy thoái
Thời tiết diễn biến thất thường, tai biến thiên nhiên thường xảy ra (bão, lũ, hạn, rét hại ...)
Thu -nhập từ sản xuất lương thực còn thấp ảnh hưởng đến việc phát triển sản xuất (thiếu vốn đầu tư, chuyển diện tích đất sản xuất lương thực sang mục đích khác, lực lượng lao động có trình độ bị hút về các thành phố ...).
Câu 6
Em hãy nêu lợi ích của việc đưa vụ đông thành vụ sản xuất chính . ở Đồng bằng sông Hồng.
Trả lời
Lợi ích của việc đưa vụ đông thành vụ sản xuất chính ở Đồng bằng sông Hồng:
+ Nâng cao hiệu quả sử dụng đất và nguồn nước, đa dạng hóa nông sản
+ Đem lại hiệu quả kinh tế lớn, tăng thu nhập cho nông dân.
Câu 7
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam (trang 20, 21) và kiến thức đã học, chứng minh Đồng bằng sông Hồng có nhiều thuận lợi để phát triển du lịch.
Trả lời
Đồng bằng sông Hồng có nhiều thuận lợi để phát triển du lịch:
+ Có tài nguyên du lịch phong phú:
Tài nguyên du lịch tự nhiên:
Thắng cảnh: Hoa Lư - Tam Cốc - Bích Động (Ninh Bình), Tam Đảo, Đại Lải (Vĩnh Phúc), Hồ Tây, hồ Hoàn Kiếm (Hà Nội) ...
Vườn quốc gia: Cát Bà (Hải Phòng), Cúc Phương (Ninh Bình), Ba Vì (Hà Tây), Xuân Thủy (Nam Định)
Bãi tắm Đồ Sơn (Hải Phòng).
Tài nguyên du lịch nhân văn:
Di tích văn hóa - lịch sử: Lăng Hồ Chủ Tịch, Văn Miếu, Cổ Loa, chùa Một Cột ...(Hà Nội), Côn Sơn - Kiếp Bạc (Hải Dương), di tích Hoa Lư (Ninh Bình), chùa Tây Phương (Hà Tây), chua Dâu (Bắc Ninh), cầu Long Biên (Hà Nội) ....
Lễ hội: chùa Hương (Hà Tây), hội Lim (Bắc Ninh), Phủ Giầy (Nam Định) ...
Làng nghề: gốm Bát Tràng, đồng Ngũ Xá, lụa Vạn Phúc... (Hà Nội), tranh Đông Hồ, mực Đồng KỊ (Bắc Ninh), sứ Thanh Trì (Hà Nội) ....
+ Cơ sở hạ tầng và mạng lưới đô thị phát triển, có các thành phố lớn như Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định
+ Vị trí giao thông thuận lợi với các vùng trong nước, với nước ngoài. Có Hà Nội là đầu mối giao thông lớn nhất phía Bắc, cảng Hải Phòng và các sân bay quốc tế: Nội Bài, Hải Phòng.
Câu 8
Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ hiện nay gồm các tỉnh, thành phô' nào? Cho biết ý nghĩa kinh tế - xã hội của vùng.
Trả lời
+ Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ hiện nay bao gồm Thủ đô Hà Nội, thành phố Hải Phòng và các tỉnh: Hải Dương, Hưng Yên, Quảng Ninh, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc
+ Ý nghĩa kinh tế - xã hội của vùng:
Đẩy mạnh sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của vùng và các lãnh thố tiếp giáp theo hướng công nghiệp hóa hiện đại hóa
Sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên và nguồn lao động cho cả hai vùng: Đồng bằng sông Hồng, Trung du và miền núi Bắc Bộ.
Câu 9
Hãy điền nội dung thích hợp vào các chỗ ... trong bảng dưới đây: Đồng bằng sông Hồng.
Các ngành công nghiệp trọng điểm củavùng:	
Sân phẩm còng nghiệp quan trọng của vùng:	
Các điểm du lịch nổi tiếng:	
Trả lời:
+ Các ngành công nghiệp trọng điểm của vùng: công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm, sản xuất hàng tiêu dùng, sản xuất vật liệu xây dựng và công nghiệp cơ khí.
+ Sản phẩm công nghiệp quan trọng của vùng: máy công cụ, động cơ điện, phương tiện giao thông, thiết bị điện tử, hàng tiêu dùng (vải quần áo, giấy, viết, thuốc chữa bệnh...).
+ Các điểm du lịch nổi tiếng: Chùa Hương, Tam Cốc - Bích Động, Côn Sơn, Cúc Phương, Đồ Sơn, Cát Bà...