Giải Địa 9 - Bài 6. Sự phát triển nền kinh tế Việt Nam

  • Bài 6. Sự phát triển nền kinh tế Việt Nam trang 1
  • Bài 6. Sự phát triển nền kinh tế Việt Nam trang 2
  • Bài 6. Sự phát triển nền kinh tế Việt Nam trang 3
  • Bài 6. Sự phát triển nền kinh tế Việt Nam trang 4
Tác 
.
BÀI 6
ĐỊA LI KINH TE
sự PHÁT TRIỂN nền kinh tê việt nam
I. CÂU HỎI Tự LUẬN
Câu 1
Dựa vào biểu đồ chuyển dịch co- cấu GDP từ năm 1991 đến năm 2002 trong SGK, hãy phân tích xu hướng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của nước ta trong thời kì trên và rút ra kết luận.
Trả lời
+ Xu hướng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của nước ta:
Từ năm 1991 đến năm 2002
— Tỉ trọng của khu vực nông - lâm - ngư nghiệp giảm dần
Tỉ trọng của khu vực công nghiệp - xây dựng tăng dần
-> Chứng tỏ quá trình công nghiệp hóa đang tiến triển, nước ta đang chuyển dần từ .nước nông nghiệp sang nước công nghiệp
Tỉ trọng của khu vực dịch vụ cao nhưng có biến động, do ảnh hưởng của các biến động trong khu vực và trên thế giới.
Xu hướng chuyển dịch trên thể hiện rõ nhất ỏ’ khu vực cống nghiệp - xấy dựng
+ Kết luận: cơ cấu GDP phân theo ngành kinh tế của nước ta có sự chuyển dịch rõ nét theo hướng công nghiệp hóa, kết quả của công cuộc Đổi mới được triển khai từ năm 1986.
Câu 2
Cho bảng số liệu dưới đây:
Cơ cấu GDP phân theo thành phần kinh tế của nước ta (Đơn vị: %)
Thành phần kinh tế
Năm 1995
Năm 2009
Kinh tế nhà nước
40,2
35,1
Kinh tế tập thể
10,1
5,5
Kinh tế tư nhân
7,4
11,0
Kinh tế cá thể
36,0
30,1
Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài
6,3
18,3
Tổng cộng
100
100
aJ Hãy vẽ biểu đồ cơ cấu GDP phân theo thành phần kinh tế hai năm trên.
b/ Nhận xét và rút ra kết luận.
Trả lời
a/ Vẽ biểu đồ	~
(Đơn vị: %)
Biểu đồ cơ cấu GDP phân theo thành phần kinh tế của nước ta năm 1995 và năm 2009
Chú giải
Kinh tế nhà nước
Kinh tế tập thể
Kinh tế tư nhân
Kinh tế cá thể
Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài
b/ Nhận xét
Trong thời kì 1995 - 2009, cơ cấu GDP phân theo thành phần kinh tế của nước ta có sự chuyển dịch
+ Tỉ trọng của thành phần kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể, kinh tế cá thể giảm. Thành phần kinh tế nhà nước vẫn chiếm tỉ trọng lớn nhất, kế đó là thành phần kinh tế cá thể
+ Tỉ trọng của thành phần kinh tế tư nhân và thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tăng. Có sự gia tăng mạnh nhất là thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài
+ Kết luận:
Nền kinh tế nước ta là nền kinh tế nhiều thành phần, trong đó thành phần kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo
Sự chuyển dịch trên cho thấy: công cuộc Đổi mới ngày càng phát huy tốt hơn các thành phần kinh tế trong phát triển kinh tế đất nước.
Câu 3
Dựa vào hình 6.2 (Lược đồ các vùng kinh tế và vùng kinh tế trọng điểm) trong SGK, em hãy kể tên :
+ Các vùng kinh tế của nước ta
+ Các vùng kinh tế giáp biển và vùng kinh tế không giáp biển
+ Phạm vi lãnh thổ của các vùng kinh tế trọng điểm
Trả lời
+ Các vùng kinh tế của nước ta:
Về mặt kinh tế, lãnh thổ nước ta được chia thành 7 vùng kinh tế, đó là: Trung du và miền núi Bắc Bộ, Đồng bằng sông Hồng, Bắc Trung Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Cửu Long
+ Có 6 vùng kinh tế giáp biển là: Trung du và miền núi Bắc Bộ, Đồng bằng sông Hồng, Bắc Trung Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ, Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long
+ Tây Nguyên là vùng kinh tế duy nhất không giáp biển
+ Phạm vi lãnh thổ của các vùng kỉnh tế trọng điểm:
Vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc: gồm các tỉnh và thành phô chủ yếu thuộc vùng kinh tế Đồng bằng sông Hồng (Hiện nay gồm Thủ đô Hà Nội, thành phố Hải Phòng và các tỉnh Hưng Yên, Hải Dương, Bắc Ninh, Quảng Ninh, Vĩnh Phúc)
Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung: gồm 5 tỉnh, thành phố ở khu vực ven biển trung Trung Bộ (Thừa Thiên - Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định)
Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam: gồm các tỉnh và thành phô' chủ yếu thuộc vùng kinh tế Đông Nam Bộ (hiện nay gồm: Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh, Long An, Tiền Giang).
Câu 4
Hãy nêu một số thành tựu và thách thức trong phát triển kinh tế ở nước ta.
Trả lời
+ Những thành tựu:
Tăng trưởng kinh tế tương đối vững chắc
Cơ cấu kinh tế đang chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa. Trong công nghiệp đã hình thẩnh một số ngành trọng điểm như dầu khí, điện, chế biến thực phẩm, sản xuất hàng tiêu dùng
Đã hình thành các vùng chuyên canh trong nông nghiệp, các lãnh thổ tập trung công nghiệp và dịch vụ, các vùng kinh tế năng động
Hoạt động ngoại thương được đẩy mạnh, đầu tư nước ngoài tăng nhanh
Nước ta đã chủ động hội nhập vào nền kinh tế thế giới và khu vực (là thành viên của nhiều tổ chức kinh tế như ASEAN: 1995, APEC: 1998, WTO: 2007).
+ Những thách thức:
Sự chênh lệch về trình độ phát triển giữa các vùng
Tốc độ tăng trưởng một số ngành sản xuất chưa vững chắc do ảnh hưởng của thị trường xuất khẩu (nông sản, thủy sản, hàng dệt may ...)
Sức ép của hàng hóa nước ngoài ở thị trường trong nước.
Câu 5
Dựa vào kiến thức đã biết, hãy điền nội dung thích hợp vào các chỗ trong bảng dưới đây:
Tổ chức
Tên đầy đủ bằng tiếng Việt
Năm nước ta gia nhập
ASEAN
APEC WTO
• aa a aa 'HlHaMaHiH a aa a aa a aaa aa a aa a aa a aa a aa a aa a aa a aa a aa • aa a aa a aa • •• a aa a aa • aa a aa a aa a a
•••aaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaa aa a aa a aa a aa a aa a a
Đáp án câu 5
Hiệp hội các nước Đông Nam Á, 1995
Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương, 1998
Tổ chức thương mại thế giới, 2007.