Giải Địa 9 - Bài 9. Sự phát triển và phân bố lâm nghiệp, thủy sản

  • Bài 9. Sự phát triển và phân bố lâm nghiệp, thủy sản trang 1
  • Bài 9. Sự phát triển và phân bố lâm nghiệp, thủy sản trang 2
  • Bài 9. Sự phát triển và phân bố lâm nghiệp, thủy sản trang 3
  • Bài 9. Sự phát triển và phân bố lâm nghiệp, thủy sản trang 4
  • Bài 9. Sự phát triển và phân bố lâm nghiệp, thủy sản trang 5
BÀI 9
Sự PHÁT TRIỂN và phân bố
LÂM NGHIỆP, THỦY SẢN
CÂU HỎI
Câu 1
Dựa vào bảng 9.1: Diện tích rừng nước ta (trang 34, SGK), hãy cho biết cơ cấu các loại rừng ở nước ta và vai trò của từng loại rừng.
Trả lời
Rừng của nước ta gồm:
+ Rừng sản xuất:
Chiếm hơn 40% diện tích
Vai trò: cung cấp nguyên liệu gỗ và các lâm sản khác cho công nghiệp, cho dân dụng và cho xuất khẩu.
+ Rừng phòng hộ:
Chiếm hơn 46% diện tích, gồm rừng đầu nguồn các sông và rừng ven biển
Vai trò: phòng chống thiên tai, bảo vệ môi trường.
+ Rừng đặc dụng:
Chiếm hơn 12 % diện tích, gồm các vườn quốc gia, các khu dự trữ sinh quyển ...
Vai trò: bảo vệ, bảo tồn các hệ sinh thái và các giống loài quý hiếm, phục vụ tham quan du lịch, nghiên cứu khoa học ....
Câu 2
a/ Cơ cấu ngành lâm nghiệp gồm những hoạt động nào?
b/ Việc trồng rừng đem lại lợi ích gì? Tại sao chúng ta vừa khai thác vừa phải bảo vệ rừng?
Trả lời
a/ Ngành lâm nghiệp gồm các hoạt động:
Khai thác gỗ và lâm sản khác
Khoanh nuôi, trồng rừng và bảo vệ rừng.
b/ Lợi ích của việc trồng rừng:
Tăng độ che phủ rừng, bảo vệ môi trường: giữ đất chống xói mòn, giữ nước ngầm ở vùng đồi núi, chắn cát bay, bảo vệ bờ biến ỏ' vùng ven biển, góp phần làm giảm bớt lũ lụt, khô hạn.
Góp phần bảo vệ, bảo tồn nguồn gen sinh vật.
Tăng nguồn tài nguyên rừng cho đất nước (gỗ và các lâm sản khác như tre, nứa, rau quả rừng, cây thuốc ....)
Góp phần làm hạn chế sự biến đối khí hậu, tạo việc làm cho dân cư.
+ Chúng taKvừa khai thác vừa phải bảo vệ rừng vì: •% diện tích nước ta là đồi núi, chế độ mưa theo mùa, nếu khai thác không đi đôi với trồng rừng sẽ làm cho tài nguyên rừng bị giảm sút, gây mất cân bằng sinh thái, làm cho môi- trường suy thóai, ảnh hưởng đến các ngành kinh tế khác (nông nghiệp, công nghiệp chế biến lâm sản, thủy • điện ...) và dân sinh.
Câu 3
Dựa vào hình 9.2' (Lược đồ lâm nghiệp và thủy sản Việt Nam) trong SGK, em hãy xác định:
+ Các vùng phân bố rững chủ yếu
+ Các tỉnh trọng điểm nghề cá
Trả lời
+ Các vùng phân bố rừng chủ yếu: Tây Nguyên, Trung du và miền núi Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ
+ Các tỉnh trọng điếm nghề cá:
Trung du và miền núi Bắc Bộ: Quảng Ninh
Đồng bằng sông Hồng: Hải Phòng, Nam Định
Bắc Trung Bộ: Thanh Hóa, Nghệ An
Duyên hải Nam Trung Bộ: Quảng Ngãi, Bình Định, Khánh Hòa, Bình Thuận
Đông Nam Bộ: Bà Rịa - Vũng Tàu
Đồng bằng sông Cửu Long: Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, Kiên Giang, An Giang.
Câu 4
Để phát triển ngành thủy sản, nước ta có những thuận lợi gì ?
Trả lời
Những thuận lợi để phát triển ngành thủy sản nước ta:
+ Nguồn lợi thủy sản khá .phong phú:
Vùng biển có nhiều bãi tôm, bãi cá với 4 ngư trường trọng điểm là: ngư trường Cà Mau - Kiên Giang, ngư trường Ninh Thuận - Bình Thuận - Bà Rịa - Vũng Tàu, ngư trường Hải Phòng - Quảng Ninh, ngư trường Hoàng Sa -Trường Sa
Thủy sản nước ngọt trong các ao hồ, sông suối.
+ Có nhiều diện tích mặt nước có thể khai thác để nuôi trồng thủy sản:
Bờ biển có những bãi triều, đầm phá, rừng ngập mặn thích hợp cho việc nuôi trồng thủy sản nước lợ, nước mặn
Ven các đảo có các rạn san hô, vũng, vịnh thích hợp để nuôi trồng thủy sản nước mặn
Nội địa có nhiều ao, hồ, sông, suối có thê’ khai thác để nuôi thủy sản nước ngọt.
+ Nguồn lao động đông đảo, có truyền thống, có nhiều kinh nghiệm đánh bắt và nuôi trồng.
+ Có chính sách khuyến ngư của Nhà nước.
Câu 5
Em hãy cho biết, để đẩy mạnh phát triển ngành thủy sản ở nước ta, có những khó khăn chủ yếu nào?
Trả lời
Những khó khăn chủ yếu đối với việc đẩy mạnh phát triển ngành thủy sản:
+ Tai biến thiên nhiên (bão, lũ, gió mùa đông bắc ...) thường xảy ra, gây nhiều thiệt hại về người và tài sản của ngư dân, làm hạn chế số ngày ra khơi
+ Phần lớn ngư dân còn nghèo, thiếu vốn đầu tư
+ Môi trường ở nhiều vùng suy thoái, nguồn lợi thủy sản suy giảm
+ Chưa chủ động nguồn giống thủy sản nuôi và nguồn thức ăn thủy sản.
+ Sự biến động của thị trường xuất khẩu.
Câu 6
Cho bảng số liệu dưới đây:
Sản lượng thủy sản của nước ta qua một số năm (nghìn tấn)
Năm
Sản lượng thủy sản
Tổng sô'
Khai thác
Nuôi trồng
1990
890,6
728,5
162,1
1995
1584,4
1195,3
389,1
2000
2250,5
1660,9
589,6
2005
3465,9
1987,9
1478,0
2009
4582,9
2134,0
2448,9
a/ Hãy vẽ biểu đồ ba đường biểu diễn thể hiện sản lượng thủy sản của các năm trên và nêu nhận xét.
b/ Phân tích nguyên nhân tạo nên sự gia tăng sản lượng thủy sản của nước ta trong thời kỳ trên.
Trả lời
a/ Vẽ biểu đồ uà nêu nhận xét
+ Biểu đồ sản lượng thủy sản của nước ta qua một số năm (Đơn vị: nghìn tấn)
Tổng sô'
Thủy sản khai thác
Thủy sản nuôi trồng
+ Nhận xét:
Cả ba đường biểu diễn đều có hướng đi lên cho thấy: tổng sản lượng thủy sản, sản lượng thủy sản khai thác, sản lượng thủy sản nuôi trồng đều tăng
Hướng đi lên của đường biểu diễn sản lượng nuôi trồng có độ dốc lớn hơn của đường biểu diễn sản lượng thủy sản khai thác, cho thấy sản lượng thủy sản nuôi trồng có tốc độ tăng nhanh hơn sản lượng thủy sản khai thác.
* Năm 2009 so năm 1990:
Tổng sản lượng thủy sản tăng hơn 5,1 lần
Sản lượng thủy sản khai thác tăng hơn 2,9 lần
Sản lượng thủy sản nuôi trồng tăng hơn 15 lần.
bỉ Nguyền nhân tạo nên sự gia tăng sản lượng thủy sản
Sản lượng thủy sản tăng do:
Tăng số lượng tàu thuyền đánh bắt
Mở rộng diện tích nuôi trồng thủy sản
Tác động của chính sách khuyến ngư
Nhu cầu của thị trường tăng, đặc biệt là thị trường xuất khẩu.