Giải Địa 9 - Bài 4. Lao động và việc làm. Chất lượng cuộc sống

  • Bài 4. Lao động và việc làm. Chất lượng cuộc sống trang 1
  • Bài 4. Lao động và việc làm. Chất lượng cuộc sống trang 2
  • Bài 4. Lao động và việc làm. Chất lượng cuộc sống trang 3
  • Bài 4. Lao động và việc làm. Chất lượng cuộc sống trang 4
  • Bài 4. Lao động và việc làm. Chất lượng cuộc sống trang 5
  • Bài 4. Lao động và việc làm. Chất lượng cuộc sống trang 6
BÀI 4
LAỌ ĐỘNG VÀ VIỆC LÀM
CHẤT LƯỢNG CUỘC SÔNG
CÂU HỎI
Câu 1
Dựa vào hình 4.1 (Biểu đồ cơ cấu lực lượng lao động phân theo thành thị - nông thôn và theo đào tạo) trong SGK, em hãy nêu nhận xét.
Trả lời
Nhận xét :
Nông thôn chiếm hơn 3/4 lực lượng lao động của cả nước
Phần lớn lao động của nước ta chưa qua đào tạo (hơn % lực lượng lao động).
Câu 2
Nguồn lao động nước ta có những mặt mạnh và mặt hạn chế nào?
Trả lời
+ Những mặt mạnh:
Đông và còn tăng nhanh, mỗi năm có thêm khoảng một triệu lao động
Có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp, .tiểu - thủ công nghiệp
Chất lượng nguồn lao động đang được nâng cao.
+ Những hạn chế:
Phần lớn lao động chưa qua đào tạo nghề
Hạn chế về thể lực và trình độ chuyên môn.
Câu 3
Quan sát biểu đồ dưới đây:
Cơ cấu lao động phân theo thành thị, nông thôn của nước ta (Đơn vị: %)
Thành thị
Nông thôn
Hãy nêu nhận xét. Giải thích vì sao cơ cấu lao động phân theo thành thị, nông thôn của nước ta lại có đặc điểm như thế?
Trả lời
+ Nhận xét:
Nông thôn tập trung phần lớn lao động của nước ta (năm 2005, nông thôn chiếm % tổng số lao động của cả nước)
Tỉ lệ lao động ở nông thôn giảm dần, tỉ lệ lao động ở thành thị tăng dần nhưng sự thay đổi diễn ra chậm.
+ Giải thích
Nông thôn tập trung phần lớn lao động do trình độ công nghiệp hóa của nước ta còn thấp, phần lớn lao động làm nông nghiệp, lâm nghiệp, sản xuất thủ công
Có sự thay đổi trong cơ cấu lao động phân theo thành thị, nông thôn như trên do nước ta đang thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, các hoạt động công nghiệp và dịch vụ ngày càng thu hút nhiều lao động.
Câu 4
Dựa vào bảng số liệu dưới đây:
Tỉ lệ lao động đã qua đào tạo và chưa qua đào tạo của nước ta năm 1996 và năm 2005
Năm
1996
2005
Lao động đã qua đào tạo (%)
12,3
25,0
Lao động chưa qua đào tạo (%)
87,7
75,0
Tổng số’ (%)
100
100
a/ Hãy nêu nhận xét về chất lượng của nguồn lao động nước ta. b/ Để nâng cao chất lượng nguồn lao động cần có những giải pháp gì?
Trả lời
+ Nhận xét:
Phần lớn lao động của nước ta chưa qua đào tạo nghề, tỉ lệ lao động có chuyên môn kĩ thuật còn thấp, phản ánh năng suất lao động còn thấp
Trong thời kì trên, tỉ lệ lao động đã qua đào tạo tăng gấp đôi, cho thấy việc đào tạo nghề đã được đẩy mạnh, năng suất lao động được nâng dần.
+ Để nâng cao chất lượng nguồn lao động cần thực hiện đồng bộ các giải pháp:
Tăng cường đầu tư cho giáo dục, đào tạo, đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục
Đa dạng hóa các hình thức đào tạo nghề, liên kết với nước ngoài để đào tạo lao động có chuyên môn kĩ thuật cao
Đẩy mạnh hợp tác lao động với nước ngoài.
Câu 5.
Cho bảng số liệu dưới đây:
Cơ cấu lao động phân theo khu vực ngành của nước ta năm 1989
và năm 2009 (Đơn vị: %)
Năm
1989
2009
Khu vực I (nông - lâm - ngư nghiệp)
71,5
51,9
Khu vực II (công nghiệp - xây dựng)
11,2
21,4
Khu vực III (dịch vụ)
17,3
26,7
Tổng số’
100
100
a/ Hãy vẽ biểu đồ thể hiện cơ cấu lao động phân theo khu vực ngành hai năm trên.
b/ Nêu nhận xét về cơ cấu lao động và sự thay đổi cơ cấu lao động. Giải thích nguyên nhân.
Trả lời
a/ Vẽ biểu đồ
Biểu đồ cơ cấu lao động phân theo khu vực ngành của nước ta năm 1989 và năm 2009.
Khu vực III
Khu vực II
Khu vực I
Năm 1989	Năm 2009
b/ Nhận xét và giải thích
Nhận xét
+ Khu vực I có tỉ lệ lao động lớn nhất, khu vực III có tỉ lệ lao động ít nhất
+ Trong thời kì trên, cơ cấu lao động phân theo khu vực ngành của nước ta có sự thay đổi theo hướng:
Giảm dần tỉ lệ lao động của khu vực I
Tăng dần tỉ lệ lao động của khu vực II và III.
Giải thích
+ Khu vực I sử dụng nhiều lao động do nước ta là nước nông nghiệp, trình độ sản xuất còn thấp
+ Có sự chuyển dịch trong cơ cấu lao động phân theo khu vực ngành như trên do kết quả của việc thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
’ Cầu 6
a/ Tại sao giải quyết việc làm đang là vấn đề xã hội gay gắt ở nước ta?
b/ Để giải quyết việc làm, cần phải có những giải pháp nào?
. Trả lời
a/ Giải quyết việc làm đang là vấn đề xã hội gay gắt ở nước ta vì:
+ Còn nhiều người trong độ tuổi lao động thất nghiệp hoặc thiếu việc làm
Năm 2005:
Tỉ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị là 5,3%
Tỉ lệ thiếu việc làm ở nông thôn là 9,3%
sẽ vừa gây lãng phí, vừa gây khó khăn cho việc nâng cao chất lượng cuộc sống, xóa đói giảm nghèo, ổn định xã hội
+ Nguồn lao động là vốn quý của quốc gia, nếu không sử dụng hết
b/ Những giải pháp để giải quyết việc làm
+ Đẩy mạnh kế hoạch hóa gia đình để giảm tỉ suất sinh, giảm nguồn tăng lao 'động
+ Phân bố lại dân cư và lao động giữa các vùng
+ Đa dạng hóa các hoạt động kinh tế ở khu vực nông thôn
+ Phát triển các hoạt động công nghiệp, dịch vụ ở khu vực đô thị, đặc biệt là các ngành có khả năng thu hút nhiều lao động
+ Đa dạng hóa các loại hình đào tạo, đẩy mạnh các hoạt động hướng nghiệp, dạy nghề, giới thiệu việc làm.
+ Đẩy mạnh xuất khẩu lao động.
Câu 7
Hãy nêu những thành tựu trong việc nâng cao chất lượng cuộc sống dân cư ở nước ta.
Trả lời
Trong các năm qua, chất lượng cuộc sống của dân cư nước ta từng bước được cải thiện:
+ Mức thu nhập bình quân đầu người tăng liên-tục (từ 289 USD năm 1995 lên 1024 USD năm 2008), tỉ lệ hộ nghèo giảm dần)
+ Người dân được hưởng các dịch vụ xã hội (văn hóa, giáo dục, y tế ...) ngày càng tốt hơn
+ Tỉ lệ người lớn biết chữ đạt trên 90%
+ Tuổi thọ trung bình của dân cư được nâng cao, tỉ lệ tử vong, suy dinh dưỡng của trẻ em ngày càng giảm
Câu 8
Dựa vào bảng số liệu dưới đây:
Cơ cấu sử dụng lao động phân theo thành phần kinh tế (Đơn vị: %)
" —	Năm
Thành phần	—
1985
1990
1995
2005
Khu vực nhà nước
15,0
11,3
9,3
9,5
Các khu vực kinh tế khác
85,0
88,7
90, 7
90,5
Hãy nêu nhận xét về sự thay đổi trong sử dụng lao động theo các thành phần kinh tế ở nước ta và ý nghĩa của sự thay đổi đó.
Trả lời
+ Nhận xét:
Trong thời kì trên, cờ cấu sử dụng lao động phân theo thành phần kinh tế ở nước ta thay đổi theo hướng:
Tỉ lệ lao động của khu vực nhà nước giảm dần.
Tỉ lệ lao động của các khu vực kinh tế khác tăng dần.
+ Ý nghĩa:
Phát huy ngày càng tốt hơn các thành phần kinh tế, các nguồn lực ở trong và ngoài nước
Tạo điều kiện sử dụng hợp lí hơn nguồn lao động, góp'phần giải quyết việc làm
Khẳng định nền kinh tế nước ta là nền kinh tế nhiều thành phần, tạo sức hút đôi với các nhà đầu tư nước ngoài