Giải Địa 9 - Bài 19. Thực hành: Đọc bản đồ, phân tích và đánh giá ảnh hưởng của tài nguyên khoáng sản đối với phát triển công nghiệp ở Trung du và miền núi Bắc Bộ

  • Bài 19. Thực hành: Đọc bản đồ, phân tích và đánh giá ảnh hưởng của tài nguyên khoáng sản đối với phát triển công nghiệp ở Trung du và miền núi Bắc Bộ trang 1
  • Bài 19. Thực hành: Đọc bản đồ, phân tích và đánh giá ảnh hưởng của tài nguyên khoáng sản đối với phát triển công nghiệp ở Trung du và miền núi Bắc Bộ trang 2
BÀI 19
Thực hành
ĐỌC BẢN Đồ, PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG
CỦA TÀI NGUYÊN KHOÁNG SẢN Đối VỚI sự PHÁT TRIEN
CÔNG NGHIỆP ở TRUNG DU VÀ MIÊN NUI BAC bộ
1/ Xác định trên hình 17.1 SGK vị trí các mỏ:
+ Than Đông Triều, Hòn Gai, Cạm Phả
+ Sắt Trại Cau (Thái Nguyên)
+ Đồng Sinh Quyền (Lào Cai)
+ Thiếc Tĩnh Túc (Cao Bằng)
+ Mangan Trùng Khánh (Cao Bằng)
+ Chì, kẽm Chợ Điền (Bắc Cạn)
+ Apatit Cam Đường (Lào Cai)
2/ Phân tích ảnh hưởng của tài nguyên khoáng sản tới phát triển công nghiệp ở Trung du và miền núi Bắc Bộ
a/ Những ngành công nghiệp khai thác có điều kiện phát triển mạnh là: khai thác than, apatít, đá vôi và các quặng kim loại sắt, đồng, chì, kẽm. Do các mỏ khoáng sản trên có trữ lượng khá, điều kiện khai thác tương đối thuận lợi, nhu cầu trong nước lớn (phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa) và có giá trị xuất khẩu.
Than -ỳ làm'nhiên liệu cho các nhà máy nhiệt điện, chất đốt cho sinh hoạt và cho sản xuất vật liệu xây dựng, xuất khẩu
Apatit sản xuất phân bón phục vụ cho nông nghiệp
Đá vôi -ỳ nguyên liệu để sản xuất xi măng
Các kim loại: sắt, đồng, chì, kẽm -> công nghiệp luyện kim -> công nghiệp cơ khí, điện tử
b/ Chứng minh ngành công nghiệp luyện kim đen ở Thái Nguyên chủ yếu sử đụng nguyên liệu khoáng sản tại chỗ
Công nghiệp luyện kim đen ở Thái Nguyên sử dụng các nguyên liệu tại Thái Nguyên như sắt Trại Cau, than mỡ Phấn Mễ hoặc gần Thái Nguyên như mangan của mỏ Trùng Khánh (Cao Bằng).