Giải Địa 9 - Bài 31. Vùng Đông Nam Bộ

  • Bài 31. Vùng Đông Nam Bộ trang 1
  • Bài 31. Vùng Đông Nam Bộ trang 2
  • Bài 31. Vùng Đông Nam Bộ trang 3
  • Bài 31. Vùng Đông Nam Bộ trang 4
  • Bài 31. Vùng Đông Nam Bộ trang 5
  • Bài 31. Vùng Đông Nam Bộ trang 6
VÙNG ĐÔNG NAM BỘ
I. CÂU HỎI Tự LUẬN
Câu 1
Dựa vào Lược đồ tự nhiên vùng Đông Nam Bộ (hình 31.1, trang 114 SGK) và Atlat Địa lí Việt Nam, hãy phân tích ý nghĩa vị trí địa lí của vùng Đông Nam Bộ.
Trả lời
+ Đồng Nam Bộ gồm Thành phố Hồ Chí Minh và 5 tỉnh: Bình Phước, Bình Dương, Tây Ninh, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, cầu nối giữa Đồng bằng sông Cửu Long với Tây Nguyên và Duyên hải Nam Trung Bộ, giữa đất liền và Biển Đông, giao lưu thuận lợi với các vùng trong nước, với các nước trong khu vực
+ Liền kề các vùng nguyên liệu lớn: Đồng bằng sông Cửu Long (nông sản, thủy sản), Tây Nguyên (cây công nghiệp, lâm sản), Duyên hải Nam Trung Bộ (thủy sản). Các vùng trên cũng là những thị trường tiêu thụ sản phẩm của Đông Nam Bộ
+ Giáp vùng biển giàu tiềm năng: thủy sản, dầu khí, giao thông vận tải biển, du lịch biển - đảo, có điều kiện phát triển tổng hợp kinh tế biển
Vị trí địa lí của vùng Đông Nam Bộ có nhiều lợi thế để phát triển kinh tế - xã hội.
Câu 2
Hãy phân tích các thế mạnh và các hạn chế về tự nhiên để phát triển kinh tế của Đông Nam Bộ.
Trả lời
a/ Các thế mạnh về tự nhiên để phát triển kinh tế của Đông Nam Bộ:
+ Địa hình:
- Địa hình đất liền tương đối bằng phẳng, bờ biển có nhiều cửa sông, bãi tắm, rừng ngập mặn, thềm lục địa rộng và thoải
-> Mặt bằng xây dựng tốt, thuận lợi cho giao thông, cơ giới hóa sản xuất nông nghiệp, có điều kiện phát triển các ngành kinh tế biển.
+ Đất trồng, khí hậu, nguồn nước
Có diện tích lớn đất ba dan (chiếm 40% diện tích của vùng) và đất xám, phân bố tập trung thành vùng lớn trên địa hình tương đối bằng phẳng
Khí hậu cận xích đạo, thời tiết ít biến động, ít thiên tai
Nguồn sinh thủy tốt
-> Thích hợp phát triển cây công nghiệp, cây ăn quả nhiệt đới trên quy mô lớn.
+ Khoáng sản, thủy năng:
Có các mỏ dầu, khí ở vùng thềm lục địa, sét xây dựng và cao lanh ở Đồng Nai, Bình Dương
Tiềm năng thủy điện íớn của hệ thống sông Đồng Nai
-> Có điều kiện phát triển công nghiệp khai thác, lọc hóa dầu, công nghiệp điện lực, công nghiệp vật liệu xây dựng.
+ Lâm sản, thủy sản:
Diện tích rừng tuy không lớn nhưng là nguồn cung cấp nguyên liệu giấy cho Liên hiệp giấy Đồng Nai, gỗ củi cho dân dụng. Rừng ngập mặn ven biển có ý nghĩa lớn về phồng hộ, du lịch
Vùng biển có nhiều thủy sản, gần các ngư trường Ninh Thuận - Bình Thuận - Bà Rịa - Vũng Tàu, Cà Mau - Kiên Giang.
+ Tài nguyên du lịch khá đa dạng:
Vườn quốc gia Cát Tiên (Đồng Nai), vườn quốc gia Côn Đảo (Bà Rịa - Vũng Tàu), khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ (TP Hồ Chí Minh), nước khoáng Bình Châu, các bãi tắm Vũng Tàu, Long Hải (Bà Rịa - Vũng Tàu)
-> Có điều kiện phát triển du lịch sinh thái, du lịch biển - đảo. b/ Các hạn chế:
+ Mùa khô kéo dài 4-5 tháng, thường xảy ra thiếu nước cho sinh hoạt dân cư, cho sản xuất công nghiệp và nông nghiệp, xâm nhập mặn ở vùng ven biển
+ Nạn triều cường gây nhiều trở ngại cho sản xuất, sinh hoạt dân cư ở các vùng thấp của Thành phố Hồ Chí Minh
+ Môi trường tự nhiên ở nhiều nơi bị suy thoái do tốc độ công nghiệp hóa nhanh, chưa xử lí tốt các nguồn chất thải.
Câu 3
Giải thích vì sao Đông Nam Bộ có sức thu hút mạnh mẽ đối với lao động cả nước.
Trả lời
Đông Nam Bộ là vùng có sức thu hút mạnh mẽ đối với lao động cả nước vì hiện nay:
+ Đông Nam Bộ là vùng có cơ cấu kinh tế chuyển dịch mạnh theo hướng công nghiệp hóa, cơ cấu ngành nghề rất đa dạng, người lao động dễ tìm được việc làm, thu nhập của người lao động tương đối. cao hơn mặt bằng của cả nước
+ Là vùng tập trung nhiều khu công nghiệp, nhiều hoạt động dịch vụ và thu hút mạnh đầu tư của nước ngoài, nhu cầu về lao động rất lớn, nhất là lao động có chuyên môn kĩ thuật, có tay nghề giỏi
+ Nhiều địa phương trong vùng có những chính sách ưư đãi thu hút lao động, đặc biệt là lao động có chuyên môn kĩ thuật cao.
Câu 4
Giải thích vì sao Đông Nam Bộ có điều kiện phát triển mạnh kinh tế biển.
Trả lời
Đông Nam Bộ có điều kiện phát triển mạnh kinh tế biển do bờ biển và vùng biển có nhiều tiềm năng:
+ Bờ biển:
Có nhiều địa điểm thích hợp để xây dựng cảng
Có các bãi tắm tốt (Vũng Tàu, Long Hải)
Có rừng ngập mặn và nhiều cửa sông
Thuận lợi phát triển giao thông đường biển, du lịch, nuôi trồng thủy sản.
+ Vùng biển:
Nguồn lợi hải sản phong phú, ngư trường rộng lớn
Gần các tuyến đường biển quốc tế
Thềm lục địa rộng và nông, giàu tiềm nărig dầu khí
Có Côn Đảo với nhiều cảnh quan du lịch.
-> Có điều kiện phát triển dịch vụ vận tải biển, khai, thác thủy sản, khai thác dầu khí, du lịch.
• Đông Nam Bộ có điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế biển: giao thông vận tải biển, nuôi trồng và đánh bắt thủy sản, du lịch biển - đảo, khai thác khoáng sản biển.
Câu 5
Vì sao phải bảo vệ và phát triển rừng đầu nguồn, hạn chế ô nhiễm nước của các dòng sông ở Đông Nam Bộ?
Trả lời
+ Phải bảo vệ và phát triển rừng đầu nguồn ở Đông Nam Bộ vì:
Phần lớn diện tích Đông Nam Bộ là đồng bằng cao và đồi thấp, khí hậu cận xích đạo với mùa khô kéo dài 4-5 tháng, diện tích rừng đầu nguồn trong các năm gần đây suy giảm. Nếu không bảo vệ và phát triển rừng đầu nguồn sẽ dẫn tới:
Nguồn nước ngầm giảm sút, gây trở ngại cho sản xuất nông nghiệp vào mùa khô và cho sinh hoạt dân cư
Chế độ nước các sông Bé, sông Sài Gòn ... sẽ thất thường, ảnh hưởng đến sự hoạt động của các nhà máy thủy điện (Cần Đơn,Thác Mơ, Trị An), đến nguồn cung cấp nước cho công nghiệp, cho sinh hoạt và việc nuôi trồng thủy sản. Mùa khô, xâm nhập mặn sẽ diễn ra mạnh hơn, mùa mưa các vùng thấp sẽ bị ngập sâu hơn.
Bảo vệ và phát triển rừng đầu nguồn sẽ duy trì nguồn sinh thủy của vùng, góp phần bảo vệ môi trường tự nhiên của Đông Nam Bộ.
+ Phải hạn chế ô nhiễm nước của các dòng sông ở Đông Nam Bộ vì:
Đông Nam Bộ là vùng có tốc độ công nghiệp hóa, đô thị hóa diễn ra mạnh, tập trung nhiều khu công nghiệp, tình trạng ô nhiễm nguồn nước sông do các chất thải có xu hướng tăng trong các năm qua, tác động tiêu cực đến sản xuất (nông nghiệp, công nghiệp, nghề cá), sinh hoạt dân cư và du lịch.
Câu 6
Dựa vào bảng 31.3: Dân số thành thị và dân số nông thôn ở Thành phố Hồ Chí Minh (Câu hỏi 3, trang 116, SGK):
+ Hãy vẽ biểu đồ cột chồng thệ hiện dân số thành thị và nông thôn ở Thành phố Hố Chí Minh qua các năm.
+ Nhận xét.
Trả lời
+ Vẽ biểu đồ:
+ Nhận xét:
Trong thời kì 1995 - 2002, ở Thành phố Hồ Chí Minh:
Tổng số dân tăng thêm 838,6 nghìn người
Số dân thành thị tăng, số dân nông thôn giảm
-ỳ Tỉ lệ dân thành thị tăng nhanh, từ 74,69% năm 1995 lên 83,82% năm 2000; 84,38% năm 2002, cho thấy Thành phố Hồ Chí Minh có tốc độ công nghiệp hóa nhanh.
Câu 7
Dựa vào bảng 31.2 (Một số chỉ tiêu phát triển dân cư, xã hội ở Đông Nam Bộ) trong SGK, em hãy nhận xét tình hình dân cư, xã hội của vùng Đông Nam Bộ so với cả nước và rút ra kết luận.
Trả lời
+ Về tình hình dân cư :
Đông Nam Bộ là vùng có mật độ dân số cao, mật độ dân số gấp hơn 1,8 lần mức trung bình của cả nước
Tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số tương đương với mức trung bình của cả nước.
+ Về tình hình xã hội:
Mức sống dân cư (thu nhập bình quân đầu người, tuổi thọ trung bình, tỉ lệ người lớn biết chữ) cao hơn mức trung bình của cả nước
Tỉ lệ thất nghiệp và thiếu việc làm thấp hơn mức trung bình của cả nước
- Tốc độ đô thị hóa cao (tỉ lệ dân thành thị gấp hơn 2,3 lần mức trung bình của cả nước).
+ Kết luận:
Về mặt xã hội, so với cả nước, Đông Nam Bộ là vùng có trình độ phát triển cao hơn.
Câu 8
Điền vào lược đồ vùng Đông Nam Bộ dưới đây:
a/ Tên các sông, hồ
b/ Tên các thành phô', thị xã có kí hiệu 1, 2, 3 ...
c/ Tên các cửa khấu có kí hiệu A, B, c