Giải Địa 9 - Bài 3. Phân bố dân cư và các loại hình quần cư

  • Bài 3. Phân bố dân cư và các loại hình quần cư trang 1
  • Bài 3. Phân bố dân cư và các loại hình quần cư trang 2
  • Bài 3. Phân bố dân cư và các loại hình quần cư trang 3
  • Bài 3. Phân bố dân cư và các loại hình quần cư trang 4
  • Bài 3. Phân bố dân cư và các loại hình quần cư trang 5
  • Bài 3. Phân bố dân cư và các loại hình quần cư trang 6
BÀI 3
PHÂN BỐ DÂN Cư VÀ CÁC LOẠI HÌNH QUÂN cư
CÂU HỎI
Câu 1
Cho bảng số liệu dưới đây:
Số dân của nước ta qua một số năm (Đơn vị: nghìn người)
Năm
1979
1989
1999
2009
Số dân
52462
64774
76328
85789
* Năm 2009: số dân vào thời điểm Tống điều tra dân số (1/4/2009) a/ Hãy tính mật độ dân số, của nước ta vào các năm trên (Diện tích nước ta: 331.212 km2).
b/ Nhận xét.
Trả lời
a/ Mật độ dân số của nước ta (người / km2)
Năm
1979
1989
1999
2009
Mật độ dân số
158
195
230
259
b/ Nhận xét
+ Mật độ dân số của nước ta ngày càng cao, cho thấy dân số còn tăng nhanh
+ So với thế giới, nước ta nằm trong số nước có mật độ dân số cao.
Câu 2
Dựa vào lược đồ phân bố dân cư và đô thị nước ta trong sách giáo khoa (hoặc trang 11, Dân số, Atlat Địa lí Việt Nam).
Hãy trình bày đặc điểm phân bố dân cư và đô thị ở nước ta.
Trả lời
+ Phân bố dân cư nước ta rất không đồng đều trên lãnh thổ:
Dân cư tập trung đông ở vùng đồng bằng, ven biển và các đô thị. Đồng bằng sông Hồng là nơi có mật độ dân số cao nhất nước
Miền núi và trung du dân cư thưa thớt. Tây Nguyên và Tây Bắc là các vùng có mật độ thấp hơn các vùng khác
Trong cùng một vùng, phân bố dân cư cũng rất chênh lệch giữa các địa phương. Ví dụ: ở Đồng bằng sông Hồng, vùng trung tâm của đồng bằng dân cư tập trung đông hơn các vùng rìa.
+ Các đô thị của nước ta cũng phân bố tập trung ở vùng đồng bằng và ven biển. Đồng bằng sông Hồng là vùng có mạng lưới đô thị dày đặc và có nhiều đô thị lớn hơn các vùng khác.
Câu 3
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy giải thích tại sao. Đồng bằng sông Hồng là nơi dân cư tập trung đông đúc nhất cả nước.
Trả lời
Đồng bằng sông Hồng là nơi dân cư tập trung đông đúc nhất cả nước do:
+ VỊ trí địa lí, điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên (đất đai, khí hâu, nguồn nước ....) thuận lợi cho cư. trú và sản xuất
+ Có lịch sử khai thác và định cư lâu đời nhất nước ta
+ Nền nông nghiệp phát triển sớm với hoạt động trồng lúa nước là chủ yếu, cần nhiều lao động
+ Có mạng lưới đô thị khá dày đặc, tập trung nhiều trung tâm công nghiệp và dịch vụ.
Câu 4
Hãy nêu đặc điểm của các loại hình quần cư ỗ nước ta.
Trả lời
Đặc điểm của các loại hình quần cư ở nước ta:
+ Quần cư nông thôn:
Người dân sống tập trung thành các điểm dân cư với quy mô số dân và tên gọi khác nhau, cãc điểm dân cư thường phân bố trẩi rộng theo lãnh thổ
Hoạt động kinh tế chủ yếu là nông nghiệp.
+ Quần cư thành thị:
Dâh cư sống tập trung với mật độ dân số rất cao
Hoạt động kinh tế chủ yếu là công nghiệp và dịch vụ.
Câu 5
Cho bảng số liệu dưới đây:
Tống số dân và số dân thành thị của nước ta qua một số năm (Đơn vị: nghìn người)
Năm
1985
1990
1995
2000
2005
2009
Tổng số dân
72.164
77.646
72.164
77.646
83.106
85.789
Sô dân thành thị
14.938
18.805
14.938
18.805
22.337
25.374
a/ Hãy tính tĩ lệ dân thành thị của nước ta vào các năm trên.
b/ Nhận xét về số dân thành thị và tỉ lệ dân thành thị của nước tà trong thời kì 1985 - 2009.
Trả lời
a/ Tính tỉ lệ dân thành thị
Năm
1985
1990
1995
2000
2005
2009
Tỉ lệ dân thành thị (%)
18,97
19,51
20,70
24,22
26,88
29,58
b/ Nhận xét:
Trong thời kì 1985 - 2009:
+ Số dân thành thị và tỉ lệ dân thành thị tàng liên tục nhưng tốc độ .tăng khác nhau giữa các giai đoạn: tăng chậm ở giai đoạn 1985 - 1995, giai đoạn 1995 - 2009 tăng nhanh hơn
+ So với thế giới, tỉ lệ dân thành thị ỏ’ nước ta còn thấp, cho thấy nước ta còn ở trình độ đô thị hóa thấp
+ Từ năm 1995, số dân thành thị và tỉ lệ dân thành thị tăng nhanh hơn, cho thấy quá trình đô thị hóa ở nước ta diễn ra với tốc độ nhanh hơn, do kết quả của việc đẩy mạnh công nghiệp hóa ở nước ta.
Câu 6
Quan sát bảng số liệu dưới đây:
Mật độ dân số của cả nước và các vùng lãnh thổ (người / krn2)
Các vùng
Năm 1995
Năm 2009
Cả nước
217
260
+ Trung du và miền núi Bắc Bộ
- Đông Bắc
144
161
- Tây Bắc
55
73
+ Đồng bằng sông Hồng
1098
1307
+ Bắc Trung Bộ
186
196
+ Duyên hải Nam Trung Bộ
171
198
+ Tây Nguyên
62
94
+ Đông Nam Bệ
393
597
+ Đồng bằng sông Cửu Long
383
425
Hãy nêu nhận xét và giải thích về sự phân bố dân cư và sự thay đổi mật độ dân số ở các vùng của nước ta.
Trả lời
+ Phân bố dân cư ở nước ta có sự chênh lệch lớn giữa các vùng
Đồng bằng sông Hồng là vùng có mật độ dân số cao nhất nước,
kế đó là Đồng bằng sông Cửu Long, Đông Nam Bộ 	
Tây Bắc là vùng có mật độ dân số thấp nhất nước, kế đó là Tây Nguyên
Chênh lệch giữa vùng có mật độ dân số cao nhất và thấp nhất là hơn 17 lần (năm 2009).
+ Phân bố dân cư có sự chênh lệch như trên là do ảnh hưởng của nhiều nhân tố:
Điều kiện tự nhiên (địa hình, khí hậu, nguồn nước..) và tài nguyên thiên nhiên
Trình độ phát triển và đặc điếm của nền kinh tế
Lịch sử khai thác lãnh thổ.
+ Trong thời kì trên, mật độ dân số của cả nước và các vùng đều tăng, nhưng mức tăng khác nhau:
Có mức tăng lớn nhất là Đồng bằng sông Hồng (tăng thêm 75 người/km2), kế đó là Đông Nam Bộ (tăng thêm 49 người/km2)
Có mức tăng thấp nhất là Đông Bắc và Tây Bắc (tăng thêm 8 người/km2).
+ Nguyên nhân: Do tác động của nhiều yếu tố
Quy mô dân số và tỉ lệ tăng tự nhiên của dân số
Chuyển cư
Sự phát triển của nền kinh tế.
Cầu 7
Quan sát biểu đồ và bảng số liệu dưới đây, hãy nêu nhận xét và giải thích về đặc điểm đô thị hóa ở nước ta.
+ Biểu đồ tỉ lệ dân thành thị của nước ta thời kì 1975 - 2009 (Đơn vị: %)
+ Tỉ lệ dân thành thị của cả nước và các vùng năm 2007
Cả nước
Đồng bằng sông Hồng
Đông
Bắc Bắc Bộ
Tây
Bắc
Bắc
Bộ
Bắc
Trung Bộ
Duyên hải Nam
Trung Bộ
Tây Nguyên
Đông Nam
Bộ
Đồng bằng sông Cửu
Long
Tỉ lệ dân thành thị
29,6
34,2
23,8
17,8
15,8
37,3
27,8
57,1
22,8
Trả lời
+ Quá trình đô thị hóa ở nước ta diễn ra chậm và không ổn định, tỉ lệ dân thành thị còn thấp
Nguyên nhân: Do trình độ công nghiệp hóa của nước ta còn thấp, tốc độ công nghiệp hóa diễn ra khác nhau giữa các thời kì.
+ Tỉ lệ dân thành thị rất chênh lệch giữa các vùng, cho thấy đô thị hóa diễn ra không đồng đều giữa các vùng
— Các vùng đồng bằng và ven biển (Đông Nam Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ, Đồng bằng sông Hồng..) CQ tỉ lệ dân đô thị khá cao, do các đô thị chủ yếu tập trung ở vùng đồng bằng và ven biển
- Tỉ lệ dân thành thị ở trung du và miền núi còn thấp, do đa số các đô thị là đô thị nhỏ, mới hình thành trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa các năm gần đây.
Câu 8
Nối ô bên phải (đô thị) đúng với ô bên trái (vùng).
Vùng
Đô thị
1. Đồng bằng sông Hồng
a. Đồng Xoài, Thủ Dầu Một, Bà Rịa
2. Bắc Trung Bộ
b. Cao Lãnh, Châu Đốc, Vị Thanh
3. Duyên hải Nam Trung Bộ
c. Hà Đông, Phủ Lý, Đồ Sơn
4. Đông Nam Bộ
d. Bỉm Sơn, Đông Hà, Đồng Hới
5. Đồng bằng sông Cửu Long
e. Hội An, Tam Kỳ, Tuy Hoà
g. Phô' Hiến, Phúc Yên, Tam Điệp
Đáp án câu 8
lc + g, 2d, 3e, 4a, 5b