Soạn Văn 6: Bài học đường đời đầu tiên

  • Bài học đường đời đầu tiên trang 1
  • Bài học đường đời đầu tiên trang 2
  • Bài học đường đời đầu tiên trang 3
  • Bài học đường đời đầu tiên trang 4
  • Bài học đường đời đầu tiên trang 5
  • Bài học đường đời đầu tiên trang 6
BÀI HỌC ĐƯỜNG ĐỜI ĐẦU TIÊN
TÔ Hoài
KIẾN THỨC Cơ BẢN
Tác giả: Nhà văn Tô Hoài tên khai sinh là Nguyễn Sen, sinh năm 1920, lớn lên ở quê ngoại Hà Đông - Hà Nội. Ông viết văn từ trước Cách mạng tháng Tám 1945. Số lượng sảng tác của ông rất phong phú và đa dạng, gồm nhiều thể loại.
Tác phẩm “Dế Mèn phiêu lưu kí” được in đầu năm 1941 là tác phẩm đặc sắc và nổi tiếng nhất của Tô Hoài viết về loài vật dành cho lứa tuổi thiếu nhi. Truyện gồm mười chương kể về những cuộc phiêu lưu của Dế Mèn qua thế giới những loài vật nhỏ bé.
Vốn quen sống độc lập từ thuở bé, khi trưởng thành, chán cảnh sống quẩn quanh bền bờ ruộng, Dế Mền lên đường phiêu lưu để mở rộng hiểu biết và tìm ý nghĩa cuộc sống cho mình. Dế Mèn đã đi qua nhiều nơi, gặp gỡ nhiều loài, thấy nhiều cảnh sống và cũng nhiều phen gặp gian nan nguy hiểm, nhưng Dế Mèn không nản chí lùi bước. Dế Mèn là hình ảnh đẹp của tuổi trẻ, ham hiểu biết, trọng lẽ phải, khát khao lí tưởng và quyết tâm hành động cho những mục đích cao đẹp.
Văn bản “Bài học đường đời đầu tiên” (tên do người biên soạn đặt) trích Chương I của truyện 'Dế Mền phiêu lưu kí".
Bài văn miêu tả Dế Mèn có vẻ đẹp cường tráng của tuổi trẻ, nhưng tính nết còn kiêu căng xốc nổi. Do bày trò trêu chọc Cốc nên đã gây ra cái chết thảm thương cho Dế Clioắt, Dế Mèn hối hận và rút ra được bài học đường đời cho mình.
Nghệ thuật miêu tả loài vật của Tô Hoài rất sinh động, cách kể chuyện theo ngôi thứ nhất tự nhiên, hấp dẫn, ngôn ngữ chính xác, giàu tính tạo hỉnh.
HƯỚNG DẪN ĐỌC - IIlỂU VĂN BẢN
Câu 1. Kể tóm tắt đoạn trích và cho biết truyện được kể bằng lời của nhân vật nào? Bài văn có thể chia làm mấy đoạn? Nội dung chính của mỗi đoạn?
Tóm tắt đoạn trích
Dế Mèn cậy mình có sức khoẻ, đẹp mã hơn người, nên hay khoe mẽ, gây gổ, cà khịa với tất cả bà con trong xóm: quát chị Cào Cào, ghẹo anh Gọng Vó... hung hăng, hông hách. Nhưng mọi người vị nể và không cố chấp. Dế Mèn lại càng tưởng mình ghê gớm đứng đầu thiên hạ.
Cho đến lần Dế Mèn nảy ra ý định trêu chọc chị Cốc. Dế Mèn rủ Dế Choắt cùng tham gia, nhưng Choắt từ chối và hết sức can ngăn nhưng Dế Mèn không chịu nghe theo. Chị Cốc hiếu lầm Dế Choắt là người trêu chọc chị nên đã mổ những vố như dùi sắt vào Dế Choắt. Dế Choắt bị chết oan. Dế Mèn vô cùng ân hận, đứng bên mộ Dế Choắt suy nghĩ về bài học đường đời đầu tiên của mình.
Ngôi kể
Trong đoạn văn này, lời kể của nhân vật chính - Dế Mèn — kể ở ngôi thứ nhất (nhân vật xưng tôi). Lời kể chân thành, thế hiện trung thực sự ăn năn, hốì lỗi của Dế Mèn. Tạo sự gần gũi giữa người kể và người đọc.
Bô cục: gồm có 2 đoạn
Đoạn 1: Từ đầu đến "... không thể làm lại được”: Một chú dể cường tráng và lỉiêu ngạo.
Đoạn 2: Phần còn lại: Bài học đầu tiên về đường đời.
Câu 2. Đọc kĩ lại đoạn văn từ đầu đến sắp đứng đầu thiên hạ rồi và ghi lại các chi tiết miêu tả Dế Mèn. Tìm một số tính từ miêu tả thay thế., rút ra nhận xét về cách dùng từ của tác giả; nhận xét về tính cách của Dê Mèn trong đoạn văn.
Các chi tiết miêu tả ngoại hình và hành dộng của Dế Mèn
* Ngoại hình:
Đôi càng mẫm bóng.
Những cái vuốt ở chân, ở khoeo cứ cứng dần và nhọn hoắt.
— Cái áo dài kín xuống tới tận chấm đuôi.
Cả người một màu nâu bóng mỡ soi gương được và rất Ưa nhìn.
Đầu to và nổi từng tảng rất bướng.
Hai cái răng đen nhánh và lúc nào cũng nhai ngoằm ngoặp.
Sợi râu dài và uốn cong một ve rất đỗi hùng dũng.
=> Ngoại hình của Đế Mèn được khắc hoạ rất sinh động. Đây là một chú dế rất đẹp và có sức vóc hơn người bởi: sự sang trọng của bộ cánh, sự oai vệ của bộ râu, sự lợi hại của đôi càng, sự cường tráng của cơ thể giông như một võ sĩ oai phong.
Hành động
Co cẳng đạp phanh phách vào các ngọn cỏ, làm cho những ngọn cỏ gẫy rạp như có dao cắt.
Mỗi khi tôi vũ lên nghe tiếng phành phạch giòn giã.
Đi đứng oai vệ dún dẩy các khoeo, chân rung lên rung xuống hai chiếc râu, chóc chốc lại trịnh trọng khoan thai đưa cả hai chân lên vuốt râu.
Cà khịa với tất cả mọi người trong xóm.
Quát mấy chị Cào Cào.
Ngứa chân đá một cái ghẹo anh Gọng Vó đang ngơ ngác từ dưới đầm lên.
=> Những hành động của Dế Mèn vừa thể hiện sự dũng mãnh, vừa thể hiện sự kiêu căng tự phụ của một ke tưởng mình đứng đầu thiên hạ, cái tính xốc nổi của tuổi trẻ hay ảo tưởng về bản thân.
Trình tự miêu tả của đoạn văn
Miêu tả từ bên ngoài đến bản chất bên trong, từ ngoại hình đến tính cách.
Tìm tính từ thay thế
mẫm bóng	-
to mập, nhẵn bóng
nhọn hoắt	=
nhọn như mũi giáo
ngắn liủn hoẳn -
ngắn tun ngủn, ngắn cũn
den nhánh	=
rất đen, đen muột
uốn cong	=
cong lên
hùng dũng	=
oai vệ, hùng hổ
bóng mỡ	=
bóng nhẫy
bướng	=
cứng đầu
Nhận xét: cách dùng từ của tác giả rất chính xác, sinh động, giàu sức gợi cảm, những từ đồng nghĩa mà ta tìm để thay thế không thể nào bằng được, làm dở câu văn đi.
Câu 3. Nhận xét về thái dộ của Dế Mèn dối với Dế Choắt (biểu hiện qua lời lẽ, cách xưng hô, giọng điệu)
Thái độ của Dế Mèn đôi với Dế Choắt rất khó chịu, vừa thể hiện sự trịch thượng ke cả, vừa thể hiện sự ích kỉ, khinh thường.
Sự trịch thượng kề cả:
Xưng hô với Dế Choắt là chú mày và tao mặc dù cả hai cùng tuổi, đó là thái độ của kẻ cả, bề trên. Ngay cả cái tên mà Dế Mèn đặt để gọi Dế Choắt cũng thể hiện sự chế giễu, trịch thượng.
Trong con mắt của Dê Mèn, chân dung của Dế Choắt thật thê thảm: gầy gò và dài lêu khêu như một gã nghiện thuốc phiện, cánh chỉ ngắn củn đến giữa lưng, râu ria cụt có một mầu, mặt mũi lúc nào cũng ngẩn ngẩn ngơ ngơ > đó là cái nhìn thể hiện sự cao ngạo của Dế Mèn đôi với bạn dế của mình.
ích kí khinh thường:
Sang chơi nhà Dế Choắt thì mặc sức chê bai nhà của Dế Choắt: luộm thuộm, bề bộn, tuềnh toàng, lên mặt mắng Dế Choắt: “lớn mả không có khôn”. Bỏ ngoài tai những lời than thở, phân trần của Dế Choắt.
Dế Choắt xin được đào giúp một cái ngách sang bôn nhà để phòng khi "tắt lửa tối đèn" thì Mòn ta lại khinh khỉnh, ích kỉ không cho và nói những lời phi báng “Đào tổ này thì cho chết”. Vì sự ích kỉ đó của Dế Mèn mà sau này Dế Choắt bị chết thảm.
Câu 4. Nêu diễn biến tâm lí và thái độ của Dế Mèn trong việc trêu Cốc dẫn đến cái chết của Dế Choắt.
a) Dế Mèn trêu chọc Cốc vì sự ngông cuồng tưởng mình tài ha và muốn chứng tỏ cho Dế Choắt biết, mỉnh không sợ bất kỉ ai trên đời. Từ lức bắt dầu trêu chị Cốc đến lúc Dế Choắt bị chị Cốc mổ chết, diễn biến tâm lí của Dế Mèn có nhiều sự thay đổi khác nhau:
Lúc bắt đầu trêu:
Sợ gì? Mày bảo tao sợ cái gì? Mày bảo tao còn biết sợ ai hơn tao nữa!
Giương mắt ra mà xem tao trêu con mụ Cốc đây này.
Lúc trêu xong: sự hãi, hèn nhát.
Cliị trợn tròn mắt, giương cánh lên... Tôi chui tọt vào hang.
Nép tận đáy mà tôi củng chết khiếp, nằm im thin thít.
Lúc Dế Choắt bị chị Cốc đánh chết: Thì khóc thảm thiết hốt hoảng ăn nãn hốì hận.
Nào tôi biết đâu cơ sự lại ra nông nỗi này!
Tôi hối lắm! Tôi hối hận lắm!
Chỉ tại cái tội ngông cuồng dại dột của tôi.
b) Bài học mà Dế Mèn rút ra trong đường đời đầu tiên cho mình: không được kiều căng tự phụ, không được cậy vào sức khoẻ của mình mà hung hăng làm bậy. Nếu không suy nghĩ cẩn thận trước khi làm sẽ mang hoạ vào thân.
Câu 5. Hình ảnh những con vật được miêu tả trong truyện có giống với chúng ta trong thực tế không? Có đặc điểm nào của con người được gán cho chúng? Có tác phẩm nào viết về loài vật tương tự?
Hình ảnh Dế Mèn và Dế Choắt được miều tả trong truyện rất giống với hình ảnh của con người trong thực tế.
+ Về hình dáng: con người có người mập, người ốm - ở đây cũng vậy. Dế Mèn to khoẻ, mập mạp, Dế Choắt gầy nhom, ốm yếu.
+ Về tính tình: Người hiền lành, yếu ớt, người mạnh mẽ, hung bạo. Dế Mèn kiêu ngạo, hung hăng - Dế Choắt hiền lành tội nghiệp.
+ Bệnh tật: Dế Choắt cũng bị bệnh hen giống như con người.
+ Trò chơi của Dế Mèn đốì với chị Cốc, là trò trêu chọc mà trẻ
em hay trêu chọc nhau.
=> Thế giới con vật nhưng thật ra đó là thế giới của con người.
Những tác phẩm viết về loài vật tương tự:
+ Đeo nhạc cho mèo (truyện ngụ ngôn)
+ Chú đất nung (Nguyễn Kiên)
Đám ma bác Giun
Bác Giun đào đất suốt ngày Trưa nay chết dưới bóng cây sau nhà
Họ hàng nhà kiến kéo ra Kiến con đi trước, kiến già theo sau
cầm hương, kiến đất bạc đầu Khóc than kiến cánh khoác màu áo tang
Kiến lửa đốt đuốc đỏ làng Kiến kim chống gậy, kiến càng nặng vai
Đám ma đưa đến là dài Qua những vườn chuôi, vườn khoai, vườn cà
Kiến đen uống rượu la đà Bao nhiêu kiến gió bay ra chia phần...
(Trần Đăng Khoa)
HƯỚNG DẪN LUYỆN TẬP
Sau khi chôn cất Dế Choắt, Dế Mèn đứng lặng hồi lâu trước nấm mồ của người bạn xấu số. Em thử hình dung tâm trạng của Dê Mèn và viết một đoạn văn diễn tả tâm trạng ấy theo lời của Dế Mèn.
Chao ôi! Chỉ vì tính ngông cuồng, nông nổi của tôi, mà một người bạn hiền lành tội nghiệp đã bị chết một cách oan uổng. Anh Dế Choắt ơi, tha lỗi cho tôi nhé! Tôi biết tội mình đáng chết muôn lần, nhưng mọi sự đã quá muộn màng rồi. Tôi thật là một kẻ ngu ngóc, “ếch ngồi đáy giếng”. Có một tí sức khoẻ, đã tưởng mình ghê gớm. Từ nay tôi không bao giờ còn dám huênh hoang tự đắc, kiêu ngạo nữa đâu. Cái chết của anh là một sự trả giá quá đắt cho sự ngông cuồng của tôi. Tôi thắm thìa lắm!
TƯ LIỆU THAM KHẢO
Khác với các truyện dân gian hoặc truyện trung đại, Dế Mèn phiêu lưu kí được thế hiện bằng cách viết hiện đại với các tình tiết phong phú, phức tạp. Các nhân vật được miêu tả kĩ lưỡng với các chi tiết đặc sắc về ngoại hình, hành động, đặc điểm tâm lí.
(Theo Nguyễn Trọng Hoàn - Đọc hiểu văn bản Ngữ văn ổ)
Về nghệ thuật điều không thể không nói là nghệ thuật miêu tả và kể chuyện. Tác phẩm chinh phục được người đọc từ những trang đầu đến khi kết thúc. Đó là nhờ tài quan sát và kể chuyện. Bằng trí tưởng tượng của nhà văn, ta cảm nhận được thế giới loài vật nhỏ bé như thế giới loài người, có những quan hệ và số phận của chúng.
(Theo Vũ Dương Quỹ, Lê Bảo - Bình giảng văn ổ)