Soạn Văn 6: Vượt thác

  • Vượt thác trang 1
  • Vượt thác trang 2
  • Vượt thác trang 3
  • Vượt thác trang 4
  • Vượt thác trang 5
  • Vượt thác trang 6
VƯỢT THÁC
Võ Quảng
KIẾN THỨC Cơ BẢN
Tác giả. (Võ Quảng sinh năm 1920, quê ở tỉnh Quảng Nam, là nhà văn chuyên viết cho thiếu nhi.
Tác phẩm. Bài "Vượt thác" trích từ chương XI của truyện "Què nội". Tên bài văn do người biên soạn đặt. "Què nội" (1974) cùng với "Tảng sáng" (1976) là những tác phẩm thành công nhất của Võ Quảng. Truyện viết về cuộc sống ở một làng quê ven sông Thu Bồn (làng Hoà Phước) tỉnh Quảng Nam, miền Trung Trung Bộ vào những ngày sau Cách mạng tháng Tám 1945 và những năm đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Nhân vật chính của truyện là hai em thiếu niên: Cục và Cù Lao.
Bài văn miêu tả cảnh vượt thác của con thuyền trên sông Thu Bồn, làm nổi bật vẻ hùng dũng và sức mạnh của con người lao động trên nền cảnh thiển nhiên rộng lớn, hùng vĩ.
Nghệ thuật tả cảnh, tả người từ điểm nhìn trên con thuyền theo hành trlnli vượt thác rất tự nliìên, sinh động.
HƯỚNG DẪN ĐỌC - HlỂU VĂN BẢN
Câu 1. Bài văn miêu tả một cuộc vượt thác của con thuyền theo trình tự thời gian và không gian, dựa vào trình tự trên hãy tìm bố cục của bài văn.
Ta có thể chia bố cục của bài văn thành ba đoạn:
Đoạn 1 (từ đầu đến nhiều thác nước): Con thuyền qua đoạn sông phẳng lặng trước khi đến chân thác.
Đoạn 2 (tiếp đến qua khỏi thác cổ Cò): Cảnh con thuyền vượt qua thác dữ.
Đoạn 3 (Phần còn lại): Con thuyền khi vượt qua thác dữ.
Câu 2. Cảnh dòng sông và hai bên bờ đã thay đổi như thế nào theo từng chặng đường của con thuyền? Theo em vị trí quan sát để miêu tả của người kể chuyện trong bài này là ở chỗ nào? Vị trí ấy có thích hỢp không? Vì sao?
a. Cảnh dòng sông và hai bên bở
Trước khi vượt thác
Dòng sông chảy ở đồng bằng hiền hoà, êm đềm thơ mộng yên bình: + Cánh buồm nhỏ căng phồng, thuyền rẽ sóng lướt bon bon.
+ Xung quanh những bãi dâu trải bạt ngàn.
+ Thuyền nào cũng xuôi chầm chậm.
Dòng sông khi sắp đến chân thác: cảnh sắc đã có sự thay đổi trở nên hoang sơ, hùng vĩ, bí hiểm:
+ Vườn tược cây um tùm.
+ Những chòm cổ thụ dáng mãnh liệt đứng trầm ngâm.
+ Núi cao như đột ngột hiện ra chắn ngay trước mặt.
Khi vượt thác
Cảnh thiên nhiên dữ dội, đầy đe doạ, uy hiếp tinh thần con người:
+ Nước tử trèn cao phóng giữa hai vách đá dựng đứng, chảy đứt đuôi rắn
+ Thuyền vùng vầng cứ chực tụt xuống quay đầu chạy về phía Hoà Thước.
— Con người phải vật lộn “Suốt buổi chống liền tay không phút hở”.
Sau khi vượt thác Cảnh sắc dần dần thay đổi
Từ chỗ gập ghềnh khúc khuỷu của núi rừng
+ Dòng nước cứ chảy quanh co dọc những núi cao sừng sững + Qua nhiều lớp núi.
Đến chỗ êm đềm bằng phảng của đồng ruộng:
+ Đồng ruộng lại mở ra.
Nhận xét về vị trí quan sát
Vị trí của quan sát là ngồi ở trên thuyền đi dọc theo dòng sông.
Đây là một vị trí rất thích hợp vì:
+ Người quan sát có thể thấy được những cảnh tượng đang thay đổi trên hai bên bờ sông.
+ Vừa quan sát được viễn cảnh - lại vừa nhìn được cận cảnh như những thước phim quay chậm.
+ Cảnh vật được tái hiện qua tâm trạng của người trong cuộc từ sự náo nức nôn nao lúc bắt đầu cuộc hành trình: “Thuyền rẽ sóng bon bon như đang nhớ núi rừng phải lướt cho nhanh để về cho kịp” để thả hồn đắm say vào những cảnh vật thiên nhiên thơ mộng kì thú. Với những ngàn dâu bạt ngàn đến tận những làng xa tít “Những chân cây cổ thụ” hùng vĩ uy nghi “những thác nước dựng đứng phóng từ trên cao xuống” đến sự cảm phục ngưỡng mộ về sự “oai linh và hùng vĩ” của con người khi vượt qua thác dữ.
Câu 3. Cảnh con thuyền vượt thác đã được miêu tả như thế nào? Ngoại hình và hành động của nhân vật dượng Hương trong cuộc vượt thác? Nêu ý nghĩa của sự so sánh “dượng Hương giống như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh”.
Cảnh con thuyền vượt thác
Cảnh con thuyền vượt thác được miêu tả rất sinh động, hấp dẫn là một trận thuỷ chiến quyết liệt, một cuộc đấu trí và đấu lực giữa thiên nhiên và con người:
Thiên nliièn: vô cùng hùng mạnh, một sức mạnh vốn có từ ngàn đời, sẵn sàng đè bẹp tất cả những ai dám đương đầu với nó. Nước từ trên cao phóng xuống giữa hai vách đá dựng đứng.
Con người: Rất đơn giản, thô sơ về lực lượng, chỉ có: “Ba chiếc sào bằng tre đầu bịt sắt” và một bữa cơm ăn cho chắc bụng. Thế nhưng con người với trí tuệ và lòng dũng cảm can trường của mình đã chiến thắng một cách vẻ vang.
Nhân vật dượng Hương Thư
Ngoại hình: Đẹp như một bức phù điêu gân guốc, rắn chắc thân hình như một pho tượng đồng đúc, các bắp thịt cuồn cuộn, hai hàm răng cắn chặt, quai hàm banh ra, cặp mắt nảy lửa.
Hành động: Phóng chiếc sào xuống lòng sông nghe tiếng “soạc” ghì chặt lấy đầu sào, lấy thế giáp trụ, những động tác thả sào, rút sào rộn ràng nhanh như cắt, ghì trên ngọn sào giống như một hiệp sĩ.
=> Những hành động rất nhanh gọn, dũng mãnh - đầy uy lực giông như một dũng sĩ khác hẳn với dượng Hương Thư thường ngày nhỏ nhẹ nhu mì là thế, thể hiện tư thế hào hùng của con người trước thiên nhiên.
Nghệ thuật so sánh
Hình ảnh so sánh dượng Hương Thư giống như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh là một hình ảnh so sánh đầy ý nghĩa:
Làm nổi bật bản lĩnh sự phi thường của những con người bình dị trong thử thách, gian lao của cuộc sông => kì vĩ hoá vẻ đẹp của nhân vật.
Làm nhân vật có những vẻ đẹp giống như những nhân vật trong sử thi thần thoại (Đăm San, Xinh Nhã).
Câu 4. Ở đoạn đầu và đoạn cuổì bài có mang hình ảnh cây cổ thụ trên bờ sông. Ý nghĩa của mỗi trường hựp?
Hình ảnh cây cổ thụ
Hình ảnh cây cổ thụ ở đoạn đầu: Dọc sông, những chòm cây cổ thụ dáng mãnh liệt, đứng trầm ngâm lặng nhìn xuống nước.
Hình ảnh cây cồ thụ ở đoạn cuối: Dọc sườn núi, những cây to giữa những bụi lúp xúp, nom xa như những cụ già vung tay bể đám con cháu tiến về phía trước.
Ý nghĩa:
Hình ảnh cây cổ thụ trong đoạn thứ nhất được thể hiện bằng phương pháp nhân hoá ẩn dụ. Cây cổ thụ ở đây mang tâm trạng suy tư lo lắng: liệu con thuyền nhỏ bé kia có biết phía trước là thác dữ không? Và nó có vượt qua được không? Dáng trầm ngâm và lặng nhìn của cây như một sự mách bảo cho con thuyền hãy cảnh giác phía trước có nguy hiếm!
Hình ảnh cây cổ thụ trong đoạn thứ hai được thể hiện bằng phương pháp so sánh những chòm cây ở đây thể hiện tâm trạng hân hoan chào đón con người đã chinh phục, đã chiến thắng được thiên nhiên hung dữ. Thiên nhiên động viên khích lệ con người.
=> Cây cổ thụ là nhân chứng cho cuộc vượt thác của con người - là sự sáng tạo độc đáo của tác giả.
Câu 5. Qua bài văn em cảm nhận như thế nào về thiên nhiên và con người lao động đã được miêu tả?
Mỗi em sẽ có cách cảm nhận của riêng mình nhưng chú ý tập • trung thể hiện vẻ đẹp của thiên nhiên và con người.
Cảm nhận về thiên nhiên: vừa rất đẹp, thơ mộng lại vừa rất hùng vĩ, khoáng đạt.
Cảm nhận về con người: vừa hiền lành, bình dị lại vừa dũng mãnh. Dượng Hương Thư giống như một dũng sĩ trên sông nước.
HƯỚNG DẪN LUYỆN TẬP
Nêu những nét đặc sắc của phong cảnh thiên nhiên và
nghệ thuật miêu tả của tác giả qua hai bài “Sông nước Cà Mau” và “Vượt thác”
Sông nước Cà Mau
Cảnli tliièn nhiên:
Vừa rất êm đềm thơ mộng: “thuyền rẽ sóng lướt bon bon, bãi dâu trải bạt ngàn đến tận làng xa tít.
Vừa rất hùng vĩ dữ dội lắm thác dữ: núi cao đột ngột hiện ra, nước ở trên cao phóng giữa hai vách đá dựng đứng, nhiều cây cố thụ.
Nghệ thuật miều tả:
Lời kể theo ngôi thứ nhất, lối kể chuyện tự nhiên
Điếm nhìn từ trên thuyền, một vị trí rất thích hợp
Cách miêu tả tinh tế sử dụng nhiều phương pháp nghệ thuật so sánh, nhân hoá, bằng lối chấm phá.
Vượt thác
Cảnh thiền nhiên:
Rộng lớn, hùng vĩ, đầy sức sông hoang dã
Kênh rạch chằng chịt
Chợ liền sông, chợ ngay trên sông
Rừng đước tầng tầng lớp lớp.
Nghệ thuật:
Lời kể theo ngôi thứ nhất
Vị trí của người kể ngồi ở trên thuyền
Sử dụng nhiều phương pháp nghệ thuật: so sánh, nhân hoá, liệt kê
Miêu tả cụ thể chi tiết, huy động nhiều giác quan: thị giác, thính giác, xúc giác.
TƯ LIỆU THAM KHẢO
Bài “Sông nước Cà Mau” đưa người ta đến với vùng đất mới ở cực nam Tổ quốc với khung cảnh bao la, hoang dã, với kênh rạch sông ngòi chằng chịt. Còn ở bài “Vượt thác” là dòng sông Thu Bồn với cảnh vật thay đổi từ vùng đồng bằng trù phú ở hạ lưu qua những núi non thác ghềnh đốì với thượng nguồn. Nghệ thuật miêu tả ở mỗi tác giả đều có nét đặc sắc riêng. Đoàn Giỏi chú trọng đến những ấn tượng cảm nhận được bằng cách huy động nhiều giác quan cùng với những hiểu biết phong phú về vùng đất ấy, còn Võ Quảng miêu tả phong cảnh bằng vài nét chấm phá, kết hợp với việc khắc hoạ hình ảnh con người lao động đầy sức mạnh và sự dũng mãnh, nổi bật trên nền cảnh thiên nhiên hùng vĩ.
(Ôn tập Ngữ văn 6- Nguyễn Văn Long chủ biên)