Soạn Văn 6: Ôn tập văn miêu tả

  • Ôn tập văn miêu tả trang 1
  • Ôn tập văn miêu tả trang 2
  • Ôn tập văn miêu tả trang 3
ÔN TẬP VĂN MIÊU TẢ
KIẾN THỨC Cơ BẢN
Dù tả cảnh hay tả người thì củng phải lựa chọn được các chi tiết và hình ảnh đặc sắc, tiêu biểu, sau đó trình bày theo một thứ tự nhất định. Muốn tả sinh động cần phải biết liên tưởng, tưởng tượng và ví von, so sánh.
HƯỚNG DẪN LUYỆN TẬP
Câu 1. Đây là một đoạn văn tả cảnh mặt trời tiêu biểu, rất hay và độc đáo. Theo em điều gì tạo nên cái hay, cái độc đáo cho đoạn văn.
Sau trận bão, chân trời, ngấn bể sạch như tấm kính lau hết mây hết bụi. Mặt trời nhú lên dần dần, rồi lên cho kì hết. Tròn trĩnh phúc hậu như lòng đỏ một quả trứng thiên nhiên đầy đặn. Quả trứng hồng hào thăm thẳm và đường bệ đặt lên một mâm bạc đường kính mâm rộng bằng cả một cái chân trời màu ngọc trai nước biển ửng hồng. Y như một mâm lễ phẩm tiến ra từ trong bỉnh minh để mừng cho sự trường thọ của tất cả những người chài lưới trên muôn thuở biển Đông.
(Nguyễn Tuân)
Điều làm nên cái hay, cái độc đáo của đoạn văn là ở chỗ:
Trình tự miêu tả theo thứ tự: trước khi mặt trời mọc rồi đến khi mặt trời mọc.
Nhiều hình ảnh đặc sắc
Sự liên tưởng so sánh độc đáo của nhà văn: như một tấm kính... y như mâm lễ phẩm... Quả trứng hồng...
Thể hiện tình cảm, thái độ của người viết đối với sự vật.
Câu 2. Nếu tả quang cảnh một đầm sen vào mùa hoa nở, em sẽ lập dàn ý cho bài văn như thế nào?
Mở bài:
Giới thiệu hoàn cảnh được ngắm đầm sen vào mùa hoa nở (Ngày hè tháng sáu đi về quê ngoại).
Nêu quang cảnh chung: Đầm sen rộng mênh mông có tới vài mẫu nằm ngay đầu làng toàn là sen hồng đang vào độ ra bông.
Thân bài:
Tả mặt hồ.
Tả lá sen, bông sen, hương sen.
Mùi hương toả trong không gian.
Hồ sen khi có gió, khi vào lúc chiều tà.
Kết bài:
Cảm xúc của em trước vẻ đẹp của hoa sen, đầm sen.
Câu 3. Nếu tả một em bé ngây thơ bụ bẫm đang tập đi thì em sẽ tả theo thứ tự nào?
Nếu tả em bé, ta tả theo thứ tự từ hình dáng đến hoạt động.
Các chi tiết miêu tả để thể hiện sự bụ bẫm ngây thơ: cặp mắt đen tròn, hai má hồng phúng phình, tả bàn tay bụ bẫm có những ngấn vòng tròn, đôi môi hồng thơm mùi sữa mẹ.
Chi tiết thể hiện sự đáng yêu: bước đi chập chững, giọng nói bi bô chưa rõ tiếng, nụ cười thật dễ mến...
(Chú ý dùng biện pháp so sánh)
Câu 4. Đọc lại “Bài học đường đời đầu tiên” của Tô Hoài và
“Buổi học cuôi cùng1' của A. Đô-đê tìm mỗi bài một đoạn văn miêu tả, một đoạn văn tự sự, chỉ ra liên tưởng độc đáo trong mỗi bài.
a) Tôi bước qua ghế dài và ngồi ngay xuống trước bàn mình. Chỉ đến lúc ấy, đã hơi hoàn hồn, tôi mới nhận ra thầy giáo chúng tôi mặc 134
chiếc áo rơ-đanli-gốt màu xanh lục, diềm lá sen gấp nếp mịn và đội cái mủ tròn bằng lụa đen thêu mà thầy chỉ dùng vào những hôm có thanh tra hoặc phát phần thưởng. Ngoài ra, lớp học có cái gỉ đó khác thường và trang trọng. Nhưng điểu làm tôi ngạc nhiên hơn cả, là trông thấy ở phía cuối lớp, trên những hàng ghế thường bỏ trống, dân làng ngồi lặng lẽ giống như chúng tôi.
(Đoạn văn mièu tả không khí trang nghiêm, long trọng của buổi học cuối cùng)
(Buổi học cuối cùng)
b) Dế Choắt trả lời tôi bằng một giọng rất buồn rầu:
Thưa anh, em cũng muốn khôn nhưng khôn không được. Đụng đến việc là em thở rồi, không còn hơi sức đâu mà đào bới nữa. Lắm khi em cũng nghĩ nỗi nhà cửa như thế này là nguy hiểm, nhưng em nghềo sức quá, em đã nghĩ ròng rã hàng mấy tháng cũng không biết làm như thế nào. Hay là bây giờ em nghĩ thế này... Song anh có cho phép nói em mới dám nói...
(Đoạn văn tự sự Dế Choắt kể về cảnh ngộ của mình)
(Bài học đường đời đầu tiên)
+ Trong cả hai bài đều có những liên tưởng so sánh rất độc đáo. Chẳng hạn:
Chàng Dế Clioắt, người gầy gò và dài lêu nghêu như một gã nghiện thuốc phiện.
(Bài học đường đời đầu tiên)
Quyển ngữ pháp, quyển thánh sử của tôi giờ đây dường như những người bạn cố tri.
(Buổi học cuối cùng)
(Em tìm thêm những ví dụ khác nhé)