Soạn Văn 6: Lượm

  • Lượm trang 1
  • Lượm trang 2
  • Lượm trang 3
  • Lượm trang 4
  • Lượm trang 5
  • Lượm trang 6
LƯỢM
Tố Hữu
KIẾN THỨC Cơ BẢN
Tác giả
Tố Hữu tên khai sinh là Nguyễn Kim Thành, sinh năm 1920, quê ở tỉnh Thừa Thiên - Huế, là nhà cách mạng và nhà thơ lớn của thơ ca hiện đại Việt Nam. Bài Lượm được ông sáng tác năm 1949, trong thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp.
Bài thơ in trong tập thơ Việt Bắc
Bằng cách kết hợp miêu tả với kể chuyện và hiểu hiện cảm xúc, bài thơ đã khắc lioạ hỉnh ảnh chú hé liên lạc Lượm hồn nhiên, vui tươi, hăng hái, dũng cảm. Lượm đã hi sình nhưng hình ảnh của em còn đọng mãi với què hương, đất nước và trong lòng mọi người.
Thể thơ bốn chữ, nhiều từ láy có giá trị gợi hình và giàu âm điệu đã góp phần tạo nên thành công trong nghệ thuật xây dựng hình tượng nhân vật.
HƯỚNG DẪN ĐỌC HIỂU VĂN BẢN
Câu 1. Bài thơ kể và tả về Lượm qua những sự việc nào, bằng lời của ai? Dựa theo trình tự lối kể ấy, em hãy tìm bố cục bài thơ.
+ Bài thơ kể về chú bé Lượm, một chú bé liên lạc hồn nhiên, yêu đời, dũng cảm và đã hi sinh trong lúc làm nhiệm vụ, vào thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.
+ Bài thơ kể lại cuộc đời của chú bé Lượm bằng chính giọng kể của tác giả, với một tấm lòng yêu mến xót thương và cảm phục.
+ Bố cục bài thơ: gồm có ba phần
Phần một (từ đầu đến cháu đi xa dầnỴ. Lượm chú bé liên lạc hồn nhiên, vui tươi.
Phần hai (tiếp theo đến Lượm ơi còn khôngỵ Sự hi sinh anh dũng của Lượm.
Phần ba (còn lại): Sự bất tử của người anh hùng nhỏ tuổi.
Câu 2. Hình ảnh của Lượm trong đoạn thơ từ khổ thứ hai đến khố thứ năm có những nét đáng yêu, đáng mến nào?
Hình ảnh của Lượm dược miêu tả trong đoạn thơ từ khổ thứ hai đến khổ thứ năm về những phương diện:
Trang phục:
Cái xắc xinh xinh ... Ca lô dội lệch.
Trang phục y như của một người lính thật sự. Sự đáng yêu, dễ mến được toát ra từ một người chiên sĩ nhí nhanh nhẹn, nhí nhảnh phù hợp với lứa tuổi.
-Hình dáng:
Chú bé loắt choắt Cái chân thoăn thoắt Cái đều nghênh nghênh.
Ilình dáng bé nhỏ, nhưng rất nhanh nhẹn, hoạt bát và tinh nghịch.
Cử chí:
Mồm huýt sáo vang Cháu cười híp mí.
Rất hồn nhiên, ngây thơ trong sáng, bởi vì không có gì biểu hiện sự trong treo của tâm hồn bằng nụ cười và điệu sáo.
Lời nói
Cháu di liên lạc Vui lắm chú à ơ dồn Mang Cá Thích hơn ở nhà.
Đây là “một trong những câu thơ hay nhất viết về thiếu nhi Việt Nam” (Nguyễn Trọng Iloàn) theo chú được đánh giặc là một niềm yêu thích. Lượm đã gánh vác nhiệm vụ lớn lao một cách rất hồn nhiên.
Tác dụng của đoạn thơ:
Đoạn tho' đã miêu tả về hình ảnh của chú bé Lượm rất đáng yêu: nhỏ nhắn, xinh xắn, hồn nhiên yêu đời.
Thể hiện tình cảm quý mến sâu sắc của nhà thơ đối với chú bé liên lạc, bởi lẽ có yêu quý Lượm rất nhiều thì nhà thơ mới miêu tả chân dung về Lượm đẹp đến thế.
Nghệ thuật:
Từ láy: Đoạn thơ có rất nhiều từ láy gợi hình: loắt choắt, xinh xinh, thoăn thoắt, nghênh nghênh.
Nhịp thơ: 2/2 đều đặn (Thể thơ bốn chữ đậm chất dân gian).
Phép điệp: cái xắc, cái chân, cái đầu gợi lên sự sinh động và những nét ngộ nghĩnh đáng yêu của cậu bé.
Phép so sánh:
Như con chim chích Nhảy trên đường vàng.
+ Thể hiện hình dáng nhỏ nhắn và tính cách nhí nhảnh, hồn nhiên của chú bé liên lạc, dường như có chú bé Lượm đang chạy nhảy tung tăng trước mắt người đọc.
+ Con đường vàng: chú bé đi trên cánh đồng lúa vàng rực của làng quê, đó còn là con đường vàng của tuổi thơ chăn trâu, thả diều, với trò chơi đuổi bắt cùng bè bạn.
Câu 4. Nhà thơ đã hình dung, miêu tả chuyến đi liên lạc cuối cùng và sự hi sinh của Lượm như thế nào? Hình ảnh Lượm gợi cho em cảm xúc gì?
Từ khổ thơ thứ 6 đến khổ thứ 14, nhà thơ miêu tả chuyến đi liên lạc cuối cùng và sự hi sinh của Lượm
+ Ảm điệu: Từ nhanh, sôi nổi chuyển sang chậm, trầm xuống xót xa, khi nhận được tin dữ cũng như khi miêu tả sự hi sinh của Lượm.
+ Hoàn cảnh hi sinh: Trong một chuyến liên lạc với nhiệm vụ trọng trách Thư đề thượng khẩn. Chú “đồng chí nhỏ ấy đã rất gan dạ, quả cảm Vụt qua mặt trận đạn bay vèo vèo” bất chấp nguy hiểm, nhà thơ đã miêu tả tinh thần cách mạng của lứa tuổi thiếu nhi Việt Nam, xứ sở lạ lùng đến em thơ củng hoá những anh hùng.
+ Hình ảnh hi sinh: Rất xúc động, đầy cao cả thiêng liêng như một thiên thần:
Cliáu riằm trên lúa Tay nắm chặt bông Lúa thơm mùi sữa Hồn bay giữa đồng.
“Cánh đồng quê hương như một vòng nôi, như vòng tay mẹ ấm êm, dịu dàng đón em vào lòng. Em chết mà tay vẫn nắm chặt bông lúa quê hương và hương lúa vẫn bao bọc quanh em, như ru cho em đi vào giấc ngủ đẹp của tuổi thơ anh hùng. Em chết mà hồn bay giữa đồng vừa thiêng liêng vừa gần gũi biết bao” (Nguyễn Xuân Lạc).
Khổ thơ có cấu tạo đặc biệt, tác dụng của nó.
Đoạn thơ có hai khổ có cấu tạo đặc biệt
+ Khổ thứ 7 của bài thơ (khổ thứ hai của đoạn thơ):
Ra thế Lượm ơi...
Thực chất đây là một câu thơ được ngắt thành hai dòng, như bị gãy đôi thế hiện sự hụt hẫng, đau đớn, sự bàng hoàng xót xa, nghẹn ngào của tác giả khi nhận được tin Lượm hi sinh.
+ Khố’ thứ 13 của bài thơ (khổ thứ 8 của đoạn thơ):
Lượm ơi, còn không?
Dòng thơ được tách thành một khổ thơ.
Câu hỏi xoáy vào lòng người nỗi buồn đau nhức buốt dường như nhà thơ không muôn tin vào sự thật nghiệt ngã: Lượm đã hi sinh.
Câu 5. Tìm những thay đổi cách gọi của người kể đối với
Lưựm, nêu tác dụng của nó trong việc biểu hiện cảm xúc của tác giả.
Những thay đổi trong cách gọi của người kể đối với Lượm.
Chú - Cháu	
- Mô'i quan hệ gắn bó thân mật giữa Lượm và người kể - từ trước đó.
	► Đồng Chí 	
- Việc làm, và hành động hi sinh cao đẹp của Lượm như một chiến sĩ thực thụ, nhà thơ trân trọng gọi em là đồng chí.
	► Chú - Cháu
- Khi miêu tả cảnh Lượm nằm trên đồng, nhà thơ lại âu yếm gọi em bằng cháu thân thương.
Câu 6. Vì sao ở phần cuối tác giả lại lặp lại hai khổ thơ ở đoạn đầu với hình ảnh Lượm hồn nhiên, vui tươi?
+ Điệp khúc theo lối vòng tròn
+ Khẳng định sự sông mãi của Lượm đôi với quê hương đất nước. + Khắc ghi mãi hình ảnh một chú bé hồn nhiên, vui tươi, nhí
nhảnh trong lòng tác giả và độc giả.
HƯỚNG DẪN LUYỆN TẬP
Câu 1. Các em học thuộc lòng đoạn thơ theo quy định từ “mộí hôm” cho đến hết bài, nhưng tốt nhất là học thuộc lòng cả bài thơ.
Câu 2. Viết một đoạn văn khoảng mười dòng miêu tả chuyến đi liên lạc cuối cùng và sự hi sinh của Lượm.
Đoạn văn tham khảo:
Hôm ấy là một ngày cuối đông, có một công văn từ thị uỷ chuyển xuống, lệnh cho đơn vị trinh sát phải chuyển gấp địa hàn để tránh đợt khủng hố của giặc. Tình hình hết sức gấp gáp, không thể chờ đềm đến Lượm phải lập tức lên đường. Nguy hiểm nhất trên đường Lượm phải đi qua Phú Bài nơi bọn địch đi tuần tra suốt ngày. Tất cả mọi người đều lo lắng. Lượm đã vượt qua ha đội tuần tra của địch rất khéo, bóng dáng chú hé cứ thoắt ẩn, thoắt hiện nhấp nhô giữa cánh đồng. Bỗng một loạt tiểu liền từ trong bốt giặc bắn ra xối xả, Lượm vẫn thoăn thoắt băng mình lên phía trước. Rồi một loạt khác nữa, bóng chú bé bỗng dưng khựng lại. Lượm ngã xuống, máu ướt đẫm cả áo, một tay em nắm chặt chiếc xắc cốt, tay kia nắm chặt bông lúa, cả cánh đồng xao động, sóng lúa dập dờn miên man, đón linh hồn của một thiền thần bé nhỏ bay vào vũ trụ.
TƯ LIỆU THAM KHẢO
... Một từ đồng chí mà náo nức xôn xao. Đó là ngôn ngữ mà cũng là tiêhg reo vang khi người ta có thể từ giã tuổi thơ để bước vào đội ngũ. Một thế giới mới lạ mở ra, cho dù dấu vết tuổi thơ còn đó.
... Về nghệ thuật bài thơ, Tố Hữu đã bắc được một cái cầu nối với bạn đọc nhỏ tuổi bằng thể thơ bốh chữ thật trong trẻo, hồn nhiên như bà kể cho cháu, mẹ kế cho con... Tính sinh động của bài thơ còn thề’ hiện ở sự ngắt nhịp như những nốt lặng trên dòng chảy tâm tình.
(Bình giảng văn ổ - Vũ Dương Quỹ và Lê Bảo)
... Và yêu nhất là cái tiếng chào: “Tliôi chào đồng chí” vừa tinh nghịch, dí dỏm, lại vừa đứng đắn nghiêm trang, bởi em đã tham gia kháng chiến như mọi người, như chú của em vậy. Trong tiếng chào ấy, thấy vang lên một niềm kiêu hãnh tự hào, rất trẻ con và rất đáng yêu của Lượm.
... Hai khổ thơ cuối láy lại khổ thứ hai và thứ ba như một điệp khúc đã khẳng định: Lượm vẫn sống mãi với quê hương đất nước, sống mãi trong lòng tác giả. Bài thơ kết thúc nhưng ý thơ vẫn còn tiếp nối mãi trong lòng người đọc hình ảnh một chú bé liên lạc hồn nhiên mà dũng cảm,, đáng yêu và đáng khâm phục. Và như vậy Lượm vẫn còn sống mãi';, trong lòng chúng ta, như một bài ca bất diệt về tuổi thơ trong sáng, đã hiến dâng đời mình cho độc lập tự do của dân tộc.
(Hướng dẫn tự học Ngữ văn - Bùi Tất Tường, Nguyễn Xuân Lạc)
... Con chim chích hông, thiên thần bé nhỏ đã yên nghỉ trên’ cánh đồng quê hương, tay thơm mùi sữa. Hương thơm lúa non tinh khiết bao phủ quanh em, hay hồn em lẫn vào hương lúa thơm ngào ngạt, em đã hoá thân vào quê hương xứ sở, vào thiên nhiên đất nước.
(Đọc - Hiểu văn bản Ngũ văn 6- Nguyễn Trọng Hoàn)