Soạn Văn 6: Tổng kết phần Tập làm văn

  • Tổng kết phần Tập làm văn trang 1
  • Tổng kết phần Tập làm văn trang 2
  • Tổng kết phần Tập làm văn trang 3
  • Tổng kết phần Tập làm văn trang 4
  • Tổng kết phần Tập làm văn trang 5
TỔNG KẾT PHẦN TẬP LÀM VĂN
I. CÁC LOẠI VĂN BẢN VÀ NHỮNG PHƯƠNG THỨC BIỂU ĐẠT ĐÃ HỌC
Câu 1. Hãy dẫn ra một số bài văn đã học theo mẫu thống kê.
STT
Các phương thức biểu đạt
Thể hiện qua một số văn bản đã học
1
Tự sự
Con Rồng, cháu Tiên; Thạch Sanh; Con hố’ có nghĩa; Bức tranh của em gái tôi
2
Miêu tả
Bài học đường đời đầu tiên; Sông nước Cà Mau
3
Biểu cảm
Lượm; Đêm nay Bác không ngủ; Cây tre Việt Nam
4
Nghị luận
Lòng yêu nước; cầu Long Biên - chứng nhân lịch sử; Cây tre Việt Nam
5
Thuyết minh
Động Phong Nha
6
Hành chính - công vụ
Đơn từ
Câu 2. Hãy xác định và ghi ra vở phương thức biểu đạt chính trong các văn bản sau:
Em dựa vào câu (1) để có cách làm hợp lí ở câu (2)
STT
Tên văn bản
Phương thức biểu đạt chính
1
Thạch Sanh
Tự sự
2
Lượm
Biểu cảm
3
Mưa
Biểu cảm
4
Bài học đường đời đầu tiên
Miêu tả
5
Cây tre Việt Nam
Nghị luận
Câu 3. Trong sách giáo khoa Ngữ văn 6, em đã luyện tập các loại văn bản theo phương thức nào? Thống kê ra vở theo bảng sau:
Em nhớ lại những bài làm văn đã được thầy cô giáo cho làm tại lớp từ đầu năm đến cuối năm (các dạng đề đã làm).
STT
Phương thức biểu đạt
Đã tập làm
1
Tự sự
Kể lại một chuyện đã biết (truyền thuyết, cổ tích) bằng lời văn của em (Bài viết số 1).
Kể về một việc tốt đã làm, về sự mắc lỗi, kỉ niệm thơ ấu, thầy cô giáo, gương tốt (Bài viết số 2).
- Kể về kỉ niệm đáng nhớ, người bạn mới quen, ông bà, cha mẹ... (Bài viết số 3, Bài viết số 4).
- Tả lại hình ảnh: cây đào, cây mai, hàng
2
Miêu tả
phượng vĩ, cảnh bão lụt, khu phô' làng xóm (Bài viết số 5).
- Tả người: Tả người thân yêu, gần gũi: ông bà, cha mẹ, cụ già ngồi câu cá, lực sĩ cử tạ (Bài viết số 6, Bài viết số 7).
3
Biểu cảm
- Tập làm thơ năm chữ, bốn chữ.
4
Nghị luận
Các em chưa làm bài viết loại này, nhưng đang tập làm qua phần Đọc - hiểu văn bản.
II. ĐẶC ĐIỂM VÀ CÁCH LÀM
Câu 1. Theo em văn bản miêu tả, tự sự, đơn từ khác nhau ở chỗ nào? So sánh mục đích, nội dung, hình thức trình bày theo bảng sau:
Muốn làm tốt câu này các em xem lại kiến thức tr.16 Ngữ văn 6,
Tập một, và sau đó ghi vào bảng thống kê.
STT
Văn
bản
Mục đích
Nội dung
Hình thức
1
Tự
sự
Trình	bày
diễn biến sự việc
Kể lại một chuỗi sự việc có quan hệ với nhau, từ khi bắt đầu đến kết thúc, tạo thành một câu chuyện, thể hiện một ý nghĩa.
Gồm có 3 phần
Mở bài
Thân bài
Kết bài
2
Miêu
tả
Tái	hiện
trạng thái sự vật,	con
người
- Quan sát, lựa chọn những hình ảnh tiêu biểu, và trình bày theo một thứ tự nhất định.
Gồm có 3 phần
Mở bài
Thân bài
Kết bài
3
Đơn
từ
Trình bày ý muốn, nguyện vong nào đó
- Những vấn đề xảy ra trong đời sống mà nơi giải quyết là đoàn thể, tổ
Theo thứ tự tám mục
chức, chính quyền.
Câu 2. Mỗi bài văn tự sự và miêu tả đều có 3 phần. Hãy nêu nội dung và những lưu ý trong cách thể hiện từng phần theo bảng.
STT
Các
phần
Tự sự
Miêu tả
1
Mở bài
Giới thiệu chung về nhân vật và
Giới thiệu cảnh được tả.
sự việc
2
Thân
bài
Kể diễn biến sự việc
Tập trung tả cảnh vật chi tiết theo một thứ tự tả vật: xa, gần, cao thấp, trên dưới; tả người: ngoại hình cử chỉ, lời nói, hành động.
3
Kết
bài
Kể kết cục của sự việc
Nêu nhận xét hoặc cảm nghĩ của người viết về cảnh vật hoặc người được tả.
Câu 3. Mối quan hệ giữa sự vật, nhân vật, chủ đề trong văn bản tự sự cho, ví dụ cụ thể.
+ Giữa sự việc, nhân vật, chủ đề có mối quan hệ tương hỗ cho nhau.
+ Các sự việc liên kết với nhau tạo nên đặc điểm tính cách nhân vật - qua số phận, đặc điểm nhân vật thể hiện chủ đề của tác phẩm và ngược lại.
+ Ví dụ: Qua các sự việc như: Thái độ đối với Phrăng, cách trang phục, những lời giảng trong buổi học cuối cùng, Thái độ lúc kết thúc buổi học => tạo nên đặc điểm tính cách riêng của thầy giáo Ha-men -» Qua nhân vật thầy giáo Ha-men bộc lộ chủ đề của tác phẩm: Ngợi ca lòng yêu nước.
Câu 4. Nhân vật trong tự sự được kể và tả qua những yếu tố nào? Nêu dẫn chứng.
Nhân vật trong tự sự được kể và miêu tả qua những yếu tô" sau:
Ngoại hình (khuôn mặt, hình dáng, ánh mắt, nụ cười, mái tóc, trang phục, đồ dùng), lai lịch.
Lời nói, hành động, sở thích...
+ Suy nghĩ, nội tâm bên trong...
Ví dụ: Nhân vật thầy giáo Ha-men.
Ngoại hình, trang phục: Mặc chiếc áo rơ-đanh-got, màu xanh lục, đội cái mũ tròn bằng lụa đen.
Hành động, lời nói: Bảo tôi thật dịu dàng, bước lên bục nói với chúng tôi: Các con ơi, đây là lần cuối cùng thầy dạy các con...
Suy nghĩ: Như muốn truyền toàn bộ tri thức của mình cho học sinh. Câu 5. Thứ tự kể và ngôi kể có tác dụng như thế nào?
Thứ tự kể: (trước sau, xa, gần, trong ngoài) làm cho câu chuyện rành mạch, rõ ràng giúp người đọc dễ tiếp nhận.
Ngôi kể:
+ Ngôi thứ nhất: giúp nhân vật thể hiện mình một cách trực tiếp, tạo sự thuyết phục (Bức tranh của em gái tôi).
+ Ngôi kể thứ ba (người kể ẩn mình đi) tạo cho câu chuyện mang tính khách quan (Con hổ có nghĩa, Thánh Gióng...).
Câu 6. Vì sao miêu tả đòi hỏi phải quan sát sự vật, hiện tượng và con người?
Mục đích của miêu tả là nhằm tái hiện lại sự vật, hiện tượng, con người một cách chân thực, sinh động như vein có ở ngoài đời. Muốn tái hiện được như vậy đòi hỏi phải có sự quan sát kĩ lưỡng, chi tiết để có thể miêu tả được tốt.
Câu 7. Hãy nêu lại các phương pháp miêu tả đã học.
Có hai loại phương pháp miêu tả: phương pháp miêu tả cảnh và phương pháp miêu tả người, về cơ bản là giống nhau.
Phương pháp tả cảnh, muốn tả cảnh cần:
Xác định đối tượng miêu tả.
Quan sát, lựa chọn hình ảnh tiêu biểu.
Trình bày những điều quan sát được theo một thứ tự.
Phương pháp tả người, muốn tả người cần:
Xác định đô"i tượng cần tả (tả chân dung hay tả người trong tư thế làm việc).
Quan sát, lựa chọn các chi tiết tiêu biểu.
Trình bày kết quả quan sát theo một thứ tự.
LUYỆN TẬP
Câu 1 + 2 (Xem phần Một số bài văn tham khảo - Bài viết sô 7)
Câu 3. Trong các nội dung của tờ đơn nêu sau đây, còn thiếu mục nào? Mục đó có thể thiếu được không?
Quốc hiệu và tiêu ngữ
Nơi làm đơn và ngày... tháng... năm...
Tên đơn
Nơi gửi
Họ tên, nơi công tác hoặc nơi ở của người viết đơn
Cam đoan và cảm ơn
Kí tên
+ Nội dung của tờ đơn trên còn thiếu mục: Trình bày lí do viết đơn, nguyện vọng đề đạt.
+ Đây là mục quan trọng nhất của một tờ đơn, vì vậy không thể thiếu được.