Soạn Văn 6: Bức thư của thủ lĩnh da đỏ

  • Bức thư của thủ lĩnh da đỏ trang 1
  • Bức thư của thủ lĩnh da đỏ trang 2
  • Bức thư của thủ lĩnh da đỏ trang 3
  • Bức thư của thủ lĩnh da đỏ trang 4
  • Bức thư của thủ lĩnh da đỏ trang 5
  • Bức thư của thủ lĩnh da đỏ trang 6
BỨC THƯ CỦA THỦ LĨNH DA Đỏ
I. KIẾN THỨC Cơ BẢN
• Xuất xứ: Năm 1854, Tổng thống thứ 14 của nước Mĩ là Phreng- klin Pi-ơ-xơ tỏ ý muốn mua đất của người da đỏ. Thủ lĩnh Xi-át-tơn đã gửi bức thư này trả lời. Đây là một bức thư rất nổi tiếng, từng được nhiều người xem là một trong những văn bản hay nhất về thièn nhiên và môi trường. Văn bản trên đây có lược bớt một số câu khó hiểu đối với học sinh THCS.
Nội dung Qua bức thư trả lời yêu cầu mua đất của Tổng thống
Mĩ Phreng-klin, thủ lĩnh người da đỏ Xi-át-tơn, bằng một giọng đầy sức truyền cảm, bằng lối sử dụng phép so sánh, nhân hoá, điệp ngữ phong phú đa dạng, đã đặt ra một vấn đề có ý nghĩa toàn nhân loại: Con người phải sống hoà hợp với thiền nhiên, phải chăm lo bảo vệ môi trường và thiên nhiên như bảo vệ mạng sống của chính mình.
HƯỚNG DẪN ĐỌC - HlỂU VĂN BẢN
Câu 1. Đọc đoạn đầu của bức thư từ “Đối với đồng bào tôi” đến “tiếng nói của cha ông chúng ta” chỉ ra biện pháp so sánh nhân hoá và nêu tác dụng.
Những biện pháp so sánh nhân hoá được sử dụng
Hình ảnh nhân hoá:
+ Mảnh đất này là bà mẹ của người da đỏ.
+ Bông hoa ngát hương là người chị, người em của chúng tôi.
+ Những mỏm đá, những vũng nước trên đồng cỏ... tất cả cùng
chung một gia đình.
Hỉnh ảnh so sánh:
+ Nước óng ánh, êm ả trên dưới những dòng sông, con suối là máu của tổ tiên.
+ Tiếng thì thầm của dòng nước chính là tiếng nói của cha ông.
Tác dụng
Thể hiện sâu sắc sự gắn bó máu thịt và thiêng liêng giữa thiên nhiên và con người.
Làm cho câu văn trở nên mượt mà sinh động, giàu tính biểu cảm.
Cảnh sắc thiên nhiên trở nên tươi đẹp và ấn tượng biết bao.
Câu 2. Đọc đoạn văn từ tôi biết không hiểu cách sống đến có sự ràng buộc tìm sự đối lập giữa người da đỏ và da trắng trong thái độ đối với đất và thiên nhiên. Các biện pháp nghệ thuật được sử dụng?
a. Sự đối lập giữa người da đỏ và người da trắng
Các phương diện đối lập
Người da trắng
Người da đỏ
Thái độ khi chết
- Dạo chơi giữa các vì sao, quên đi đất nước đã sinh ra họ
- Chẳng thể quên được mảnh đất, bà mẹ của người da đỏ
Thái độ đối với đất đai
Mảnh đất này không phải là người anh em của họ, họ lấy đi từ lòng đất những gì họ cần, mảnh đất là kẻ thù của họ.
Họ ngấu nghiến đất đai và để lại những hoang mạc.
- Mảnh đất là thiêng liêng, là kí ức của người da đỏ.
Về cách sống
Cảnh đẹp nơi thành phố của người da trắng làm người da đỏ nhức mắt.
Chẳng có nơi nào yên tĩnh, chỉ là những tiếng ồn ào lăng mạ.
Nghe tiếng lay động của lá cây, tiếng vỗ cánh của côn trùng.
Âm thanh lẻ loi của các chú chim đớp mồi, tiếng tranh cãi của những chú ếch ban đêm.
Của những âm thanh êm ái.
Thái độ đối với không khí
- Chẳng để ý đến nó
Rất quý giá
Chia sẻ linh hồn với tất cả cuộc sống mà không khí ban cho.
Đối với muông thú
- Bắn chết một lúc cả hàng ngàn con trâu rừng.
- Đối xứ với muông thú như đối với người anh em.
=> Người da trắng phá hoại thiên nhiên, phá hoại môi trường -> tự huỷ diệt sự sống của chính mình.
- Thiên nhiên đối với họ là sự gắn bó giao hoà tuyệt đẹp, họ giao cảm với thiên nhiên, coi thiên nhiên như máu thịt của bản thân.
Biện pháp nghệ thuật
Sử dụng rất nhiều biện pháp, nghệ thuật để nêu lên sự khác biệt:
Đối lập, so sánh tương phản giữa người da trắng và người da đỏ.
Điệp ngữ "... Tôi biết, ... Tôi không hiểu... Tôi đã chứng kiến... Ngài phải giữ gìn, ... ngài phải dạy... ngài phải nhớ...
Biến đổi linh hoạt nhiều kiểu câu: câu hỏi, câu cảm, câu cầu khiến, câu tường thuật.
Câu 3. Đọc đoạn còn lại của bức thư: nêu ý chính, hành văn, giọng văn, nên hiểu thế nào về câu: Đất là Mẹ.
Ý chính của đoạn:
Phần cuối của bài viết người thủ lĩnh da đỏ Xi-át-tơ đã nêu lên vấn đề: thái độ cần có của mọi người đối với đất mẹ.
Hành văn, giọng điệu:
Vừa có tính khẳng định, vừa có tính khuyên bảo, cầu khiến.
Câu văn giàu tính triết lí, lập luận chặt chẽ, sắc bén.
Ý nghĩa: Đất là Mẹ.
Biện pháp nhân hoá -» Mối quan hệ thiêng liêng giữa Đất và Người:
Khẳng định sự đùm bọc, che chở, yêu thương của bà mẹ Đất đối với con người.
Khuyên răn con người phải biết quý trọng, nâng niu, yêu thương ấy, không một ai được xúc phạm tới đất đai.
Câu 4. Lập bảng thống kê những yếu tố lặp trong văn bản, và nêu tác dụng của chúng.
Lặp từ
Lặp kiểu câu
Lặp đoạn
Tôi biết
Tôi biết người da trắng.
Mảnh đất là bà mẹ của người da đỏ.
Đất là Mẹ.
- Tôi là kẻ hoang dã, tôi không hiểu bất cứ môt cách
- Ý của đoạn môt “Đối với
s
1.
c
lí
ống nào khác.
Tôi là kẻ hoang dã tôi
diông hiểu nổi tại sao một on ngựa sắt...
Tôi là người da đỏ, tôi thật diông hiểu nổi điều đó.
đồng bào tôi... kí ức của người da đỏ”. Ý của đoạn hai: “Khi người da trắng... chung một gia đình” và
ý	đoạn	ba:
Ngài phải dạy con cháu rằng...
Ngài phải bảo chúng rằng...
Ngài phải nhớ rằng...
“Dòng nước óng ánh... cha ông chúng tôi” -> giống nhau (lặp đoạn)
* Tác dụng
Khắc sâu, nhấn mạnh ý biểu đạt
Tăng giá trị biểu cảm
Làm cho câu văn nhịp nhàng, uyển chuyển.
Câu 5. Hãy giải thích vì sao bức thư nói về chuyện mua bán đất đai lại được xem là một trong những văn bản hay nhất nói về môi trường.
Một bức thư nói về chuyện mua bán đất đai lại được xem là một trong những văn bản hay nhất nói về môi trường bởi những lí do sau:
Bức thư hầu như không đề cập đến chuyện mua bán, giá cả, tiền bạc, đây là sự khác biệt so với thông lệ.
Bức thư thể hiện sự gắn bó máu thịt của những người da đỏ đối với sông ngòi, muông thú, cỏ cây, khí trời, đất đai. Tình yêu mãnh liệt, tha thiết đối với quê hương.
Bức thư đề cập đến thái độ và sự trân trọng giữ gìn của người mua đối với mảnh đất mà người da đỏ đã bán cho họ.
=> Chính lòng yêu quê hương đất nước đã giúp cho Xi-át-tơ có cái nhìn đúng đắn về thiên nhiên và cất lên tiếng nói tha thiết, sâu sắc con người hãy bảo vệ lấy môi trường sống của mình.
HƯỚNG DẪN LUYỆN TẬP
Chọn một số câu hay trong các đoạn của bức thư trên nói về không khí, ánh sáng, đất nước, thực vật.
Có thể chọn các câu sau:
Về đất đai: Bởi lẽ mảnh đất này là bà mẹ của người da đỏ. Chúng tôi là một phần của mẹ và mẹ cũng là một phần của chúng tôi.
Về cây cỏ, muông tliú: Những bông hoa ngát hương là người chị, người em của chúng tôi. Những mỏm đá, những vũng nước trên đồng cỏ, hơi ấm của chú ngựa con và của con người, tất cả đều cùng chung một gia đình.
về sông ngòi: Dòng nước óng ánh, êm ả trôi dưới những dòng sông, con suối đâu chỉ là những giọt nước, mà còn là máu của tổ tiên chúng tôi. [...] Tiếng thì thầm của dòng nước chính là tiếng nói của cha ông chúng tôi.
Về không khí: Không khí quả là quý giá đối với người da đỏ, bởi lẽ bầu không khí này là của chung, muông thú, cây cối và con người cùng nhau hít thở.
Về ánh sáng: Những tia sáng chói chang phản chiếu từ mặt hồ trong vắt sẽ nói lên cái gì đó về kí ức của người da đỏ.
TƯ LIỆU THAM KHẢO
Câu văn chân thành như một lời tâm niệm, một tiếng nói trung thực tha thiết của lương tâm. Hình ảnh bà mẹ trở đi trở lại nhiều lần nhằm khẳng định quan hệ huyết thống, mà khi đã có quan hệ huyết thống thì không thể chia cắt, tách rời: “Chúng tôi là một phần của mẹ, và mẹ cũng là một phần của chúng tôi”.
(Vũ Dương Quỹ, Lê Bảo - Bình giảng văn 6)
Đây là một bức thư viết bằng nghệ thuật rất cao, và rất đặc sắc. Tác giả đã sử dụng thành công nhiều biện pháp nghệ thuật, như phép so sánh, nhân hoá, phép đối lập... Đặc biệt, các yếu tố trùng điệp đã được dùng trong suốt bài đem đến một hiệu quả nghệ thuật cao, làm cho giọng điệu thêm sôi nổi thiết tha, bộc lộ rõ tình yêu đất đai và thiên nhiên của người viết: có điệp từ, điệp ngữ, điệp câu, lại có cả điệp kết cấu... Chính các thủ pháp nghệ thuật này làm cho câu văn trở nên nhịp nhàng, hơi văn có khí thế và gia tăng sức biểu cảm, làm cho người đọc đồng cảm với tình yêu tha thiết của tác giả.
(Nguyễn Xuân Lạc - Hướng dẫn tự học Ngữ văn 6)