Soạn Văn 6: Cô Tô

  • Cô Tô trang 1
  • Cô Tô trang 2
  • Cô Tô trang 3
  • Cô Tô trang 4
  • Cô Tô trang 5
CỒ TÔ
Nguyễn Tuân
KIẾN THỨC Cơ BẢN
Tác giả Nguyễn Tuẫn (1910 - 1987), quê ở Nhân Mục, Thanh Xuân, Hà Nội, là nhà văn nổi tiếng, sở trường về thể tuỳ bút và kí. Tác phẩm của Nguyễn Tuân luôn thể hiện phong cách độc dáo, tài hoa, sự hiểu biết phong phú nhiều mặt và vốn ngôn ngữ giàu có, điêu luyện.
Tác phẩm "Cô Tô" là phần cuối của bài kí "Cô Tô" - tác phẩm ghi lại những ấn tượng về thiên nhiên, con người lao động ở vùng đảo Cô Tố mà nhà văn Nguyễn Tuân thu nhận được trong chuyến ra thăm đảo.
- Cảnh thiên nliiền và sinh hoạt của con người trên vùng đảo Cô Tô hiện lèn thật trong sáng và tươi đẹp qua ngôn ngữ điêu luyện và sự miêu tả tinh tế, chính xác, giàu hình ảnh và cảm xúc của Nguyễn Tuân. Bài văn cho ta hiểu biết và yêu mến một vùng đất của Tổ quốc - quần đảo Cô Tô.
HƯỚNG DẪN ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN
Câu 1. Bài văn có thể chia làm mấy đoạn? Nội dung chính của mỗi đoạn là gì?
+ Cô Tô là quần đảo gồm nhiều đảo nhỏ nằm trong vịnh Bái Tử Long, cách bờ biển tỉnh Quảng Ninh 100km. Nổi tiếng đẹp và có nhiều hải sản rất ngon: hải sâm, bào ngư, cá, mực. Đoạn trích trong sách Ngữ văn 6 là phần cuối của bài kí.
+ Đoạn trích có thể làm ba phần:
Phần một (từ đầu đến mùa sóng ở dây)'. Cảnh Cô Tô sau cơn bão.
Phần hai (tiếp đến là là nhịp canh): Sự tráng lệ, hùng vĩ của cảnh mặt trời mọc ở đảo Cô Tô.
Phần ba (còn lại): Cảnh sinh hoạt và lao động của người dân trên đảo Cô Tô.
Câu 2. Vẻ đẹp trong sáng của đảo Cô Tô sau trận bão đi qua được miêu tả như thế nào?
Những chi tiết miêu tả cảnh Cô Tô sau cơn bão:
+ Bao giờ bầu trời Cô Tô cũng trong sáng như vậy.
+ Cây trên núi lại thềm xanh mượt.
+ Nước biển lại lam biếc dậm đà hơn.
+ Cát lại vàng giòn hơn nữa.
+ Lưới càng thèm nặng mẻ cá.
—> Cảnh Cô Tô sau cơn bão được miêu tả rất đẹp, một vẻ đẹp trong sáng, thoáng đãng, hữu tình của mây núi, nước non. Tất cả dường như đang rửa sạch để tái tạo một Cô Tô mới tinh khôi, thanh khiết đến tuyệt vời.
Đoạn văn có rất nhiều tính từ: trong treo, sáng sủa, trong sáng, xanh mượt, lam biếc, đậm đà, vàng giòn... Những tính từ chỉ màu sắc, ánh sáng góp phần làm nổi bật vẻ đẹp của Cô Tô.
Vị thế miêu tả: Nhà văn đứng ở trên đỉnh núi (trèo lên nóc đồn) quay gót 180° mà ngắm toàn cảnh đảo Cô Tô, vì vậy mà cảnh Cô Tô được tái hiện lại theo cái nhìn của tác giả: nhìn lên (bầu trời), nhìn ngang (cây côi), nhìn xuống (nước biển), nhìn quanh (bôn phương, tám hướng).
Câu 3. Đoạn tả cảnh mặt trời mọc trên biển là một bức tranh rất đẹp. Hãy tìm những từ ngữ, hình ảnh, và nhận xét về phép so sánh mà tác giả đã sử dụng.
Cảnh mặt trời mọc trên đảo Cô Tô được nhà văn miêu tả rất công dụng:
Tâm trạng nhà văn đi đón mặt trời lèn:
+ Dậy từ canli tư
+ Còn tối đất, cố đi mãi trển đá đầu sư + Ngồi rinh mặt trời lên.
Tâm trạng chờ đợi, háo hức, nhà văn đã rất công phu chịu đựng gian khổ săn đón giờ phút được chiêm ngưỡng mặt trời lên.
Cảnh mặt trời sắp mọc:
Chân trời, ngấn bể sạch như một tấm kính lau hết mây, hết bụi.
Bước một, giống như một sân khấu mở màn, tấm màn nhung vén lên để chuẩn bị long trọng cho những gì diễn ra sau đó (Vũ Dương Quỹ).
Cảnh mặt trời mọc:
+ Mặt trời nhú lèn dần dần rồi lên cho kì hết.
+ Tròn trĩnh phúc hậu như lòng đỏ một quả trứng, hồng hào
thăm thẳm đường bệ (so sánh).
+ Mâm bạc đường kính rộng bằng cả một chân trời màu ngọc trai ửng hồng.
+ Như một mâm lễ phẩm tiến ra từ trong bình minh (so sánh).
-> Cảnh mặt trời lên vô cùng tráng lệ, lộng lẫy rực rỡ, tác giả đã
có những so sánh độc đáo mở ra nhiều sự liên tưởng bất ngờ thú vị, cảnh mặt trời mọc vừa rất hùng vĩ, lại vừa rất gần gũi (quả trứng, mâm lễ vật).
Câu 4. Cảnh sinh hoạt và lao động của người dân trên đảo được miêu tả qua những hình ảnh, chi tiết nào? Cảm nghĩ của em về cảnh ấy?
Những chi tiết, hình ảnh miêu tả cảnh sinh hoạt và lao động:
+ Có không biết bao nliièu là người đến gánh và múc, múc nước giếng vào thùng gỗ,... vào những ang gốm màu da lươn.
+ Ngoài kia bao nhiêu thuyền của hợp tác xã đang mở nắp sạp đổ nước ngọt vào... mười tám thuyền lớn nhỏ cùng ra khơi đánh cá hồng.
+ Anh hùng Châu Hoà Mãn quẩy mười lăm gánh nước cho thuyền anh.
+ Từ đoàn thuyền sắp ra khơi, đến cái giếng nước ngọt, thùng và cong và gánh nối tiếp đi đi về về.
Cảm nghĩ của em
Cảnh sinh hoạt của nó vui như một cái bến và đậm đà mát nhẹ hơn mọi cái chợ trong đất liền.
+ Không khí lao động và sinh hoạt ấm cúng tấp nập, khẩn trương để chuẩn bị cho chuyến ra khơi.
+ Cái giếng ở vùng đảo nó quý giá và thiêng liêng với mọi người như nguồn sữa mẹ, cái giếng bé nhỏ, bình dị mà giống như cái niêu cơm của Thạch Sanh, nuôi sống biết bao nhiêu con người.
HƯỚNG DẪN LUYỆN TẬP
Câu 1. Em hãy viết một đoạn văn tả cảnh mặt trời mọc (trên biển, trên sông, trên núi hay ở đồng bằng) mà em đã quan sát được.
Trong đoạn văn miêu tả cảnh mặt trời mọc, cần làm nổi bật được những ý sau:
Em ngắm cảnh mặt trời mọc ở đâu? Trong dịp nào?
Lúc mặt trời sắp lên như thế nào?
Lúc mặt trời lên?
Mặt trời lúc mọc giống cái gì?
Màu mây, màu nước lúc ấy?
Một vài đoạn tham khảo: Mặt trời mọc ở bãi biển Thanh Khè. Đoạn 1: Em còn nhớ lần đó mẹ và em đến bãi biển Thanh Khê ở
Đà Nẵng. Mẹ để đồng hồ báo thức bốn giờ, dặn em đi ngủ sớm để sáng mai sẽ thấy một điều kì diệu, em tò mò gặng hỏi nhưng mẹ không giải thích thêm.
Chuông đồng hồ reo, hai mẹ con vùng dậy, mẹ hối em làm thật nhanh và cả hai cùng chạy bộ ra biển, biển không đông như buổi chiều nhưng cũng đã có một số người. Hai mẹ con em ngồi xuống, mẹ bảo em: Con hãy ngắm biến đi! Mặt trời sắp thức dậy rồi đấy. Chân trời màu trắng phơn phớt, trong veo, khẽ khàng như hãy còn ngái ngủ. Phút chốc màu phơn phớt ấy đỏ dần, đỏ dần, vàng rực cả chân trời càng gần biển thì lại càng đậm. Mẹ bảo em đó chính là mặt trời đấy. Quả thật mặt trời từ từ, từ từ nhô lên. Ban đầu chỉ hình vòng cung, rồi hình bán nguyệt... rồi tròn dần, tròn dần... tất cả mọi người ồ lên khi mặt trời lừng lững đội biển đứng dậy, quả cầu lửa khổng lồ nổi trên mặt nước, mặt biển cũng đỏ rực, khung cảnh thật hùng vĩ và tráng lệ.
Lần ngắm mặt trời mọc lần đầu tiên ấy đã lâu lắm rồi và sau này đã có rất nhiều lần khác, nhưng em vẫn không bao giờ quên được ấn tượng ban đầu ấy.
Đoạn 2: Trong một khoảnh khắc, sương ửng lên như một làn mây da cam. Bao nhiêu người trên núi reo lên một tiếng, tôi không thể nghe biết ra thế nào. Tất cả quay mặt về đằng ấy. Làn sương tan rất nhanh, mây và sương chen nhau loáng thoáng. Tiếng người reo không ngớt. Tiếng trống phập phình, phập phình. Tiếng tụng kinh như hát.
Giữa những làn ánh sáng tím ngắt nẩy lên vừng mặt trời đỏ tròn xoe ở một hẻm núi Hi-ma-lay-a nhô ra. Ánh nắng hắt lại bóng núi đứng thành những vạch rối vạch sáng âm thầm, uy nghi một màu tím bao quanh mặt trời.
Vừa thấy những tia sáng tím kì lạ ấy, những người đứng trên mỏm núi tung chăn, tung áo, tung khăn lên nhảy múa, kêu rầm rĩ, những nhà sư áo cà sa vàng sẫm, cánh tay để trần cầm bát nước uống hồng hoàng đã mài sẵn đỏ như son. Người ta chen đến. Nhà sư lấy ngón tay trỏ, thấy ai cũng chấm một chấm hồng hoàng vào giữa trán - cái chấm mừng cho gặp điều cầu được ước thấy.
(Tô Hoài - Trích kỉ niệm Ân Độ)
TƯ LIỆU THAM KHẢO
Ông nhìn thấy mặt trời “trình trĩnh phúc hậu như lòng đỏ một quả trứng thiên nhiên đầy đặn”. Chưa hết, “quả trứng hồng hào thăm thẳm và đường bệ đặt lên một mâm bạc đường kính mâm rộng bằng cả một cái chân trời màu ngọc trai nước biển ửng hồng”. Thật là một sức liên tưởng kì lạ. ông để cho trí tưởng tượng của mình thả sức bay bổng. Thấy mặt trời như quả trứng đặt trên cái mâm, ông lại liên tưởng tới mâm lễ phẩm tiến ra từ trong bình minh để mừng cho sự trường thọ của tất cả những người chài lưới trên muôn thuở biển Đông. Đó là mâm lễ vật thiên nhiên thành kính dâng tặng con người hay chính là tấm lòng của Nguyễn Tuân dành cho con người mà ông ngưỡng mộ và đã bao lần ca ngợi?
(Nguyễn Trọng Hoàn - Đọc - Hiểu văn bản Ngữ văn 6)