Soạn Văn 6: Đêm nay Bác không ngủ

  • Đêm nay Bác không ngủ trang 1
  • Đêm nay Bác không ngủ trang 2
  • Đêm nay Bác không ngủ trang 3
  • Đêm nay Bác không ngủ trang 4
  • Đêm nay Bác không ngủ trang 5
  • Đêm nay Bác không ngủ trang 6
  • Đêm nay Bác không ngủ trang 7
ĐÊM NAY BÁC KHÔNG NGỦ
KIẾN THỨC Cơ BẢN
Tác giả. Minh Huệ tên khai sinh là Nguyễn Thái, sinh năm 1927, què ở tỉnh Nghệ An, làm thơ từ thời kháng chiến chống thực dân Pháp.
Xuất xứ. "Đềm nay Bác không ngủ" là bài thơ nổi tiếng nhất của ông. Bài thơ dựa trển sự kiện có thực: trong chiến dịch Biền giới cuối năm 1950, Bác Hồ trực tiếp ra mặt trận theo dõi và chỉ huy cuộc chiến đấu của bộ đội và nhân dân ta.
Tác phẩm. Qua câu chuyện về một đêm không ngủ của Bác Hồ trên đường đi chiến dịch, bài thơ đã thể hiện tấm lòng yêu thương sâu sắc, rộng lớn của Bác với bộ đội và nhân dân, đồng thời thể hiện tình cảm yêu kính, cảm phục của người chiến sĩ đối với lãnh tụ.
Bài thơ sử dụng thể thơ năm chữ, có nhiều vần liền thích hợp với lối kể chuyện, kết hợp miêu tả, kể với biểu cảm, có nhiều chi tiết giản dị, chân thực và cảm động.
HƯỚNG DẪN ĐỌC HlỂU VĂN BẢN
Câu 1. Bài thơ “Đêm nay Bác không ngủ” kể về một đêm không ngủ của Bác trên đường đi chiến dịch.
Người chiến sĩ trong một lần cùng Bác trên đường đi chiến dịch, trong đêm mưa giá lạnh chợt giật mình tỉnh giấc thấy tất cả mọi người đã ngủ say riêng một mình Bác vẫn ngồi lặng im bên bếp lửa, và đi dém chăn cho từng người. Anh băn khoăn không yên vì lo cho sức khoẻ của Bác, mời Bác đi ngủ nhưng Bác động viên người chiến sĩ cứ yên tâm ngủ ngon để ngày mai đi đánh giặc. Lần thứ hai, rồi lần thứ ba thức dậy anh hốt hoảng thấy Bác vẫn cứ ngồi thức, trầm tư trong im lặng. Gặng hỏi anh mới biết Bác ngồi lo cho đoàn dân công ngủ ngoài rừng trong mưa lạnh không có chăn chiếu, chỉ có lá cây. Cảm động vì tấm lòng và tình yêu thương bao la của Bác, anh đội viên đã cùng Bác thức suốt đêm trong lòng ngập tràn niềm cảm phục, xúc động.
Câu 2. Hình tượng Bác Hồ trong bài thơ được miêu tả qua con mắt và cảm nghĩ của ai? Tác dụng trong việc thể hiện tâm hồn của Bác và tâm lòng của anh bộ đội?
+ Hình tượng Bác Hồ trong bài thơ được miêu tả qua con mắt và cảm nghĩ của anh đội viên.
+ Tác dụng (hiệu quả nghệ thuật)
Đối với việc thế hiện tâm hồn cao đẹp của Bác: Anh đội viên là tham gia chiến dịch cùng Bác, là người trực tiếp chứng kiến cảnh Bác không ngủ, chính vì vậy tạo cho lời kể tính chân thực, khách quan, giàu sức thuyết phục.
Đối với việc thế hiện tấm lòng của anh bộ đội đối với lãnh tụ: Đó là sự sâu sắc, chân thành, tự nhân vật trực tiếp biểu lộ tấm lòng, tình cảm của mình.
Câu 3. Bài thơ kể lại hai lần anh đội viên thức dậy nhìn thấy
Bác không ngủ, hãy so sánh tâm trạng và cảm nghĩ của anh đội viên đôi với Bác qua hai lần đó?
* Lần thứ nhất
Hình ảnh Bác
Trời khuya mà Bác vẫn ngồi, Bác không ngủ
Người cha mái tóc bạc, đốt lửa cho anh nằm
- Bác đi dém chăn, từng người từng người một, bóng Bác cao lồng lộng ấm hơn ngọn lửa hồng —> Hành động dịu dàng mà rất lặng lẽ, Bác giống như một ông Tiên trong truyện cổ tích.
Tâm trạng và cảm nghĩ
của anh đội viên
Vô cùng ngạc nhiên: Khuya rồi, trời lạnh lẽo, điều gì làm Bác không ngủ - Không ngủ khác với chưa ngủ.
Từ ngạc nhiên, tâm trạng của người lính chuyển sang vô cùng xúc động trước sự chăm sóc ân cần của Bác dành cho mình.
Niềm xúc động đã biến thành nỗi thổn thức, khi nhận ra sự vĩ đại của Bác -> sự quan tâm của Bác đối với tất cả mọi người.
- Băn khoăn lo lắng cho sức khoẻ của Bác, người chèo lái con thuyền Cách mạng.
* Lần thứ hai
Hình ảnh của Bác
- Bác vẫn ngồi đinh ninh, chòm râu im phăng phắc —> dáng ngồi chất chứa cả một khối tâm tư nặng trĩu.
- Bác thương đoàn dân công, đêm nay ngủ ngoài rừng. Rải lá cây làm chiếu. Manh áo phủ làm chăn —> Một tình thương cao cả, mênh mông, sâu thẳm.
Tâm trạng và cảm nghĩ của anh
đội viên
- Không còn bồn chồn nữa mà hôt hoảng giật mình - cái lo lắng đã được đẩy đến cao trào.
- Sau đó là sự vội vàng cuông quýt, năn nỉ thiết tha:
Bác ơi! mời Bác ngủ Mời Bác ngủ, Bác ơi!
Vì lo cho sức khoẻ của Bác, Bác không ngủ lấy sức đâu mà đi đánh giặc.
- Đây là giây phút bừng sáng tâm tư người chiến sĩ, anh nhận ra được lí do cao cả của việc Bác không ngủ, cảm nhận được hạnh phúc sống bên Bác, và làm theo gương Bác: Anh đã thức luôn cùng Bác.
Câu 4. Vì sao trong bài thơ không kể lần thứ hai, qua cảm nghĩ của anh đội viên, hình ảnh Bác, đã được khắc hoạ sâu đậm như thế nào?
* Bài thơ không nhắc đến lần thứ hai vì:
Nếu nhắc đủ cả ba lần bài thơ sẽ quá dài, thiếu cô đọng.
Nhắc hai lần dễ làm nổi bật sự khác biệt và sự tiến triển của sự việc.
* Hình ảnh của Bác qua bài thơ:
Đó là người có tình yêu thương vô cùng sâu sắc rộng lớn.
Bác vừa rất vĩ đại nhưng cũng rất gần gũi như một người cha trong gia đình .
Những cử chỉ hành động rất giản dị ấm áp, làm rung động lòng người.
Câu 5. Hãy cho biết vì sao trong đoạn kết nhà thơ lại viết:
Đèm nay Bác không ngủ Vì một lẽ thường tỉnh Bác là Hồ Chí Minh.
Nhà thơ viết như vậy là vì:
Tình thương của Bác đối với mọi người là sự kì diệu.
Cái tên Hồ Chí Minh như là một, định nghĩa về những phẩm chất tốt đẹp của con người.
Sự thường tình nhưng là một sự vĩ đại đến vô cùng.
Câu 6. Bài thơ được làm theo thể thơ gì? Thể thơ ấy có phù hợp với cách kể chuyện của bài thơ không?
Bài thơ được làm theo thể ngũ ngôn: Mỗi câu có 5 tiếng và mỗi khổ có 4 câu, gieo vần vào chữ cuối cùng của câu.
Thể thơ ấy rất phù hợp với cách kể chuyện của bài thơ: tự sự - trữ tình.
Bài thơ mang âm hưởng của ví dặm Nghệ - Tĩnh, tạo cho bài thơ sự da diết trong việc thể hiện cảm xúc.
Câu 7. Tìm những từ láy trong bài thơ và cho biết giá trị biểu cảm của một số từ láy mà em cho là đặc sắc.
+ Những từ láy trong bài thơ:
trầm ngâm, lâm thâm, xơ xác, nhẹ nhàng, lồng lộng, thổn thức, thầm thì, bồn chồn, bề bộn, hốt hoảng, phăng phắc, vội vàng, mênh mông, nằng nặc, mau mau.
+ Giá trị biểu cảm của một sô' từ láy:
Xơ xác: gợi lên hình ảnh căn lều thấp bé, mái đã cũ kĩ, bị gió mưa bào mòn xác xơ, tiêu điều.
— Lồng lộng: gợi lên hình ảnh con người to lớn về tầm vóc và nhân cách cao cả.
Phăng phắc: diễn tả trạng thái bất động, tập trung cao độ của Bác về điều suy nghĩ lo lắng ở trong lòng.
HƯỚNG DẪN LUYỆN TẬP
Câu 1. Đọc diễn cảm bài thơ.
Muốn đọc diễn cảm bài thơ, em cần lưu ý những điều sau đây:
Thể hiện được tính chất tự sự và trữ tình của bài thơ.
Thể hiện đúng cách ngắt nhịp 3/2 hoặc 2/3
Anh đội viên / thức dậy (3/2)
Thấy trời khuya / lắm rồi (3/2)
Mà sao Bác / vẫn ngồi (3/2)
Đêm nay / Bác không ngủ (2/3}
Giọng của anh đội viên: Bồi hồi xúc động.
Giọng của Bác ôn tồn, từ tốn.
Câu 2. Dựa theo bài thơ em hãy viết một bài văn ngắn bằng lời của người chiến sĩ.
Tôi là một người lính đã về hưu, trong suốt 40 năm ở quân ngũ có biết bao nhiêu kỉ niệm khó quên. Nhưng kỉ niệm sâu đậm nhất làm tôi nhớ mãi đó là lần tham gia chiến dịch Biên giới, tôi được vinh dự tham gia chiến dịch cùng Bác, vị lãnh tụ vô cùng kính yêu.
Đó là một ngày đông giá lạnh, sau một chặng đường hành quân vất vả, toàn đại đội cùng Bác dừng lại ở một ngôi làng hẻo lánh ở bìa rừng. Sau khi đã xong phần sinh hoạt buổi tối thường kì, mọi người lên giường ngủ thiếp ngay vì mệt và vì mưa lạnh. Tôi ngủ được một giấc dài bỗng giật mình tỉnh dậy, bởi vì đang lạnh bỗng dưng thấy ấm đến lạ. Ngay cạnh tôi là một bếp lửa đang cháy bập bùng chả trách mà tôi thấy ấm, nhưng lạ hơn tôi thấy Bác vẫn chưa ngủ, ngồi bên bếp lửa trầm tư nghĩ ngợi. Ánh lửa soi mái tóc bạc của người cha làm lòng tôi nôn nao, thương Bác đến vô cùng. Chưa hết ngạc nhiên tôi thấy Bác đứng dậy đi hết giường này, đến giường khác dém chăn cho từng người, từng người một rất nhẹ và khẽ, sợ mọi người thức giấc y như người mẹ chăm sóc cho những đứa con thân yêu của mình. Lúc đó tôi cảm thấy Bác thiêng liêng cao cả biết nhường nào, bóng Bác cao lồng lộng giữa đất trời, ấm hơn cả ngọn lửa hồng đang rực cháy.
Tôi đến bên Bác thì thầm:
Bác ơi! Khuya thế này rồi sao Bác lại chưa ngủ? Bác có lạnh lắm không ạ?
Bác cười khẽ bảo tôi:
- Chú ngủ đi, lấy sức ngày mai mà đánh giặc. Đừng bận tâm về Bác.
Vâng lời Bác, tôi đi ngủ, song lòng dạ vẫn không yên. Chiến dịch hãy còn rất dài, con đường hành quân đầy vất vả gian nan, Bác cứ thức thế này làm sao bảo đảm được sức khoẻ, lấy sức đâu mà vượt qua được thác ghềnh, dốc đá cheo leo.
Lần thứ hai tôi choàng tỉnh dậy Bác vẫn cứ còn thức, tôi đang định dậy để mời Bác ngủ nhưng chưa kịp thì đã nghe Bác nói:
Chú lại thức giấc đấy à! Cố gắng chợp mắt đi, đừng ngồi dậy lạnh lắm mà lại khó ngủ.
Tôi lại nằm thiếp đi lúc nào không biết, nhưng trong lòng vẫn cứ lo lắng không yên. Đến lần thứ ba thức dậy, tôi thật sự hốt hoảng Bác vẫn cứ yên như vậy trong một tư thế, chòm râu bạc cũng lặng im phăng phắc. Tôi vội vàng vùng dậy đến bên Bác khẩn thiết:
Bác ơi! Cháu mời Bác đi ngủ thôi! Trời sắp sáng rồi.
Bác xua tay ra hiệu cho tôi im lặng và nói khẽ:
Chú đi ngủ đi! Đừng bận tâm vì Bác.
Nhưng làm sao tôi có thể ngủ được, khi Bác lại thức trắng đêm thế này. Tôi nằng nặc mời Bác đi ngủ cho bằng được, và gặng hỏi lí do vì sao Bác không ngủ.
Đến lúc ấy, tôi mới được biết lí do không ngủ của Bác là vì: “Bác lo cho đoàn dân công chở lương thực ra tiền tuyến, đêm nay đang ngủ ở ngoài rừng không có chăn chiếu, mà trời thì lại mưa lạnh làm sao khỏi bị ướt, khỏi bị lạnh được”. Chúng ta ở trong nhà có chăn ấm, có lửa sưởi. Ớ ngoài trời dân công biết sưởi gì đây?
Nghe Bác nói tôi thấm thìa, xúc động vô cùng trước tấm lòng nhân hậu và tình yêu thương bao la của Bác dành cho mọi người. Tôi xin phép Bác cho tôi được thức cùng Bác đến hết đêm. Bác gật đầu đồng ý.
Nhìn Bác, nhìn ánh lửa, tôi thấy lòng mình ấm đến lạ. Tôi thấy Bác cao cả và vĩ đại biết chừng nào. Không biết đêm nay là đêm thứ bao nhiêu bao nhiêu trong cuộc đời Bác thức ngủ vì dân tộc.
Trong đời tôi cũng đã có nhiều đêm. Không ngủ, nhưng đêm được thức cùng Bác đã khắc vào tâm khảm của tôi.
Tứ LIỆU THAM KHẢO
Cách cắt nghĩa lí do Bác không ngủ rất đơn giản nhưng lại hết sức chính xác. “Vì một lẽ thường tình, Bác là Hồ Chí Minh”. Đó là cái thường tình vĩ đại, cái thường tình của một bậc “đại trí, đại nhân, đại dũng”. Không chỉ nhân dân ta mà cả nhân dân thế giới đều coi Hồ Chí Minh là một huyền thoại. Huyền thoại ấy trước hết là huyền thoại về một tình yêu lớn. Huyền thoại ấy vừa cao cả nhưng lại vừa rất gần gũi, thấm vào từng hoạt động, từng lời nói, từng cái nhìn trìu mến của Người.
(Ngũ văn 6 nâng cao - Nguyễn Đăng Điệp)
Ánh lửa trong lều sưởi ấm các chiến sĩ trong lều. Ánh lửa trong lòng Bác sưởi ấm tất cả lòng chiến sĩ Việt Nam. Chính nhờ xây dựng không khí tương phản: trời thì mưa lâm thâm - ngọn lửa hồng; xây dựng hình ảnh đốì chiếu: Bác Hồ - ngọn lửa, Bác Hồ - anh đội viên, nhà thơ đã dựng nên một hình tượng Bác Hồ thật gần gũi mà vĩ đại, một nguồn tình cảm ấm áp của toàn dân và toàn quân ta trong những ngày đầy kháng chiến gian nan, thiếu thốn.