Soạn Văn 6: Lòng yêu nước

  • Lòng yêu nước trang 1
  • Lòng yêu nước trang 2
  • Lòng yêu nước trang 3
  • Lòng yêu nước trang 4
LÒNG YÊU NƯỚC
l-li-a Ê-ren-bua
I. KIẾN THỨC Cơ BẢN
Về tác giả. I-li-a Ê-ren-bua (1891 - 1962) là nhà văn nổi tiếng của Liền Xô (trước dây). Ông còn là một nhà báo lỗi lạc.
Tác phẩm: Bài "Lòng yêu nước" được trích từ bài báo “Thử lửa”, I-li-a Ế-ren-bua viết vào cuối tháng 6 năm 1942, thời kì khó khăn nhất trong cuộc chiến tranh vệ quốc của nhân dân Liên Xô chống phát xít Đức xâm lược (1941 - 1945).
- Nội dung: Bài văn thể hiện tinh thần yểu nước tha thiết, sâu sắc của tác giả và những người dân Xô viết trong hoàn cảnh thử thách gay gắt của cuộc chiến tranh vệ quốc. Đồng thời bài văn đã nói lên một chân lí: “Lòng yêu nước ban đầu là lòng yêu những vật tầm thường nhất (...). Lòng yếu nhà, yèu làng xóm, yêu miền quê trở nên lòng yêu Tổ quốc”.
HƯỚNG DẪN ĐỌC - HlỂU VĂN BẢN
Câu 1. Nêu đại ý của bài văn
Bài văn đã nêu lên một chân lí giản dị: lòng yêu nước được bắt nguồn từ những gì thân thuộc, gần gũi bé nhỏ nhất, và lòng yêu nước ấy được bộc lộ mạnh mẽ và sâu sắc nhất khi Tổ quốc bị xâm lăng.
Câu 2. Đọc đoạn văn từ đầu đến “Lòng yêu Tổ quốc” và hãy cho biết: a) Câu mở đầu và câu kết đoạn, b) Trình tự lập luận của đoạn văn.
Câu mở đầu và câu kết thúc của đoạn
+ Câu mở đầu: Lòng yểu nước ban đầu là lòng yểu nliững vật tầm thường nhất.
+ Câu kết thúc: Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê trở nên lòng yêu Tổ quốc.
Trình tự lập luận của đoạn văn
+ Đoạn văn có trình tự lập luận theo kiểu: Tổng - phân - hợp
Câu mở đầu nêu ý khái quát (tổng).
Các câu tiếp theo có tác dụng giải thích, chứng minh, làm sáng tỏ ý nghĩa cho câu khái quát đó (phân).
Câu kết thúc nâng cao thành một chân lí về lòng yêu nước (hợp).
Câu 3. Người dân Xô viết ở mỗi vùng đều nhớ đến vẻ đẹp tiêu biểu của quê hương mình. Đó là những vẻ đẹp nào? Nhận xét về cách chọn lọc và miêu tả vẻ đẹp đó.
* Vẻ đẹp tiêu biểu của mỗi vùng quê:
Biểu hiện cụ thể:
+ Người vùng Bắc: nghĩ đến cánh rừng bên dòng sông Vi-na, những đêm tháng sáu sáng hồng, và tiếng cô nàng gọi đùa người yêu.
+ Người xứ U-crai-na: Nhớ tới bóng thuỳ dương tư lự bên đường, cái lặng lẽ của trưa hè vàng ánh.
+ Người xứ Gru-di-a: Ca tụng khí trời của núi cao, những tảng đá sáng rực và nỗi vui bất chợt của một dòng suối óng ánh bạc, vị mát của dòng suối đóng thành băng, rượu vang cay sè trong bọc đựng rượu bằng da dê.
+ Người Lể-nin-grát: Nhó' sương mù quê hương, nhớ dòng sông Nê-va rộng lớn và đường bệ như nước Nga, nhó' những tượng bằng đồng tạc con chiến mã, nhớ phô" phường mà mỗi căn nhà là một trang sử.
+ Người Mát-xcơ-va: nhó' phố cũ chạy ngoằn ngòeo lan man như một hoài niệm,.điện Krem-li, những tháp cổ, những ánh sao đỏ.
* Nhận xét về cách chọn lọc và miêu tả vẻ đẹp:
Những vẻ đẹp mà tác giả chọn miêu tả đó là vẻ đẹp của núi rừng của cây;, lá, vẻ đẹp của những dòng sông rộng lớn, vẻ đẹp của thời giany vẻữ đệp của phố phường, tháp cổ, tượng đồng, và cả của vị rượu vang’tất cả mọi lĩnh vực của cuộc sống, của thiên nhiên.
Tác giả chọn lọc những chi tiết đặc sắc riêng của mỗi vùng, gợi những ấn tượng sâu sắc nhất, sự miêu tả đồng thời kết hợp chặt chẽ với biểu hiện tình cảm, tâm hồn của người viết bồi hồi trên từng con chữ.
Câu 4. Bài văn nêu lên một chân lí phổ biến và sâu sắc về lòng yêu nước. Em hãy tìm trong bài câu văn thâu tóm chân lý ấy?
+ Câu nêu lên chân lí của hài văn:
Dòng suối đổ vào sông, sông đổ vào dải trường giang Vôn-ga, con sông Vôn-ga đi ra biển. Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yèu miền què trở nên lòng yêu Tổ quốc.
+ ý nghĩa: Đoạn văn vừa nêu lên chân lí của tự nhiên vừa đúc kết chân lí của tình cảm con người. Một chân lí vô cùng vĩ đại nhưng hết sức giản dị.
HƯỚNG DẪN LUYỆN TẬP
Nếu cần nói đến vẻ đẹp tiêu biểu của quê hương mình, (hoặc địa phương mà em đang ở), thì em sẽ nói những gì?
Em thử tìm hiểu xem mỗi vùng quê có những nét gì đặc trưng — Sau đây là một vài gợi ý nhỏ:
Người dân Quảng Ninh: Tự hào vì được thiên nhiên ban tặng cho kì quan tuyệt vời vịnh Hạ Long nối tiếng, sắc trời non nước đắm say, cảnh tiên ỏ' cõi trần.
Người Hải Phòng: Yêu sắc đỏ của hoa phượng cháy lòng rợp trời vào những tháng năm của ngày hè nóng bỏng.
Người Bắc Ninh: Nhớ về những câu quan họ của những liền anh, liền chị đắm say trong những ngày hội xuân tưng bừng, dòng sông Đuống nép mình hiền hoà và những làng tranh Đông Hồ xuôi dòng lịch sử.
Người Quảng Nam: Mơ màng bâng khuâng trong những đêm phố cổ Hội An với những mái ngói, tường rêu bao quanh con đường nhỏ.
Người Đồng Tháp: Tự hào với cánh đồng cò bay thẳng cánh, bát ngát tận chân trời, với những chiếc ghe tấp nập xuôi dòng chở đầy lúa chín trong mỗi kì gặt.
Người Cà Mau: Lớn lên cùng với con sông Năm Căn hùng vĩ, mênh mông và rừng đước tầng tầng lớp lớp như một lũy trường thành.
TƯ LIỆU THAM KHẢO
Đó là những vẻ đẹp gắn với nét riêng từng vùng, tiêu biếu và có sức gợi nhất, đế thế hiện sâu sắc nhất về nỗi nhó' của những người ở vùng đó. Tất cả nỗi nhớ mang những nét cá biệt đó, khi được liệt kê tạo nên một tổng hoà phong phú, đa dạng về tình yêu của người dân trong cả Liên bang Xô viết.
(Nguyễn Trọng Hoàn - đọc Hiểu Ngữ văn ổ)
Về nghệ thuật của bài văn, ta thấy nổi lên cách lập luận rất chặt chẽ theo một trình tự lôgic của tư duy: Lòng yêu nước luôn tiềm tàng ở mỗi con người. Khi chiến tranh xâm lược xảy ra lòng yêu nước ấy được đánh thức, và sức mạnh ghê gớm của nó sẽ được chứng minh. Hai luận điểm đầu là những thực tế, còn luận điểm thứ ba là hệ quả tất yếu chính là dự báo. Những điều tưởng như không cần bàn cãi nhưng quân thù sẽ không sao hiểu được... cùng với lập luận ấy là lối diễn đạt thật trữ tình sâu lắng tài hoa, lối diễn đạt này nói rất đúng và rất hay vẻ đẹp phong phú của tâm hồn Nga.
(Vũ Dương Quỹ, Lê Bảo - Bình giảng Ngữ văn 6) Oi Tồ quốc ta yêu như máu thịt Như mẹ cha ta, như vọ' như chồng Oi Tồ quốc nếu cần ta chết Cho mỗi căn nhà, ngọn núi, con sông
(Chế Lan Viên)