SGK Hóa Học 9 - Bài 1: Tính chất hóa học của oxit - Khái quát về sự phân loại oxit

  • Bài 1: Tính chất hóa học của oxit - Khái quát về sự phân loại oxit trang 1
  • Bài 1: Tính chất hóa học của oxit - Khái quát về sự phân loại oxit trang 2
  • Bài 1: Tính chất hóa học của oxit - Khái quát về sự phân loại oxit trang 3
  • Bài 1: Tính chất hóa học của oxit - Khái quát về sự phân loại oxit trang 4
CÁC LOẠỊ HỢP CHẤT VÔ Cơ
& Các hợp chất vô cơ được phân loại như thế nào ?
Mỗi loại hợp chất vô cơ có những tính chất, ứng dụng quan trọng nào và giữa các loại hợp chất vô cơ có mối quan hệ ra sao ?
CHƯƠNG
Thiết bị đo pH
Bài 1
(ỉ tiết)
Tính chắt hoá học của oxit Khái quát về sự phân loại oxit
Chương 4 “Oxi - Không khí" (lớp 8) đã sơ lược đề cập đến hai loại oxit chính là oxit bazơ và oxit axit.
Chúng có những tính chất hoó học nào ?
- TÍNH CHẤT HOÁ HỌC CỦA OXIT
Oxít bazơ có những tính chốt hoá học nào ?
Tác dụng với nước
BaO phản ứng với nước tạo thành dung dịch ban hiđroxit Ba(OH)2, thuộc loại bazơ:
BaO (r) + H2O (ỉ) 	> Ba(OH)2 (dd)
Một số oxit bazơ khác như Na2O, CaO ... cũng có phản ứng tương tự.
Vậy : Một số oxit bazơ tác dụng với nước tạo thành dung dịch bazơ (kiềm).
Tác dụng với axit
■* Thí nghiệm : Cho vào ống nghiệm một ít bột CuO màu đen, thêm 1 - 2 ml dung dịch HC1 vào, lắc nhẹ (hình 1.1).
Hiện tượng : Bột CuO màu đen bị hoà tan, tạo thành dung dịch màu xanh lam.
Nhận xét : Màu xanh lam là màu của dung dịch đồng(II) clorua.
Phản ứng của CuO với dung dịch HQ được biểu diễn bằng phương trình hoá học :
CuO (r) + 2HC1 (dd)	> CuCl2 (dd) + H2O (l)
Thí nghiệm với những oxit bazơ khác như CaO, Fe2O3 ... cũng xảy ra phản ứng hoá học tương tự. Vậy : Oxit bazơ tác dụng với axit tạo thành muối và nước.
Hình 1.1.
CuO tác dụng với dung dịch Hơ
Tác dụng với oxit axit
Bằng thực nghiệm, người ta đã chứng minh được rằng : một số oxit bazơ như CaO, Na2O, BaO ... tác dụng được với oxit axit tạo thành muối. Thí dụ :
BaO (r) + co2 (k) 	> BaCO3 (r)
Vậy : Một số oxit bazơ tác dụng với oxit axit tạo thành muôi.
Oxit axit có những tính chất hoá học nào ?
Tác dụng với nước
Điphotpho pentaoxit P^Oj tác dụng với H2O tạo thành dung dịch axit photphoric H3PO4.
P2O5 (r) + 3HợO (7) 	> 2H3PO4 (dd)
Thí nghiệm với nhiều oxit axit khác như so2, so3, N2O5... ta cũng thu được những dung dịch axit tưctng ứng.
Vậy : Nhiều oxit axịt tác dụng với nước tạo thành dung dịch axit.
Tác dụng với bazơ
Ta đã biết phản ứng của cacbon đioxit co2 với dung dịch bazơ như canxi hiđroxit, tạo thành muối không tan là canxi cacbonat :
co2 (k) + Ca(OH)2 (dd) —> CaCO3 (r) + H2O ịl)
Các oxit axit khác như so2, P2O5 ... cũng có phản ứng tương tự.
Vậy : Oxit axit tác dụng với dung dịch bazơ tạo thành muối và nước.
Tác dụng với oxit bazơ
Từ tính chất (c) của oxit bazơ ở trên, ta có nhận xét :
Oxit axit tác dụng với một số oxit bazơ tạo thành muối.
- KHÁI QUÁT VỀ Sự PHÂN LOẠI OXIT
Căn cứ vào tính chất hoá học của oxit, người ta phân loại như sau :
Oxit bazo là những oxit tác dụng với dung dịch axit tạo thành muối và nước.
Oxit axit là những oxit tác dụng với dung dịch bazơ tạo thành muối và nước.
Oxit lưỡng tính(1) là những oxit tác dụng với dung dịch bazơ và tác dụng với dung dịch axit tạo thành muối và nước. Thí dụ như A12O3, ZnO ...
Oxit trung tính® còn được gọi là oxit không tạo muối là những oxit không tác dụng với axit, bazơ, nước. Thí dụ như co, NO ...
Dựa vào tính chất hoá học của oxit, ngưởi ta phân oxit thành 4 loại: oxit baza, oxit axit, oxit lưỡng tính và oxit trung tính.
Oxit baza tác dụng với nước tạo thành dung dịch baza (kiềm), tác dụng với axit tạo thành muối và nuớc, tác dụng với oxit axit tạo thành muối.
Oxit axit tác dụng vói nước tạo thành dung dịch axit, tác dụng vói dung dịch bazơ tạo thành muối và nước, tác dụng với oxit baza tạo thành muối.
<1-2) Hai loại oxit lưỡng tính và trung tính sẽ được học sau.
BÀI TẬP
Có những oxit sau : CaO, Fe2O3, so3. Oxit nào có thể tác dụng được với
nước ?
axit clohiđric ? ó) natri hiđroxit ?
Viết các phương trình hoá học.
Có những chất sau : H2O, KOH, K2O, co2. Hãy cho biết những cặp chất có thể tác dụng với nhau.
Từ những chất: Canxi oxit, lưu huỳnh đioxit, cacbon đioxit, lưu huỳnh trioxit, kẽm oxit, em hãy chọn chất thích hợp điền vào các sơ đổ phản ứng sau :
a)
Axit sunfuric
+ ...
	>
Kẽm sunfat +
Nước
b)
Natri hiđroxit
+ ...
	>
Natri sunfat +
Nước
c)
Nước
+ ...
	>
Axit suníurơ
đ)
Nước
+ ...
	>
Canxi hiđroxit
e)
Canxi oxit
+ ...
	>
Canxi cacbonat
Dùng các công thức hoá học để viết tất cả những phương trình hoá học của các sơ đồ phản ứng trên.
4*. Cho những oxit sau : co2, so2, Na2O, CaO, CuO. Hãy chọn những chất đã cho tác dụng được với
nước, tạo thành dung dịch axit.
nước, tạo thành dung dịch bazơ.
dung dịch axit, tạo thành muối và nước.
dung dịch bazơ, tạo thành muối và nước.
Viết các phương trình hoá học.
5. Có hỗn hợp khí co2 và 02. Làm thế nào có thể thu được khí 02 từ hỗn hợp trên ? Trình bày cách làm và viết phương trình hoá học.
6*. Cho 1,6 gam đồng(ll) oxittác dụng với 100 gam dung dịch axit sunfuric có nồng độ 20%.
Viết phương trình hoá học.
Tính nồng độ phần trăm của các chất có trong dung dịch sau khi phản ứng kết thúc.