SGK Hóa Học 9 - Bài 9: Tính chất hóa học của muối

  • Bài 9: Tính chất hóa học của muối trang 1
  • Bài 9: Tính chất hóa học của muối trang 2
  • Bài 9: Tính chất hóa học của muối trang 3
Tính chất hoá học của muôi
Muối có những tính chất hoá học nào ?
Thế nào là phân ứng trao đổi ? Điều kiện xảy ra phàn úng trao đổi là gì ?
- TÍNH CHẤT HOÁ HỌC CỦA MUỐI
Muối tác dụng với kim loại
Thí nghiệm : Ngâm một đoạn dây đồng trong dung dịch bạc niưat.
Hiện tượng : Có kim loại màu xám bám ngoài dây đồng. Dung dịch ban đầu không màu chuyển dần sang màu xanh (hình 1.20). Nhận xét : Đồng đã đẩy bạc ra khỏi dung dịch bạc nitrat và một phần đồng bị hoà tan tạo ra dung dịch đồng nitrat màu xanh lam :
Cu (r) + 2AgNO3 (dd)	> Cu(NO3)2 (dd) + 2Ag (r)
Phản ứng cũng xảy ra tương tự khi ta cho các kim loại như Zn, Fe ... tác dụng với dung dịch CuSO4, AgNO3 ...
Vậy : Dung dịch muối có thể tác dụng với kim loại tạo thành muối mới và kim loại mới.
Muối tóc dụng với axit
★■Thí nghiệm :
Nhỏ vài giọt dung dịch axit sunfuric vào ống nghiệm có sẵn 1 ml dung dịch muối BaClọ hoặc Ba(NO3)2.
Hiện tượng : Có kết tủa trắng xuất hiện.
Nhận xét: Phản ứng tạo thành bari sunfat không tan :
BaCl2 (dd) + H2SO4 (dd) 	> BaSO4 (r) + 2HC1 (dd)
Nhiều muối khác cũng tác dụng với axit tạo thành muối mới và axit mới.
Vậy : Muối có thể tác dụng được với axit, sản phẩm là muối mới và axit mới.
Muối tóc dụng vói muối
★■Thí nghiệm :
Nhỏ vài giọt dung dịch bạc nitrat vào ống nghiệm có sẵn 1 ml dung dịch natri clorua.
Hình 1.20. Cu tác dụng vối dung dịch AgNO3
Hình 1.21. Dung dịch AgNO3 tác dụng với dung dịch NaCI
Hiện tượng : Xuất hiện kết tủa trắng lắng xuống đáy ống nghiệm (hình 1.21).
Nhận xét: Phản ứng tạo thành bạc clorua không tan.
AgNO3 ịdd) + NaCl ịdd) 	> AgCl (r) + NaNO3 (dd)
i muối mới.
Nhiều muối khác tác dụng với nhau cũng tạo ra hai muối mói.
Vậy : Hai dung dịch muối có thể tác dụng với nhau tạo thành h
Muối tác dụng với bazơ
*~Thí nghiệm :
Nhỏ vài giọt dung dịch muối CuSO4 vào ống nghiệm đựng 1 ml dung dịch NaOH.
Hiện tượng: Xuất hiện chất không tan màu xanh lơ (hình 1.22).
Nhận xét: Muối CuSO4 tác dụng với dung dịch NaOH tạo ra chất không tan màu xanh là đồng(II) hiđroxit :
CuSO4 (dd) + 2NaOH (dd) —> Cu(OH)2 (r) + Na2SO4 (dd)
Thí dụ khác, muối Na2CO3 tác dụng với Ba(OH)2 tạo ra chất không tan là muối BaCO3 :
Na2CO3 (dd) + Ba(OH)2 (dd) 2NaOH (dd) + BaCO3 <r)	Dung
Vậy : Dung dịch muối có thê tác dụng với dung dịch bazơ tạo	tác dụng vối
thành muối mới và bazơ mới.	dun9 d-ch NaOH
Phởn ứng phân huỷ muối •
Chúng ta đã biêt nhiều muối bị phân huỷ ở nhiệt độ cao như: KC103, KMnO4, CaCO3,...
2KC103(r) -íĩ-> 2KCl(r) + 3O2(k)
CaCO3(r) —CaO(r) + co2(k)
- PHẢN ỨNG TRAO Đổl TRONG DUNG D|CH
Nhận xét về các phởn úng hoá học của muối
Phản ứng trong dung dịch của muối với axit, với bazơ, với muối xảy ra có sự trao đổi các thành phần với nhau để tạo ra những hợp chất mới :
BaCl2 (dd) +	Na2SO4 (dd)	—>	BaSO4 (r)	+	2NaCl (dd)
CuSO4 (dd) +	2NaOH (dd)	 >	Cu(OH)2 (r)	+	Na2SO4 (dd)
Na2CO3 (dd) +	H2SO4(44)	 >	Na2SO4 (44)	+	CO2W + H2O (l)
Phởn úng trao đổi
Phản ứng trao đổi là phản ứng hoá học, trong đó hai hợp chất tham gia phản ứng trao đổi với nhau những thành phần cấu tạo của chúng để tạo ra nhĩtng hợp chất mới.
Điều kiện xảy ra phởn ứng trao đổi
Phản ứng trao đổi trong dung dịch của các chất chỉ xảy ra nếu sán phẩm tạo thành có chất không tan hoặc chất khí.
Chú thích : Phản ứng trung hoà cũng thuộc loại phản ứng trao đổi và luôn xảy ra.
2NaOH + H2SO4 —ạ Na2SO4 + 2H2O
Tính chất hoá học của muối : phản úng thế với kim loại, phản ứng trao đổi với axit, với muối, vói bazơ và có thể bị phân huỷ ở nhiệt độ cao.
Phản úng trao đổi là phản úng hoá học, trong đó hai hợp chất tham gia phản úng trao đổi với nhau nhũng thành phần cấu tạo của chúng để tạo ra nhũng hợp chất mới không tan hoặc chất khí.
BÀI TẬP
Hãy dẫn ra một dung dịch muối khi tác dụng với một dung dịch chất khác thì tạo ra :
chất khí; b) chất kết tủa.
Viết các phương trình hoá học.
Có 3 lọ không nhãn, mỗi lọ đựng một dung dịch muối sau': CuSO4, AgNO3, NaCI. Hãy dùng những dung dịch có sẵn trong phòng thí nghiệm để nhận biết chất đựng trong mỗi lọ. Viết các phương trình hoá học.
Có những dung dịch muối sau : Mg(NO3)2, CuCI2. Hãy cho biết muối nào có thể tác dụng với:
Dung dịch NaOH ; b) Dung dịch HCI ; c) Dung dịch AgNO3.
Nếu có phản ứng, hãy viết các phương trình hoá học.
Cho những dung dịch muối sau đây phản ứng với nhau từng đôi một, hãy ghi dấu (x) nếu có phản ứng, dấu (o) nếu không.
Na2CO3
KCI
Na2SO4
NaNO3
Pb(NO3)2
BaCI2
Viết phương trình hoá học ở ô có dẩu (x).
Ngâm một đinh sắt sạch trong dung dịch đồng(ll) sunfat. Câu trả lời nào sau đây là đúng nhất cho hiện tượng quan sát được ?
Không có hiện tượng nào xảy ra.
Kim loại đồng màu đỏ bám ngoài đinh sắt, đinh sắt không có sự thay đổi.
Một phần đinh sắt bị hoà tan, kim loại đồng bám ngoài đinh sắt và màu xanh lam của dung dịch ban đầu nhạt dần.
Không có chất mới nào được sinh ra, chỉ có một phần đinh sắt bị hoà tan.
Giải thích cho sự lựa chọn và viết phương trình hoá học, nếu có.
6*. Trộn 30 ml dung dịch có chứa 2,22 g CaCI2 với 70 ml dung dịch có chứa 1,7 g AgNO3.
Hãy cho biết hiện tượng quan sát được và viết phương trình hoá học.
Tính khối lượng chất rắn sinh ra.
Tính nồng độ mol của chất còn lại trong dung dịch sau phản ứng. Cho rằng thể tích của dung dịch thay đổi không đáng kể.