SGK Hóa Học 9 - Bài 16: Tính chất hóa học của kim loại

  • Bài 16: Tính chất hóa học của kim loại trang 1
  • Bài 16: Tính chất hóa học của kim loại trang 2
  • Bài 16: Tính chất hóa học của kim loại trang 3
Tính chất hoó học của kim loại
Chúng ta đã biết hơn 80 kim loại khác nhau như nhôm, sắt, magie, v.v ... Các kim loại này có tính chất hoá học nào ?
I - PHẢN ỨNG CỦA KIM LOẠI VÓI PHI KIM
Tác dụng với oxì
Khi đốt nóng đỏ, sắt cháy trong oxi tạo thành oxit sắt từ (hình 2.3).
3Fe (r)	+	2O2 (k)	t Fe3O4 (r)
(trắng xám) (không màu)	(nâu đen)
Nhiều kim loại khác như Al, Zn, Cu ... phản ứng với oxi tạo thành các oxit AI9O3, ZnO, CuO ...
Tác dụng vối phi kim khác
■ Thí nghiêm : Đưa muỗng sắt đựng natri nóng chảy vào lọ đựng khí clo (hình 2.4).
Hiện tượng : Natri nóng chảy cháy trong khí clo tạo thành
khóitrắng’	L ,	.,	Hình2.3.
Nhận xét: Đó là do natri tác dụng với khí clo tạo thành tinh	sát cháy trong oxi
thể muối natri clorua, có màu trắng.
2Na (r) + Cl2 (k) —2NaCl (r)
(vàng lục)	(trắng)
• Ở nhiệt độ cao, đồng, magie, sắt... phản ứng với lưu huỳnh cho sản phẩm là các muối sunfua CuS, MgS, FeS ...
Hầu hết kim loại (trừ Ag, Au, Pt ...) phản ứng với oxi ở nhiệt độ thường hoặc nhiệt độ cao, tạo thành oxit (thường là oxit hazơ). Ớ nhiệt độ cao, kim loại phản ứng với nhiều phi kim khác tạo thành muối.
- PHẢN ỨNG CỦA KIM LOẠI VÓI DUNG DỊCH AXIT
Một số kim loại phản ứng với dung dịch axit (H2SO4 loằng, HC1 ...) tạo thành muối và giải phóng khí hiđro. Thí dụ :
Zn (r) + H2SO4 (dd) 	> ZnSO4 (dd) + H2 (k)
- PHẢN ỨNG CỦA KIM LOẠI VÔI DUNG D|CH MUỐI
Phởn ứng của đồng với dung dịch bạc nitrat
Cu (r) + 2AgNO3 (dd) 	>	Cu(NO3)2 (dd) + 2Ag (r)
Đồng đã đẩy bạc ra khỏi muối. Ta nói, đồng hoạt động hoá học mạnh hơn bạc.
Phởn ứng của kẽm với dung dịch đồng(ll) sunfat
*-'Thí nghiệm : Cho một dây kẽm vào ống nghiệm
đựng dung dịch đồng(II) sunfat (hình 2.5).
Hiện tượng : Có chất rắn màu đỏ bám ngoài dây kẽm, màu xanh lam của dung dịch đồng(II) sunfat nhạt dần (hình 2.5), kẽm tan dần.
Nhận xét: Kẽm đã đẩy đồng ra khỏi dung dịch CuSO4.
Zn (r) + CuSO4 (dd) 	> ZnSO4 (dd) + Cu (r)
Zfl
dd CuSO4
Zn
Cu
(lam nhạt) (xanh lam)	(không màu) (đỏ)
Ta nói : kẽm hoạt động hoá học mạnh hơn đồng.
Phản ứng của kim loại Mg, Al, Zn, ... với dung dịch CuSO4 hay AgNO3 tạo thành muối magie, muối nhôm, muối kẽm, ... và kim loại Cu hay Ag được giải phóng.
Ta nói : Al, Zn, Mg hoạt động hoá học mạnh hơn Cu, Ag.
Hình 2.5.
Zn tác dụng với dung dịch CuSO4
Kim loại hoạt động hoá học mạnh hơn (trừ Na, K, Ca ...) có thể đẩy kim loại hoạt động hoá học yếu hơn ra khỏi dung dịch muối, tạo thành muối mới và kim loai mới.
Kim loại tác dụng với nhiều phi kim tạo thành muối hoặc oxit.
Một số kim loại tác dụng với dung dịch axit (HCI, H2SO4 loãng ...) tạo thành muối và giải phóng khí hidro.
Kim loại hoạt dộng hoá học mạnh hơn (trừ Na, K, Ca ...) có thể dẩy kim loại hoạt dộng hoá học yếu han ra khỏi dung dịch muối tạo thành kim loại mới và muối mới.
BÀI TẬP
Kim loại có những tính chất hoá học nào ? Lấy thí dụ và viết các phương trình hoá học minh hoạ với kim loại magie.
Hãy viết các phương trình hoá học theo các sơ đồ phản ứng sau đây :
a)
+
HCI
	>
MgCI2	+ H2
b)
+
AgNO3
	>
Cu(NO3)2 + Ag
c)
+
—->
ZnO ;
d)
+
Cl2
	>
CuCI2!
e)
+
s
— ->
k2s.
Viết các phương trình hoá học của các phản ứng xảy ra giữa các cặp chất sau đây :
Kẽm + Axit sunfuric loãng ;	b) Kẽm + Dung dịch bạc nitrat;
Natri + Lưu huỳnh ;	d) Canxi + Clo.
Dựa vào tính chất hoá học của kim loại, hãy viết các phương trình hoá học biểu diễn các chuyển đổi sau đây :
Dự đoán hiện tượng và viết phương trình hoá học khi:
Đốt dây sắt trong khí clo.
Cho một đinh sắt vào ống nghiệm đựng dung dịch CuCI2.
Cho một viên kẽm vào dung dịch CuSO4.
Ngâm một lá kẽm trong 20 g dung dịch muối đồng sunfat 10% cho đến khi kẽm không tan được nữa. Tính khối lượng kẽm đã phản ứng với dung dịch trên và nồng độ phần trăm của dung dịch sau phản ứng.
7*. Ngâm một lá đồng trong 20 ml dung dịch bạc nitrat cho tới khi đổng không thể tan thêm được nữa. Lấy lá đồng ra, rửa nhẹ, làm khô và cân thì thấy khối lượng lá đổng tăng thêm 1,52 g. Hãy xác định nồng độ mol của dung dịch bạc nitrat đã dùng (giả thiết toàn bộ lượng bạc giải phóng bám hết vào lá đồng).