SGK Hóa Học 9 - Bài 19: Sắt

  • Bài 19: Sắt trang 1
  • Bài 19: Sắt trang 2
sắt
Tù xa xưa con ngưòi dã biết sử dụng nhiều vật dụngbằng sắt hoặc hợp kim sắt. Ngày nay, trong số tất cà các kim loại, sát vẫn được sử dụng nhiều nhất. Hãy tìm hiểu những tính chất vật lí và hoá học của sắt.
Kí hiệu hoá học : Fe.
Nguyên tủ khối: 56.
I - TÍNH CHẤT VẬT LÍ
Sắt là kim loại màu trắng xám, có ánh kim, dẫn điện, dẫn nhiệt tốt nhưng kém hơn nhôm, sắt dẻo nên dễ rèn. sắt có tính nhiễm từ( \ sắt là kim loại nặng (khối lượng riêng 7,86 g/cm3), nóng chảy ở 1539 °C.
TÍNH CHẤTHOÁ HỌC
Sắt có những tính chất hoá học của kim loại không ?
TÓC dụng với phi kim
• Tác dụng với oxi : Khi được đốt nóng đỏ, sắt cháy trong oxi tạo thành oxit sắt từ, trong đó sắt có hoá trị (II) và (III).
3Fe(r) + 2O2(fc) ——>	Fe3O4(r)
(nâu đen)
Tác dụng với cỉo :
Hình 2.15. Sắt cháy trong khí clo
hoặc muối.
■ Thí nghiệm : Cho dây sắt quấn hình lò xo (đã được nung nóng đỏ) vào lọ đựng khí clo (hình 2.15).
Hiện tượng : sắt cháy sáng tạo thành khói màu nâu đỏ.
Nhận xét : sắt đã phản ứng với khí clo tạo thành sắt(III) clorua.
2Fe(r) + 3C1? (k)	——> 2FeCl3 (r)
(trắng xám) (vàng lục)	(nâu đỏ)
Ở nhiệt độ cao, sắt phản ứng với nhiều phi kim khác như lưu huỳnh, brom,... tạo thành muối FeS, FeBr3...
Sắt tác dụng với nhiều phi kim tạo thành ox
Tác dụng với dung dịch axit
Sất phản ứng với dung dịch axit HC1, H2SO4 loãng ... tạo thành muối sắt(II) và
giải phóng khí hiđro. 	 ..
Fe (r) + 2HC1 (dd) 	> FeCl2 (dd) + H2 (k)
Chú ỷ : Sắt không tác dụng với HNO3 đặc, nguội và H2SO4 đặc, nguội.
59
(.) Sắt bị nam châm hút.
Tác dụng với dung dịch muối
Sắt tác dụng với dung dịch muối CuSO4 tạo thành muối sắt(ỊI).
Fe(r) + CuSO4 (dd) —>	FeSO4 ịdd) + Cu(r)
(trắng xám) (xanh lam)	(lục nhạt)	(đỏ)
Sắt cũng tác dụng với các dung dịch muối khác như AgNÒ3, Pb(NO3)2 ... giải phóng kim loại Ag, Pb ...
Nhận xét: sắt tác dụng với dung dịch muối của kim loại kém hoạt động hơn tạo thành dung dịch muối sắt và giải phóng kim loại trong muối.
Kết luận : Sắt có những tính chất hoá học của kim loại.
r — — — — — — — — — — — — — — — — — — — — — — — — — — — — — — — — — — — — — — — — — — — — — — — — — — — — — — — — — — — — — — — — — — — — — — — — — — — T
sắt là kim loại, màu trắng xám, có tính dẻo, dẩn diện, dần nhiệt tốt nhưng kém nhôm. Sắt có tính nhiễm từ.
;	2. Sắt có nhũng tính chất hoá học của kim loại như: tác dụng vói phi kim, dung
dịch axit HCI, HịSOạ loãng .... (trừHNO3 dặc, nguội và H2SO4 dặc, nguội), dung dịch muối của kim loại kém hoạt dộng hơn.
Sắt là kim loại có nhiều hoá trị.
Em có biết ?
Loại bỏ sắt khỏi nước ngầm như thế nào ?
Nhà máy nước thường khai thác và xử lí nước ngầm để cung cấp nước sạch cho. thành phố. Trong nước ngầm thường có chứa sắt dưới dạng muối sắtịlỉ) tan trong nước có ảnh hưởng không tốt tới sức khoe’ con người.
Để loại bỏ hợp chất sắt trong nước ngầm, các nhà máy nước sử dụng một trong các cách sau đây :
Bơm nước ngầm cho chảy quạ các giàn mưa.
Sục khí oxi vào bể chửa nước ngầm.
Sắt trong nước ngầm dưới dạng muối sắt(ỈI) sẽ bị oxi hoá thành các hợp chất sắt(lll) không tan vã được tách ra khỏi nước. Sau đó, nước được khử trùng và dẫn đến các nơi sử dụng.
BÀI TẬP
Sắt có những tính chất hoá học nào ? Viết các phương trình hoá học minh hoạ.
Từ sắt và các hoá chất cần thiết, hãy viết các phương trình hoá học để thu được Gác oxit riêng biệt: Fe3O4, Fe2O3 và ghi rõ điều kiện phản ứng, nếu có.
Có bột kim loại sắt lẫn tạp chất nhôm. Hãy nêu phương pháp làm sạch sắt.
Sắt tác dụng được với chất nào sau đây ?
a) Dung dịch muối Cu(NO3)2 ; b) H2SO4 đặc, nguội ; c) Khí Cl2 ; d) Dung dịch ZnSO4. Viết các phương trình hoá học và ghi điều kiện, nếu có.
Ngâm bột sắt dư trong 10 ml dung dịch đồng sunfat 1M. Sau khi phản ứng kết thúc, lọc được chất rắn A và dung dịch B.
Cho A tác dụng với dung dịch HCI dư. Tính khối lượng chất rắn còn lại sau phản ứng.
Tính thể tích dung dịch NaOH 1M vừa đủ để kết tủa hoàn toàn dung dịch B.