SGK Vật Lí 6 - Bài 16. Ròng rọc

  • Bài 16. Ròng rọc trang 1
  • Bài 16. Ròng rọc trang 2
  • Bài 16. Ròng rọc trang 3
BÀI 16. RÒNG RỌC
Hình 16.1
Hình 16.2
Một số người quyết định dùng ròng rọc để nâng vật lên (H.16.1). Liệu làm như thế có dễ dàng hơn hay không ?
I. TỈM HIỂU VỀ RÒNG RỌC
■ Ròng rọc được mắc như ở hình 16.2a được gọi là ròng rọc cố định, còn ở hình 16.2b là ròng rọc động.
(31 Hãy mô tả các ròng rọc vẽ ở hình 16.2.
II. RÒNG RỌC GIÚP CON NGƯỜI LÀM VIỆC DỄ DÀNG HƠN NHƯ THÊ' NÀO ?
■ 1. Thí nghiệm1
Chuẩn bị:
Lực kế, khối trụ kim loại, giá đỡ, ròng rọc và dây kéo.
Chép bảng 16.1 vào vở.
Tiến hành đo :
K33 - Đo lực kéo vật theo phương thẳng đứng như hình 16.3 và ghi kết quả đo được vào bảng 16.1.
Lực kéo vật lên trong trường hợp
Chiều của lực kéo
Cường độ của lực kéo
Không dùng ròng rọc
Từ dưới lên
... N
Dùng ròng rọc cô' định
... N
Dùng ròng rọc động
... N
Bảng 16.1. Kết quả thí nghiêm
51
Đo lực kéo vật qua ròng rọc cố định như hình 16.4. Kéo từ từ lực kê. Đọc và ghi sô chỉ của lực kế vào bảng 16.1.
Đo lực kéo vật qua ròng rọc động như hình 16.5. Kéo từ từ lực kế. Đọc và ghi số chỉ của lực kê vào bảng 16.1.
Hình 16.3	Hình 16.4	Hình 16.5
■■■■
9 2. Nhận xét
EE1 Dựa vào bảng kết quả thí nghiệm hãy so sánh:
Chiều, cường độ của lực kéo vật lên trực tiếp và lực kéo vật qua ròng rọc cố định.
Chiều, cường độ của lực kéo vật lên trực tiếp và lực kéo vật qua ròng rọc động.
• 3. Rút ra kết luận
BI Tìm từ thích họp để điền vào chỗ trống của các câu sau :
Ròng rọc (1)	có tác dụng
làm đổi hướng của lực kéo so với khi kéo trực tiếp.
Dùng ròng rọc (2)	thì lực kéo vật
lên nhỏ hơn trọng lượng của vật.
▼ III. VẬN DỤNG
ESI Tìm những thí dụ về sử dụng ròng rọc.
BI Dùng ròng rọc có lợi gì ?
EQ Sử dụng hệ thông ròng rọc nào trong hình 16.6 có lợi hơn về lực ? Tại sao ?
© Ròng rọc cố định giúp làm thay đổi hướng của lực kéo so với khi kéo trục tiếp.
© Ròng rọc động giúp làm lực kéo vật lên nhỏ hơn trọng lượng của vật
Có thế em chưa biết
*■ Trong thực tế, người ta hay sử dụng palăng, đó là một thiết bị gồm nhiều ròng rọc (H.16.7). Dùng palăng cho phép giảm cường độ lực kéo, đồng thời làm đổi hướng của lực này.
■■■■■■■