SGK Vật Lí 6 - Bài 27. Sự bay hơi và sự ngưng tụ (tiếp theo)

  • Bài 27. Sự bay hơi và sự ngưng tụ (tiếp theo) trang 1
  • Bài 27. Sự bay hơi và sự ngưng tụ (tiếp theo) trang 2
'1'-	BÀI 27. Sự BAY H0I
W '	VÀ Sự NGƯNG TỤ (tiếp theo)
II. Sự NGƯNG TỤ
■ 1. Tìm cách quan sát sự ngưng tụ
à) Dự đoán
Lỏng .
Bay hơi
	 “
Hơi
Ngưng tu
Hiện tượng chất lỏng hiến thành hơi là sự bay hơi, còn hiện tượng hơi biến thành chất lỏng là sự ngưng tụ. Ngưng tụ là quá trình ngược với bay hơi.
Đê dề quan sát hiện tượng bay hơi, ta có thế cho chất lỏng bay hơi nhanh bằng cách tăng nhiệt độ chất lỏng. Vậy muôn dề quan sát hiện tượng ngưng tụ, ta làm tăng hay giảm nhiệt độ ?
Ngưng tụ là quá trình ngược với bay hơi, nên ta có thể dự đoán khi giảm nhiệt độ của hơi, sự ngưng tụ sẽ xảy ra nhanh hơn và ta sẽ dễ quan sát được hiện ưrợng hơi ngưng tụ. b) Thí nghiệm kiểm tra
Trong không khí có hơi nước. Bằng cách giảm nhiệt độ của không khí, ta có thể làm hơi nước trong không khí ngưng tụ nhanh hơn và quan sát được hiện tượng này.
Dụng cụ thí nghiệm :
+ 2 cốc thuỷ tinh giống nhau.
+ Nước có pha màu.
+ Nước đá đập nhở.	+ 2 nhiệt kê.
Tiến hành thí nghiêm (H.27.1) :
+ Dùng khăn khô lau mặt ngoài của hai cốc.
+ Đổ nước màu đầy tới 2/3 mồi cốc. Một cốc dùng đê đôi chứng, một cốc dùng làm thí nghiệm.
+ Đo nhiệt độ của nước ở hai cốc.
+ Đổ nước đá vụn vào cốc làm thí nghiệm.
Chú ý : Phải đặt hai cốc khá xa nhau.	Hình 27.1
c) Rút ra kết luận
Theo dõi nhiệt độ của nước ở hai cốc và quan sát hiện tượng xảy ra ở mặt ngoài của hai cốc nước đê trả lời các câu hỏi sau :
HI Có gì khác nhau giữa nhiệt độ của nước trong cốc đối chứng và trong cốc thí nghiệm ?
13 Có hiện tượng gì xảy ra ở mặt ngoài của cốc thí nghiệm ? Hiện tượng này có xảy ra ở cốc đối chứng không ?
o Các giọt nước đọng ở mặt ngoài của cốc thí nghiệm có thể là do nước ở trong cốc thấm ra không ? Tại sao ?
HI Các giọt nước đọng ở mặt ngoài cốc thí nghiệm là do đâu mà có ?
HI Vậy dự đoán của chúng ta có đúng không ?
▼ 2. Vận dụng
W1 Hãy nêu hai thí dụ về hiện tượng ngưng tụ.
HI Giải thích sự tạo thành giọt nước đọng trên lá cây vào ban đêm.
HI Tại sao rượu đựng trong chai không đậy nút sẽ cạn dần, còn nếu nút kín thì không cạn ?
© Sự chuyển từ thể lỏng sang thể hơi gọi là sự bay hơi.
© Tốc độ bay hơi của một châ't lỏng phụ thuộc vào nhiệt độ, gió và diện tích mặt thoáng của chất lỏng.
Sự chuyển từ thể hơi sang thể lỏng gọi là sự ngưng tụ.
Có thể em chưa biết
*■ Hai phần ba bề mặt Trái Đất có nước bao phủ. Lượng nước này không ngừng bay hơi, tạo thành một lớp hơi nước trong khí quyển dày từ 10km đến 17km. Hơi nước tạo thành mây, mưa, sương mù, tuyết ảnh hưởng đến khí hậu Trái Đất và đời sống con người.
'*• Khi không khí có nhiệt độ 30° c, ta vẫn cảm thấy dễ chịu, nếu trong mỗi mét khối không khí chứa không quá 7,5g hơi nước. Còn nếu lượng hơi nước trong một mét khối không khí vượt quá 25g, thì ta cảm thấy rất oi bức, khó chịu, dù nhiệt độ vẫn là 30°C.
*• Ở nước ta trong những ngày ẩm ướt, mỗi mét khối không khí CÓ thể chứa tới 30g hơi nước.