Bài số 25: Bài đọc tham khảo: Một con người nổi tiếng: Lão Kê Xâr - người Tà Ôi

  • Bài số 25: Bài đọc tham khảo: Một con người nổi tiếng: Lão Kê Xâr - người Tà Ôi trang 1
  • Bài số 25: Bài đọc tham khảo: Một con người nổi tiếng: Lão Kê Xâr - người Tà Ôi trang 2
Bài SỐ 25
Bài đoc tham khảo
Một con người nổi tiếng: Lão Kê Xâr-người Tà Ôi
Ở thôn A Diễm, xã A Ngo, huyện A Lưới thuộc Thừa Thiên - Huế có một lão làng rất đặc biệt. Năm 2009, đi tìm hài cốt đồng đội, tôi đã hai lần được gặp con người đặc biệt này.
Ông tên là Kê Xâr (Quỳnh Hoàng), 92 tuổi, là người Tà Ôi. Thời kháng chiến chống Mĩ, ông là chiến sĩ Giải phóng quân. Sau năm 1975, ông xuất ngũ trở lại buôn làng chế tạo nhạc cụ dân tộc, biểu diễn ca nhạc, làm thầy dạy diễn tấu các loại nhạc cụ truyền thống của người Tà ôi cho lớp hậu sinh.
Đầu ông hói, to,' lơ phơ vài sợi tóc bạc trắng. Trán cao, tai to, mắt sáng. Chân tay vạm vỡ. Răng của ông chưa rụng chiếc nào. Da ông đỏ au, thường ở trần. Ỏng thích uống rượu. Vài ba chén là ngà ngà say. Giọng ông như lệnh vỡ. Ông rất vui tính và thích chuyện trò, tâm sự.
Ông là người Tà Ôi duy nhất ở vùng A sầu, A Lưới chế tác được 20 loại nhạc cụ dân tộc, từ chiếc tù và, đàn ta-lư, đàn tê-rê, đàn 2 dây, đàn bầu Pa-Cô... cho đến khèn bè, một loại nhạc cụ dân tộc rất phổ biến và khó làm.
Ông có tài nghệ tuyệt vời là sửa chữa và thẩm âm chiêng ở vùng A Lưới. Vùng Nam Đông, người Lào, người dưới xuôi thường đem chiêng “rè”, chiêng “điếc” nhờ lão thổi “hồn” vào cho. Lão thổi tù và lảnh lót, thổi khèn bè nỉ non, chơi đàn ta-lư tỉ tê khoan nhặt, ngay từ thời trai tráng đã từng làm nhiều cô gái quanh vùng mê mệt, ngưỡng mộ.
Năm 1993, với chiếc tù và, Kê Xâr đã giành được giải Bạc trong Liên hoart Văn nghệ các dân tộc miền núi ở Gia Lai.
Trong nhà lão treo nhiều nhạc cụ dân tộc do lão chế tác ra. Mờ sáng, non trưa, chiều tà, đêm trăng, ngủ dậy... hứng chí Kê Xâr uống một hớp rượu, cầm lấy tù và thổi, ôm lấy đàn ta-lư gảy, vừa gảy vừa hát. Lão bảo: “Đó là giây phút sung sướng nhất”.
Lão Kê Xâr có trí nhớ tuyệt vời. Lão nhớ và kể lại hàng trăm câu chuyện cổ, nắm rõ tường tận tất cả những lệ làng, phong tục của người Tà Ôi trên núi rừng Trường Sơn.
Thời làm chiến sĩ Giải phóng quân, Kê Xâr được cán bộ chỉ huy và đồng đội rất quý mến và trọng vọng. Tiếng đàn, tiếng khèn của anh là nguồn vui không thể thiếu của đơn vị.
Hiện nay, Viện Âm nhạc mời lão dạy cách chế tác và biểu diễn nhạc cụ dân tộc Pô Cô cho thanh thiếu niên ở A Lưới. Nghe tôi hỏi về chuyện lương thưởng, đãi ngộ, lão cười, nói: “Chỉ đủ tiền uống rượu thôi!...”.
Lê Phan Quỳnh
(Trích Con người nơi cao nguyên)