Bài số 35: Em hãy kể và tả về một vùng quê văn hiến

  • Bài số 35: Em hãy kể và tả về một vùng quê văn hiến trang 1
  • Bài số 35: Em hãy kể và tả về một vùng quê văn hiến trang 2
Bài sô' 35
Em hẫy kể và tả về một vùng quê văn hiến.
Bài đoc tham khảo
Kẻ Lủ — một vùng quê văn hiến
'‘Làng Lủ gạo trắng nước trong,
Ai về Kẻ Lủ thong dong con người”...
Sông Tô Lịch chảy qua Đại Kim tạo ra một đầm rộng tên chữ là Linh Đường, cũng còn gọi là Đầm Đại, Đầm Vân. Thời xưa chu vi đầm là 12 dặm, hỉnh trăng lưỡi liềm, bốn mùa nước trong suốt, nên còn gọi là Nguyệt Kính hồ. Nơi đây có con ngòi Tô Khê to. Hằng năm, vua chúa từ kinh thành Thăng Long vẫn đi thuyền theo con ngòi này để về đầm Linh Đường thụ hưởng cảnh đẹp.
Kẻ Lủ là một tên cổ vì làng ờ đây đã xuất hiện khoảng 700 năm trước đây. Kim Lủ - một từ Hán, có nghĩa là “Sợi tơ vàng”, một tên đẹp chỉ sự trù phú của vùng đất này.
Nằm trên vùng đất văn hiến Thăng Long, Đại Kim là vùng quê có truyền thống hiếu học. Cổng làng Kim Lủ sáng lên ba chữ “Quan Miện thôn” (mũ quan); rồi đến cổng “Hồi Cẩm môn” (áo gấm về làng); rồi lại đến cổng “Tường quan'’(cổng cuối cùng của làng).
Đại Kim xưa có nhiều vị đỗ đạt cao, làm quan to nơi triều đình, ông Nguyễn Chính, đỗ Tiến sĩ đầu tiên được xem như người khai khoa của làng, của xã. Rồi đến Tiến sĩ Nguyễn Nhân Chính, từng đi sứ phương Bắc; Tiến sĩ Nguyễn Công Thể, từng ngồi ghế Tham tụng; Tiến sĩ Nguyễn Bá Trữ, thầy dạy của Hoàng giáp Bùi Huy Bích, Phó bảng Nguyên Văn Siêu - danh nhân vãn hoá, Nguyễn Trọng Hợp, Tiến sĩ, Thượng thư. Rõ là: “Đại Kim đất học lừng danh /Người là Tham tụng, người thành Thượng thư/ Người là nhà giáo, danh sư/ Tên ghi bia đá sáng như sao trời”.
Đất thiêng, làng đẹp, sống theo kỉ cương, nề nếp, nhiều người đỗ đạt cao, đời sống nhân dân được đảm bảo, đó là những điểm sáng của Đại Kim. Câu đối nơi đình làng là niềm tự hào của làng xã:
“Tản Lĩnh vân cao, dao vọng thần quang, thiên nhu nhiễu;
Tô Giang thuỷ tú, trường hai danh tích, bách linh triều
(Núi Tản áng mây cao, xa ngóng ánh thần, tươi tốt ngàn cây vây bọc;
Sông Tô dòng nước đẹp, mãi truyền dấu tích, lỉnh thiêng trăm khí chầu vè).
Theo Tạ Hữu Yên
(Thăng Long nghìn năm văn hiến)