Bài số 36: Tả một làng nghề mà em biết

  • Bài số 36: Tả một làng nghề mà em biết trang 1
  • Bài số 36: Tả một làng nghề mà em biết trang 2
Bài sô' 36
Tả một làng nghề mà em biết.
Bài làm
Làng tranh Đông Hồ
Làng tranh Đông Hồ là làng nổi tiếng về tranh dân gian, thuộc xã Song Hồ, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh, cách Hà Nội chừng 35 ki-lô-mét. Trong bài thơ Bên kia sông Đuống, thi sĩ Hoàng cầm có viết:
“Bên kia sông Đuống Quê hương ta lúa nếp thơm nồng Tranh Đông Hồ gà lợn nét tươi trong Mâu dân tộc sáng bừng trên giấy điệp”...
Nghề vẽ tranh dân gian của làng Đông Hồ đã có từ rất lâu đời. Các nghệ nhân thường khắc ván để in tranh. Nguyên liệu là giấy dó; màu in tranh được chế tạo từ chất liệu thiên nhiên như sỏi son, gạch non, rễ cây, hoa, trái, lá tre, hoa sim, hoa mua, vỏ sò... Vỏ sò nung lên, luyện với nhựa cây tạo thành màu điệp óng ánh. Lá tre già đốt lên làm thành màu đen. sỏi son, gạch non làm ra màu nâu, màu hồng tươi, màu đỏ. Còn màu vàng nghệ, màu tím hoa sim tươi tắn rực rỡ...
Tranh Đông Hồ rất phong phú và đa dạng về đề tài, đường nét, màu sắc, đã phản ánh một cách hồn nhiên, ngộ nghĩnh, tươi vui đời sống vật chất và tinh thần của bà con dân cày nơi miền quê, thể hiện ước nguyện ấm no, hạnh phúc, yên vui, hoà bình.
Có tranh vẽ về các con vật nuôi như trâu, bò, chó, gà, lợn, mèo... Có những bức tranh được ưa chuộng, in sâu vào tâm hồn người như Hứng dừa, Đám cưới chuột, Thầy đồ Cốc, Đánh ghen, Chơi đu. Chọi gà, Đánh vật... Nét vẽ, nét khắc tranh Đông Hồ tươi tắn, hồn nhiên, đậm đà, biểu lộ cái tình quê, hồn quê nồng hậu, mến yêu.
Tranh Đông Hồ được treo trong dịp Tết hằng năm. Khắc tranh, vẽ tranh Đông Hồ, chơi tranh Đông Hồ là một nét đẹp văn hoá cổ truyền của dân tộc.
Ngô Thế Anh, 5A
Trường Tiểu học Tô Hoàng - Hà Nội