Bài số 31 Tả cảnh quê hương yêu dấu của em

  • Bài số 31 Tả cảnh quê hương yêu dấu của em trang 1
  • Bài số 31 Tả cảnh quê hương yêu dấu của em trang 2
Bài SỐ 31
Tả cảnh quê hưongyêu dấu của em.
Bài làm
Đường Lâm - làng Việt cổ
Đường Lâm là nơi chôn nhau cắt rốn của em. Làng có bảy di tích văn hoá lịch sử đã được Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch trao bằng công nhận Di tích Quốc gia.
Từ Thủ đô Hà Nội đến thị xã Sơn Tây 45 ki-lô-mét, đi thêm 5 ki-lô-mét nữa là đến Đường Lâm, quê em đó.
Theo sử sách, tên làng Đường Lâm đã có từ thế ki thứ VII. Đó là quê hương và cũng là nơi có đền thờ hai vị anh hùng dân tộc từng có công đánh bại quân xâm lược phương Bắc: Phùng Hưng (thế kỉ VIII) và Ngô Quyền (thế ki X). Ngôi đền nào cũng cổ kính, mái ngói rêu phong, đứng uy nghi trầm mặc giũa xóm làng. Câu đối, hoành phi sơn son thiếp vàng tráng lệ. Tượng hai vị anh hùng dân tộc với vầng trán cao, cặp mắt sáng quắc, chòm râu dài, áo giáp, gươm đai, mũ miện... trông thật oai phong lẫm liệt.
Bao bọc quanh làng là nhiều hốc sâu và hai mươi gò nhấp nhô uốn lượn giữa ruộng đồng, men theo dòng sông Tích. Tương truyền thuở thiếu thời, Ngô Quyền đã cùng các bạn lên gò xuống hốc tập trận thuỷ chiến trước khi lập nên chiến công lừng lẫy tiêu diệt giặc Nam Hán, chém đầu Hoằng Tháo trên sông Bạch Đằng.
Thầy giáo Nam đã nhiều lần đưa chúng em đi dạo chơi trên các gò, kể cho chúng em nghe bao huyền tích, huyền thoại.
Đường Lâm có đình Mông Phụ và chùa Mía, vừa cổ kính, vừa to đẹp uy nghiêm, sắc phong, tượng đồng, chuông, trống, cây đa cổ thụ... là niềm tự hào của bà con dân làng Đường Lâm xưa nay. Tất cả trẻ em ở làng khi lớn lên, dù ở vị thế nào của xã hội cũng không bao giờ có thể quên được những năm tháng êm đềm được học dưới mái trường cổ kính và ấm cúng: Trường Tiểu học Phùng Hưng.
Khách tham quan vượt công làng có mái ngói bên cây đa cô thụ, theo hàng cây xanh bóng toả râm mát vài trăm mét là bắt đầu vào làng đi trên những con đường lát gạch đỏ au. Nhà ngói san sát, tường xây bằng đá ong. Hầu như nhà nào cũng có sân gạch, tường xây bao quanh, mảnh vườn xanh um cây cảnh, hoa trái, hàng cau, giàn trầu, bưởi, chanh... dân dã, trù phú.
Mỗi sáng trên các nẻo đường làng, người già lùa bò ra đồng, thanh niên kéo xe gỗ bánh sắt chở thóc lúa, phụ nữ gánh hàng ra chợ, trẻ con nô nức đến trường.
Buổi chiều, hầu như ai cũng đi ngang qua sân đình Mông Phụ trước khi trở về nhà.
Sân đình lát gạch, rộng thênh thang không chỉ là sân phơi nông sản trong ngày mùa mà còn là nơi diễn ra hội làng, nơi tiễn đưa trai tráng Đường Lâm lên đường ra trận đánh giặc thời chống Mĩ. Sân đình còn là nơi vui chơi, đá bóng của trẻ em, nơi hàn huyên của các cụ già trong những đêm trăng đẹp.
Đường Lâm là làng Việt cổ ở trung du Bắc Bộ. Nó là cái nôi tuổi thơ, gắn bó với tâm hồn em bao kỉ niệm êm đềm tha thiết. Đường Lâm là quê cha đất tổ của em. Em yêu Đường Lâm biết bao.
Ngô Ngọc Đức, 5A
Trường Tiểu học Phùng Hưng
Đường Lâm - Hà Nội