Bài số 38: Tả một làng nghề đặc biệt mà em biết

  • Bài số 38: Tả một làng nghề đặc biệt mà em biết trang 1
  • Bài số 38: Tả một làng nghề đặc biệt mà em biết trang 2
Bài số 38
Tả một ỉàng nghề đặc biệt mà em biết.
Bài làm Làng rắn
Ở nước ta có nhiều làng nghề nuôi rắn và bắt rắn.
Xóm Đông, phường Cộng Hoà, thị xã Sao Đỏ (Chí Linh, Hải Dương) từ lâu đã nổi tiếng là nơi nuôi nhiều rắn, đủ các loại rắn hổ, rắn độc. Nhà nhà nuôi rắn, người người bắt rắn, sống bằng nghề nuôi, bắt rắn, làm giàu bằng nghề nuôi ran.
Chuồng trại nuôi rắn được xây dựng kiên cố, có hai, ba lớp lưới sắt không gỉ bao quanh. Có nhiều hang hốc cho rắn nằm, có bãi cho rắn bò, ran lượn. Cóc nhái là thức ăn chính của rắn. Độ 9,10 giờ sáng, rắn nằm, rắn bò... dày đặc trên bãi. Con nằm nghển cổ, con trườn, có cặp quấn vào nhau như đùa nghịch. Có những con rắn hổ trâu, lưng màu xám nâu, bụng màu vàng hoặc trắng đục, rất phàm ăn, giỏi leo trèo và bơi lội. Có loại hổ mang phì cực kì hung dữ, nọc rất độc, nếu bị nó cắn thì vô cùng nguy hiểm. Hổ mang có giá trị kinh tế cao.
Nhà bác Quang Thuyết nuôi trên dưới một nghìn con rắn hổ. Mỗi tháng đôi lần xuất chuồng cho thương lái vài ba yến, một, hai tạ rắn hổ mang phì, hổ mang lửa... Có những nhà nuôi ba, bốn nghìn con rắn. Chuồng trại bao la như luỹ thép trường thành. Những chủ hộ nuôi rắn đều giàu có, là tỉ phú nông thôn thời đổi mới.
Nghề nuôi rắn độc tất bật, bận bịu suốt đêm ngày, quanh năm, Chỉ nhìn cách rắn bò, rắn chưa vào hang, rắn phì, là biết được sự biến đổi của thời tiết. Lo thức ăn, lo vệ sinh chuồng trại, lo phân loại, phân chuồng, rắn mẹ, rắn con... Mồi lần bước vào chuồng rắn, người nuôi chân đi ủng cao, tay đeo găng tay vải dày cộp tới nách, mắt đeo kính, đầu đội mũ... không thể coi thường. Nhà nào cũng có thuốc phòng khi bị rắn cắn.
Trẻ em làng rắn chỉ “được phép” giúp bố mẹ một số việc như rửa cóc, xay thịt cóc làm mồi cho rắn; tuyệt đối không được bước vào khu nuôi rắn. Thế nhưng 7, 8 tuổi, đang học lớp Một, lớp Hai... trẻ em làng rắn chỉ nhìn qua con rắn là phân biệt được con nào là rắn hổ trâu, rắn hổ phì, rắn hổ chúa, rắn hổ mang bành, rắn cặp nia, rắn cạp nong...; con nào là rắn độc, rắn dữ; loài rắn nào có giá bán đắt...
Trước khi xuất chuồng cho thương lái, chủ nhà mài trụi hết răng rắn độc, rắn dữ, để phòng tai nạn. Bác Thắng, một chủ hộ nuôi rắn ở xóm Đông, nói về hương vị các món thịt rắn đặc sản, các loại rượu ngâm rắn... ai được một lần nghe qua cũng cảm thấy ngạc nhiên và thú vị.
Sớm sớm, chiều chiều, làng rắn thật nhộn nhịp. Người gồng gánh chở cóc, nhái... đến bán. Xe máy chở rắn đi đến các nhà hàng, quán nhậu ở các thị xã, thành phố gần xa. Mùi tanh nồng nặc phả vào không khí dễ làm ta rùng mình. Nhất là khi đi qua chuồng nuôi rắn, những con rắn to bằng bắp tay người lớn, dài độ hai, ba sải tay, có nhiều vòng vàng, đen, trắng, cái lưỡi thè dài như cây chì đỏ... khiến các du khách bủn rủn chân tay.
Đen thăm làng rắn ở thị xã Sao Đỏ, lúc ra về, câu nói của bác Quang Thuyết làm ta nhớ mãi: “Cái nghề nuôi rắn độc rắn dữ, lúc đầu vì bát cơm manh áo mà phải dấn thân. Lâu dần rồi thành quen. Có điều con rắn độc, rắn dữ là nguồn sống của bà con. Làm giàu nhờ nuôi rắn. Sinh ư nghiệp, tử w nghiệp - câu nói của cổ nhân càng ngẫm càng thấm thìa!”.
Lê Hài Anh, 5A
Trường Tiểu học Sao Đỏ - Hải Dương