Giải bài tập Sinh Học 9 Bài 11. Phát sinh giao tử và thụ tinh

  • Bài 11. Phát sinh giao tử và thụ tinh trang 1
  • Bài 11. Phát sinh giao tử và thụ tinh trang 2
  • Bài 11. Phát sinh giao tử và thụ tinh trang 3
PHÁT SINH GIAO TỬ vồ THỤ TINH
KIẾN THỨC Cơ BẲN
Qua giảm phân, ở động vật, mỗi tinh bào bậc 1 cho ra bốn tinh trùng còn mỗi noãn bào bậc ĩ chỉ cho ra một trứng có kích thiiớc lớn. Ớ cây có hoa, sự phát sinh giao tử diễn ra phức tạp, có sự kết họp giữa giảm phân và nguyên phân, qua đó mỗi tê' bào mẹ tiểu bào tử cho ra bốn hạt phấn, từ mỗi hạt phấn này sinh ra tiếp hai giao tử dực, còn mỗi tê'bào đại bào tít cho ra một trứng.
Thụ tinh là sự kết họp ngẫu nhiên giữa một giao tử đực với một trứng, về bản chất là sự kết hợp của hai bộ nhân đơn bội (n) tạo ra bọ nhân lương bội (2n) ở hợp tử.
Sự phối hợp các quá trình nguyên phân, giảm phân và thụ tinh đã duy trì ổn định bộ NST đặc trưng của các loài sinh sản hữu tính qua các thê' hệ cơ thể. Đồng thời còn tạo ra nguồn biến dị tổ hợp phong phú cho chọn giống và tiến hóa.
PHẦN GỢI ý trả Lời Câu Hỏi và bài tập
A. Phần tìm hiểu và thảo luận
▼ Quan sát hình 11.1 và dựa vào các thông tin nêu trên hãy trả lời các câu hỏi sau:
- Những điểm giống nhau và khác nhau cơ bản của hai quá trình phát sinh giao tử đực và cái?
+ Giống nhau:
Các tế bào mầm (noãn nguyên bào, tinh nguyên bào) đều thực hiện nguyên phân liên tiếp nhiều lần.
Noãn bào bậc 1 và tinh bào bậc 1 đều thực hiện giảm phân để cho giao tử. + Khác nhau:
Phát sinh giao tử cái
Phát sinh giao tử đực
1. Noãn bào bậc 1 qua giảm phân I cho thể cực thứ nhất có kích thước nhỏ và noãn bào bậc 2 có kích thước lớn.
1. Tinh bào bậc 1 qua giảm phân
I cho hai tinh bào bậc 2.
2. Noãn bào bậc 2 qua giảm phân II cho một thế’ cực thứ hai có kích thước bé và một tế bào trứng có kích thước lớn.
2. Mỗi tinh bào bậc 2 qua giảm phân II cho hai tinh tử, các tinh tử phát triển thành tinh trùng.
3. Từ mỗi noãn bào bậc 1 qua giảm phân cho hai thể cực và một tế bào trứng, trong đó chỉ có trứng trực tiếp thụ tinh.
3. Từ mỗi tinh bào bậc 1 qua giảm phân cho bốn tinh trùng, các tinh trùng này đều tham gia vào thụ tinh.
Từ một tinh bào bậc 1 qua giảm phân cho ra mấy tỉnh trùng'? Các tinh trùng này có chứa bộ NST giống nhau không?
Từ mỗi tinh bào bậc 1 qua giảm phân cho bốh tinh trùng, các tinh trùng này đều chứa bộ NST đơn bội (n) nhưng lại khác nhau về nguồn gốc NST.
▼ Tại sao sự kết hợp ngẫu nhiên giữa các giao tử đực và cái lại tạo được các hạp tử chứa các tổ hợp NST khác nhau về nguồn gốc?
Vì sự kết hợp ngẫu nhiên giữa các giao tử đực và cái là sự kết hợp hai bộ nhân đơn bội (n) hay sự kết hợp hai bộ NST của hai giao tử đực và cái tạo bộ lưỡng bội (2n) ở hợp tử có nguồn gốc từ bô và mẹ.
B. Phần câu hỏi và bài tập
Trình bày quá trình phát sinh giao tử ở động vật. Những điểm khác nhau cơ bản trong sự hình thành giao tử ở cây có hoa so với động vật?
Quá trình phát sinh giao tử ở cây có hoa so với động vật:
Các tế bào mầm nguyên phân liên tiếp nhiều lần tạo nhiều tinh nguyên bào. Sự tạo tinh bắt đầu khi tinh nguyên bào phát triển thành tinh bào bậc 1. Tế bào này giảm phần, lần phân bào thứ nhâ't tạo ra hai tinh bào bậc 2, lần phân bào thứ hai tạo ra bốn tinh tử. Các tirih tử phát triển thành các tinh trùng.
Trong quá trình phát sinh giao tử cái, các tế bào mầm cũng nguyên phân liên tiếp nhiều lần tạo ra nhiều noãn nguyên bào. Noãn nguyên bào phát triển thành noãn nguyên bào bậc 1. Tế bào này giảm phân, lần phân bào thứ nhâ't tạo ra một tế bào có kích thước nhỏ gọi là thể cực thứ nhất và một tế bào có kích thước lớn gọi là noãn bào bậc 2, lần phân bào thứ hai cũng tạo ra một tế bào có kích thước nhỏ gọi là thể cực thứ hai và một tế bào khá lớn gọi là trứng. Sau này chỉ có trứng trực tiếp thụ tinh với tinh trùng.
Những điểm khác nhau cơ bản trong sự hình thành giao tử ở cây có hoa so với ở động vật: quá trình phát sinh giao tử ở thực vật diễn ra phức tạp hơn ở động vật, đặc biệt là ở thực vật có hoa:
+ Trong quá trình phát sinh giao tử đực (hình ll.a): Mỗi tế bào mẹ của tiểu bào tử giảm phân cno bô'n tiểu bào tử đơn bội sẽ hình thành bốh hạt phấn. Trong hạt phân, một nhân đơn bội phân chia cho một nhân ốhg phấn và một nhân sinh sản. Tiếp theo, nhân sinh sản lại phân chia tạo thành hai giao tử đực.
+ Trong sự hình thành giao tử cái (hình 11.2b): Tế bào mẹ của đại bào tử giảm phân cho bôn đại bào tử, nhưng chỉ có một sông sót rồi lớn lên và nhân của nó nguyên phân liên tiếp ba lần tạo ra 8 nhân đơn bội trong một cấu tạo được gọi là túi phôi. Trứng là một trong ba tế bào ở phía cuối lỗ noãn của túi phôi.
Giải thích vì sao bộ NST đặc trưng của những loài sinh sản hữu tính lại được duy trì ổn định qua các thế hệ?
Do sự phối hợp các quá trình nguyên phân, giảm phân và thụ tinh đã duy trì bộ NST đặc trưng của những loài sinh sản hữu tính qua các thế hệ.
Biến dị tổ hợp xuất hiện phong phủ ở những loài sinh sản hữu tính được giải thích trên cơ sở tế bào học nào?
Biến dị tổ hợp xuất hiện phong phú ở những loài sinh sản hữu tính được giải thích do sự phối hợp các quá trình nguyên phân, giảm phân và thụ tinh.
Sự kiện quan trọng nhất trong quá trình thụ tinh là gì trong các sự kiện sau đây?
Sự kết hợp theo nguyên tắc một giao tử đực với một giao tử cái.
Sự kết hợp nhân của hai giao tử đơn bội.
Sự tổ hợp bộ NST của giao tử đực và cái.
Sự tạo thành hợp tử.
Đáp án: c
Nếu trong tế bào của một loài giao phối, xét hai cặp NST tương đồng kí hiệu là Aa và Bb thì khi giảm phân và thụ tinh sẽ cho ra các tổ hợp NST nào trong các giao tử và các hợp tử?
Các tổ hợp NST trong các giao tử: AB, Ab, aB, ab. Các tổ hợp NST trong các hợp tử:
AABB, AABb, AaBb, Aabb, aaBB, Aabb, aaBb, aabb
III. CÂU HỎI BỔ SUNG
Trong tế bào của một loài sinh sản hữu tính, xét hai cặp NST tương đồng, kí hiệu là Dd và Ee thì khi giảm phân sẽ tạo ra các tổ hợp NST nào trong các giao tử và khi thụ tinh sẽ tạo ra các tổ hợp NST nào trong các hợp tử?
GỢi ý trả lời
Khi giảm phân sẽ tạo ra bốn kiểu tổ hợp trong bôn loại giao tử là:
DE, De, dE, de.
Khi thụ tinh sẽ tạo ra 9 kiểu tổ hợp các NST trong các hợp tử:
DDEE, DDEe, DdEE, DdEe, Ddee, ddEE, Ddee, ddEe, ddee