Giải bài tập Sinh Học 9 Bài 25. Thường biến

  • Bài 25. Thường biến trang 1
  • Bài 25. Thường biến trang 2
  • Bài 25. Thường biến trang 3
THƯỜNG BIẾN
KIẾN THÚC cơ BẢN
Thường biến là những biến đổi ở kiểu hình phát sinh trong đời cá thể dưới ảnh hưởng trực tiếp của môi trường.
Thường biến biểu hiện đồng loạt theo hướng xác định, tương íeng với điều kiện ngoại cảnh, không di truyền điỉỢc.
Mức phản ứng là giới hạn thưởng biến của một kiểu gen (hoặc chỉ một gen hay nhóm gen) trước môi trường khác nhau. Mức phản ứng do kiểu gen quy định.
Kiểu hình là kết quả sựtiỉơng tác giữa kiểu gen và môi trường.
GỢI ý trả Lời Câu hỏi sgk
A. Phần tìm hiểu và thảo luận
▼ Quan sát hình 25.1 và tìm hiểu các ví dụ dưới đây:
* Ví dụ 1:
+ Kiểu gen trong tế bào lá mọc trong nước, trên mặt nước và trong không khí giông nhau.
+ Lá cây rau mác trong môi trường nước có hình dạng dài, mảnh giúp không bị sóng ngầm cuốn đi, lá không bị rách.
+ Lá trên mặt nước có phiến lớn hình tròn, bề mặt phiến lá rộng, giúp lá dễ nổi,, tăng diện tích tiếp xúc với ánh sáng.
+ Lá mọc trong không khí có phiến hình mũi mác, tránh được gió mạnh cuốn theo, giúp lá không bị tổn thương, đồng thời giữ gốc không bị tróc.
Ví dụ 2: Màu sắc thằn lằn thay đổi do yếu tố ánh sáng.
Ví dụ 3:
Các củ ở luông được tưới nước, bón phân và phòng trừ bệnh đúng kĩ thuật thì đều to hơn ở luống không làm đúng kĩ thuật, điều đó nói lên tính đồng loạt theo một hướng, ứng với điều kiện môi trường.
▼ Từ những điều quan sát được và các tư liệu trên, hãy cho biết:
Sự biểu hiện ra một kiểu hình của một cơ thể (kiểu gen) phụ thuộc vào những yếu tố nào?
Sự biểu hiện ra một kiểu hình của một cơ thể phụ thuộc vào sự tương tác giữa kiểu gen và môi trường.
Trong các yếu tố đó, yếu tố nào được xem như không biến đổi?
Yếu tô' được xem như không biến đổi là kiểu gen.
Sự biến đổi kiểu hình trong các trường hợp trên do tác động của môi trường.
Thường biến là gì?
Thường biến là những biến đổi ở kiểu hình phát sinh trong đời cá thể dưới ảnh hưởng trực tiếp của môi trường.
Từ các ví dụ nêu trên, hãy cho biết:
Giới hạn năng suất của giống do giống (kiểu gen) hay do kĩ thuật chăn nuôi trồng trọt quy địnli?
Giới hạn năng suất của giông do giống quy định.
Mức phản ứng là gì?
Mức phản ứng là giới hạn thường biến của một kiểu gen (hoặc chỉ một hay nhóm gen) trước môi trường khác nhau.
B. Câu hỏi và bài tập
Thường biến là gì? Phân biệt thường biến với đột biến.
Thường biến là những biến đổi kiểu hình phát sinh trong đời cá thể dưới ảnh hưởng trực tiếp của môi trường.
Đột biến
Biến đổi cơ sở vật chất.
Di truyền.
Xuất hiện với tần số thấp, ngẫu nhiên.
Thường có hại.
Phân biệt thường biến với đột biến:
Thường biến
Biến đổi kiểu hình.	1.
Không di truyền.	2.
Phát sinh đồng loạt theo cùng một hướng, 3. tương ứng với điều kiện môi trường.
Giúp sinh vật thích nghi.
Mức phản ứng là gì? Cho ví dụ trên cây trồng hoặc vật nuôi.
Mức phản ứng là giới hạn của thường biến của một kiểu gen (hoặc chỉ một gen hay nhóm gen) trước môi trường khác nhau. Mức phản ứng do kiểu gen quy định.
Người ta đã vận dụng những hiểu biết về ảnh hưởng của môi trường đối với tính trạng số lượng về mức phản ứng để nâng cao năng suất vật nuôi, cây trồng như thế nào?
Người ta đã vận dụng những hiểu biết về ảnh -hưởng của môi trường đốì với các tính trạng số lượng trong trường hợp tạo điều kiện thuận lợi nhất để đạt tới kiểu hình tối đa nhằm tăng năng suất và hạn chế các điều kiện ảnh hưởng xấu, làm giảm năng suất.
Người ta vận dụng những hiểu biết về mức phản ứng để tăng năng suất vật nuôi cây trồng theo hai cách: áp dụng kĩ thuật chăn nuôi, trồng trọt thích hợp hoặc cải tạo, thay giông cũ bằng giống mới có tiềm năng năng suất cao hơn.
III. CÂU HỎI BỔ SUNG
Hãy lựa ra trong những ví dụ sau đây trường hợp nào là thường biến, trường hợp nào là đột biến? Người ra nắng bị đen da; heo được nuôi trong điều kiện tốt thì da, lông mượt; heo có vành tai bị xẻ thùy và chân dị dạng; bò có 6 chân; người có bàn tay 6 ngón.
GỢi ý trả lời câu hỏi
Người ra nắng bị đen da; heo được nuôi trong điều kiện tốt thì da, lông mượt: đây là những ví dụ về thường biến.
Heo có vành tai bị xẻ thùy và chân dị dạng; bò có 6 chân; người có bàn tay 6 ngón: đây là những ví dụ về đột biến.