Giải bài tập Sinh Học 9 Bài 23. Đột biến số lượng nhiễm sắc thể

  • Bài 23. Đột biến số lượng nhiễm sắc thể trang 1
  • Bài 23. Đột biến số lượng nhiễm sắc thể trang 2
&hc23
ĐỘT BIẾN SỐ LƯỢNG NHIEM sac thê’
KIẾN THỨC Cơ BẢN
Đột biến thêm hoặc mất một NST ở một cặp NST nào đó có thể xảy ra ở người, động vật và thực vật.
Các đột biến này thường do không phân li cửa một cặp NST trong giảm phân, dẫn đến tạo thành giao tử có 2 NST hoặc không có NST nào của cặp NST tương đồng nào đó.
GỢI ý trả Lời Câu hỏi sgk
A. Phần tìm hiểu và thảo luận
Quan sát hìnli 23.1, hãy cho biết: quả của 12 kiểu cây dị bội (2n + 1) khác nhau về kích thước, hình dạng và khác với quả ở cày lưỡng bội bình thường như thế nào?
+ Về kích thước quả của thể 3 nhiễm thứ IV to hơn rõ rệt so với thể lưỡng bội. Kích thước quả của thể 3 nhiễm thứ XI nhỏ hơn rõ rệt so với thể lưỡng bội.
+ về hình dạng quả: ví dụ: ở thể 3 nhiễm thứ II quả tròn hơn so với quả ở thể lưỡng bội.
ở thể 3 nhiễm thứ Vii quả dài hơn quả ở thể lưỡng bội.
+ Về sự phát triển mạnh yếu của gai:
Ví dụ:
Gai trên quả của cây 3 nhiễm thứ II dài hơn rõ rệt so với gai của cây lưỡng bội.
Gai trên quả của cây 3 nhiễm thứ IX ngắn hơn rõ rệt so với gai ở quả của cây lưỡng bội.
Quan sát hình 23.2
Hãy giải thích sự hình thành thể 3 nhiễm và thể một nhiễm.
Cơ chế phát sinh thể 3 nhiễm và thể một nhiễm: Do ở một bên bô' hoặc mẹ có một cặp NST tương đồng không phân li, tạo ra hai loại giao tử đột biến: một loại giao tử mang cả cặp NST tương đồng và một loại giao tử khuyết nhiễm.
Các giao tử đột biến này kết hợp với giao tử bình thường trong thụ tinh tạo hợp tử phát triển thành thể 3 nhiễm và thể một nhiễm.
Trường hợp hình thành bệnh Đao và bệnh Tơcnơ khác nhau như thế nào? + Bệnh Đao ở người do có thể 3 nhiễm ở cặp NST thứ 21.
’+ Bệnh Tơcnơ ở người do có thể một nhiễm ở cặp NST giới tính XX.
B. Phần gợi ý trả lời câu hỏi và bài tập
Sự biến đổi số lượng ở một cặp NST thường thấy ở những dạng nào?
Sự biến đổi sô' lượng ở một cặp NST thường thây ở dạng thể 3 nhiễm và thể một nhiễm.
Cơ chế nào dẫn đến sự hỉnh thành thể dị bội có sô' lượng nhiễm sắc thể của bộ NST là (2n + 1) và (2n - 1)?
Cơ chế NST dẫn đến sự hình thành thể 3 nhiễm (2n + 1) và thể một nhiễm (2n - 1), là do sự không phân li của một cặp NST tương đồng nào đó ở một phía bô' hoặc mẹ.. Kết quả tạo một giao tử có cả 2 NST của một cặp, và một giao tử không mang NST nào của cặp đó, hai loại giao tử đột biến trên kết hợp với giao tử bình thường (n) trong thụ tinh tạo thể 3 nhiễm và thể một nhiễm.
Hậu quả của biến đổi sô' lượng ở từng cặp NST như thế nào?
Biến đổi so lượng NST ở từng cặp NST có thể gây ra những biến đổi về hình thái (hình dạng, kích thước, màu sắc) hoặc gây bệnh NST: bệnh Đao và bệnh Tơcnơ.
III. CÂU HỎI BỔ SUNG
Bệnh Đao, bệnh Tơcnơ có biểu hiện kiểu hình thê' nào?
GỢi ý trả lời
Bệnh Tơcnơ (OX): nữ, lùn, cổ ngắn, không có kinh nguyệt, vú không phát triển, âm đạo hẹp, dạ con nhỏ, trí tuệ chậm phát triển.
Bệnh Đao do đột biến ở 3 nhiễm ở NST 21, biểu hiện kiểu hình cổ ngắn, gáy rộng và dẹt, khe mắt xếch, lông mi ngắn và thưa, lưỡi dài và dày, ngón tay ngắn, cơ thể phát triển chậm, si đần, thường vô sinh.