Giải bài tập Sinh Học 9 Bài 44. Ảnh hưởng lẫn nhau giữa các sinh vật

  • Bài 44. Ảnh hưởng lẫn nhau giữa các sinh vật trang 1
  • Bài 44. Ảnh hưởng lẫn nhau giữa các sinh vật trang 2
  • Bài 44. Ảnh hưởng lẫn nhau giữa các sinh vật trang 3
  • Bài 44. Ảnh hưởng lẫn nhau giữa các sinh vật trang 4
ẢNH HƯỞNG LẪN NHAU GIỮA CÁC SINH VẬT
I. KIẾN THỨC cơ BÂN
Troitg tự nhiên, thường không có sinh vật nào sống tách biệt vời các sinh vật khác. Thông qua các mối quan hệ cùng loài và khác loài, các sinh vật luôn luôn hỗ trợhoặc cạnh tranh lẫn nhau.
Các sinh vật cùng loài hỗ trợ lẫn nhau trong các nhóm cá thể. Tuy nhiên, khi gặp điều kiện bất lợi các cá thể cạnh tranh nhau, dẫn tới một sốcá thể sống tách ra khỏi nhóm.
Trong mối quan hệ khác loài, các sinh vật hoặc hỗ trợ hoặc đối địch với nhau. Quan hệ hỗ trỢlà mối quan hệ có lợi (hoặc ít nhất không có hại) cho tất cả các sinh vật. Trong quan hệ đối địch, một bên sinh vật được lợi còn bên kia bị hại.
II. GỢI ý trả lời câu hỏi sgk
A. Phần tìm hiểu và thảo luận
Quan sát các hình trên và cho biết:
Khi có gió bão, thực vật sống thành nhóm có lợi gì so với sống riêng rẽ?
Khi có gió bão, thực vật sống chụm thành nhóm có tác dụng giảm bớt sức thổi của gió, làm cây không bị đổ.
Trong tự nhiên, động vật trở thành bầy đàn có lợi gì?
Động vật sông thành bầy đàn có lợi trong việc tìm kiếm được nhiều thức ăn hơn, phát hiện kẻ thù nhanh hơn và tự vệ tốt hơn.
Nhìn chung động vật sống theo đàn phát hiện và đuổi bắt con mồi cũng như phát hiện và trôn tránh kẻ thù tốt hơn. Một sô' ví dụ:
+ Chim kiếm ăn theo đàn kích thích lẫn nhau khi tìm mồi, báo hiệu cho nhau nơi có nhiều thức ăn, sớm phát hiện ra kẻ thù và thông báo cho nhau đô'i phó, tìm chỗ trú ẩn.
+ Đàn trâu rừng khi ngủ thường các con non nằm trong, các con trưởng thành nằm ngoài, khi gặp kẻ thù tấn công, tập thể giúp trâu có khả năng tự vệ tô't.
+ Chó sói, cáo khi kiếm mồi theo đàn dễ phát hiện con mồi hơn và săn được con mồi lớn
Hãy tìm câu đúng trong sô' các câu sau:
Hiện tượng cá thể tách khỏi nhóm làm tăng khả năng cạnh tranh giữa các cá thể.
Hiện tượng cá thể tách ra khỏi nhóm làm cho nguồn gốc thức ăn cạn kiệt nhanh chóng.
Hiện tượng cá thể tách ra khỏi nhóm làm giảm nhẹ cạnh tranh giữa các ca thể, hạn chê' sự cạn kiệt nguồn thức ăn trong vùng.
Câu c là câu đúng.
Trong các ví dụ sau, quan hệ nào là cộng sinh, hội sinh, kí sinh, sinh vật ăn sinh vật khác?
Ớ địa y, các sợi nấm hút nước và muôi khoáng từ môi trường cung cấp cho tảo, tảo hấp thu nước, muôi khoáng và năng lượng ánh sáng mặt trời tổng hợp nên các chất hữu cơ, nâ'm và tảo đều sử dụng các sản phẩm hữu cơ do tảo tổng hợp.
Trên một cánh đồng lúa, khi cỏ dại phát triển, năng suất ỉúa giảm.
Hươu, nai và hổ cùng sông trong một cánh rừng, số lượng hươu, nai bị khống chế bởi số lượng hổ.
Rận và bét sống bám trên da trâu, bò. Chúng sống được nhờ hút máu của trâu, bò.
Địa y sống bám trên cành cây.
Cá ép sống bám vào rùa biển, nhờ đó cá được đưa đi xa.
Dê và bò trên một đồng cỏ.
Giun đũa sống trong ruột người.
Vi khuẩn sống trong nôt sần rễ cây họ Đậu.
Cây nắp ấm bắt côn trùng.
+ Cộng sinh: tảo và nấm trong địa y; vi khuẩn trong nót sần rễ cây họ Đậu.
+ Hội sinh: cá ép và rùa; địa y bám trên cành cây.
+ Cạnh tranh: lúa và cỏ dại; dê và bò.
+ Kí sinh: rận, bét kí sinh trên trầu, bò; giun đũa kí sinh trong cơ thể người.
+ Sinh vật ăn sinh vật khác: thỏ và hổ, cây nắp ấm và côn trùng.
▼ Sự khác nhau chủ yếu giữa quan hệ hỗ trợ và quan hệ đôi địch của các sinh vật khác loài là gi?
Sự khác nhau chủ yếu giữa quan hệ hỗ trợ và quan hệ đôi địch của các sinh vật khác loài là:
Quan hệ hỗ trợ là mối quan hệ có lợi (hoặc ít nhât không hại) cho tất cả các sinh vật.
Trong quan hệ đối địch, một bên sinh vật được lợi còn bên kia bị hại.
B. GỢi ý trả lời câu hỏi và bài tập
Các sinh vật cùng loài hỗ trợ và cạnh tranh lẫn nhau trong những điều kiện:
+ Hỗ trợ khi sinh vật sông với nhau thành nhóm tại nơi có diện tích (hoặc thể tích) hợp lí và có nguồn sông đầy đủ.
+ Cạnh tranh khi gặp điều kiện bất lợi như số lượng cá thể quá cao dẫn tới thiếu thức ăn, nơi ở...
Quan hệ giữa các cá thể trong hiện tượng tự tỉa thưa ở thực vật là mối quan hệ gi? Trong điều kiện nào hiện tượng tự tia thưa diễn ra mạnh mẽ?
Tự tỉa thưa là kết quả của cạnh tranh cùng loài và cả khác loài, xuất hiện mạnh mẽ khi cây mọc dày thiếu ánh sáng.
Hãy tìm thêm các vi dụ minli họa quan hệ hỗ trợ đối địch của các sinh vật khác loài. Trong các ví dụ đó, những sinh vật nào là sinh vật đưỵc lợi hoặc bị hại?
Quan hệ đối địch:
Trong ruộng lúa có nhiều loài cỏ dại gây hại cho lúa, sâu rầy gây hại cho lúa.
Bọ dừa phá hoại vườn dừa làm năng suâ't vườn dừa giảm.
Quan hệ hỗ trợ:
Trong vườn xen canh dừa và chuôi. Dừa che mát, chắn bớt gió cho chuối, ngược lại chuôi che mát, giữ ẩm cho đất ở gốc dừa.
Trong thực tiễn sản xuất, cần phải làm gỉ để tránh sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể sinh vật, làm giảm năng suất vật nuôi, cây trồng?
Cần trồng cây và nuôi động vật với mật độ hợp lí, áp dụng các kĩ thuật tỉa thưa đổì với thực vật hoặc tách đàn đô'i với động vật khi cần thiết, cung cấp thức ăn đầy đủ và vệ sinh môi trường sạch sẽ.
III. CÂU HỎI BỔ SUNG
Hãy tìm thèm các ví dụ về quan hệ hỗ trợ và cạnh tranh của các sinh vật cùng loài và khác loài.
GỢi ý trả lời câu hỏi
Các cây mía trong vườn mía tựa vào nhau, khó ngã: quan hệ hỗ trợ cùng loài.
Các loài cây trong rừng nương tựa vào nhau, khó ngã khi có giông bão: quan hệ hỗ trợ khác loài.
Các cá thể gà trong một đàn gà tranh giành thức ăn: cạnh tranh cùng loài.
Hổ săn thỏ để ăn thịt: quan hệ đô'i địch khác loài.
Cỏ dại cạnh tranh với cầy trồng về ánh sáng và chất dinh dưỡng: quan hệ cạnh tranh khác loài.