Giải bài tập Sinh Học 9 Bài 54. Ô nhiễm môi trường

  • Bài 54. Ô nhiễm môi trường trang 1
  • Bài 54. Ô nhiễm môi trường trang 2
  • Bài 54. Ô nhiễm môi trường trang 3
  • Bài 54. Ô nhiễm môi trường trang 4
0 NHIỄM MÔI TRƯỞNG
KIẾN THỨC Cơ BẢN
Có nhiều tác nhân gây ô nhiễm môi trường: Ô nhiễm do thải các chất khí độc vào bầu khí quyển, ô nhiễm do thuốc bảo vệ thực vật và hóa chất độc, ô nhiễm do các chát phóng xạ, ô nhiễm do các chất thải lỏng và rắn, ô nhiễm do các tác nhân sinh học...
Ô nhiễm môi trường chií yếu do hoạt động của con người gây ra và do một số hoạt động của tự nhiên như núi Ufa, lũ lụt...
Quá trình đốt cháy nhiên liệu củi, than, dầu mỏ, khí đốt... trong công nghiệp, giao thông vận tải và đun nâ'u... dã thải vào không khí nhiều loại khí độc hại cho đời sống của con người và các sinh vật.
Các loại thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, diệt nấm... dùng trong nông nghiệp, khi sử dụng không đúng cách và dùng quá liều lượng sẽ có tác động bất lợi tới toàn bộ hệ sinh thái và ảnh hưởng tới sức khỏe của con ngiỉời.
Ô nhiễm môi trường tạo điều kiện cho nhiều loại sinh vật gây bệnh cho người và động vật phát triển. Mỗi người chúng ta cần phải tích cực chống ô nhiễm môi trường đểphòng bệnh.
GỢI ý trả Lời Câu hỏi
A. Phần tìm hiểu và thảo luận
▼ Quan sát các hình 54. ĩ và điền tiếp vào bảng 54.1 các nguyên nhân gây ô nhiễm không khí:
Hoạt động
Nhiên liệu bị đốt chảy
1. Giao thông vận tải:
Ôtô
Tàu hỏa
Máy bay
Xăng dầu
Than
Xăng
2. Sản xuất công nghiệp:
Nhà máy
Công nghiệp dầu mỏ
Nhà máy xi măng
Than đá
Khí đốt
Xăng, dầu
3. Sinh hoạt:
Đun nấu trong gia đình
Đốt rừng làm rẫy
Củi, than, dầu,...
Gỗ, củi...
*
(* Học sinh có thể đưa ra thêm các hoạt động khác)
Kể tên nliững hoạt động đốt cliáy nhiên liệu tại gia đình em và hàng xóm, có thể gây ô nhiễm không khí.
Đốt cháy than, đầu... trong gia đình và hàng xóm có thể gây ô nhiễm không khí.
Quan sát hình 54.2, hãy cho biết:
Các hóa chất bảo vệ thực vật và chất độc hóa học thường tích tụ ở những môi trường nào?
Các hóa chất bảo vệ thực vật và chất độc hóa học thường tích tụ trong đất, hồ ao nước ngọt, đại dương và phân tán trong không khí, bám và ngấm vào cơ thể sinh vật.
Mô tả con đường phát tán các loại hóa chất đó là:
+ Theo nước mưa ngấm xuống đất, làm ô nhiễm nguồn nước ngầm.
+ Theo nước mưa ngấm xuống đất và tích tụ trong đất.
+ Có trường hợp sau khi ngấm xu ông đất lại theo các mạch nhỏ trong
đất ngấm ngược lên trên mặt đất.
+ Theo nước mưa chảy vào ao hồ, một phần hòa tan trong hơi nước và bốc hơi vào trong không khí.
+ Theo nước mưa chảy vào đại dương, một phần hòa tan trong hơi nước và bốc hơi vào trong không khí.
+ Các hóa chất độc trong không khí theo nước mưa phân tán đi khắp nơi trên mặt đất.
Điền tiếp vào bảng 54.2 những chất thải rắn gây ô nhiễm mà em thường gặp quanh nai ở hoặc trên đường tới trường:
Tên chất thải
Chất thải từ hoạt dộng
- Giấy vụn
- Sinh hoạt, sản xuất công nghiệp
- Đất, đá, vôi, cát...
- Xây dựng
- Bông, băng bẩn, kim tiêm...
- Ytế
* Hãy nêu nguyên nhân của một sô' bệnh ở người do sinh vật gây ra, dựa theo các mẫu câu hỏi gợi ý như sau:
Nguyên nhân dẫn tới mắc các bệnh tả, lị?
Nguyên nhân dẫn tói mắc các bệnh tả, lị là do ăn thức ăn không vệ sinh, bị nhiễm các sinh vật gây bệnh như vi khuẩn E. coli...
Nguyên nhân của bệnh giun sán'?
Nguyên nhân của bệnh giun sán là ăn thức ăn không nấu chín, không rửa sạch có mang mầm bệnh như trứng giun, ấu trùng sán...
Các cách phòng tránh bệnh sốt rét?
Phòng trừ sốt rét, tiêu diệt muỗi mang kí sinh trùng sô't rét bằng nhiều cách như: diệt bọ gậy, giữ cho nơi ở luôn thoáng đãng sạch sẽ, giữ vệ sinh nguồn nước để muỗi không sinh sản... và đi ngủ phải mắc màn.
B. Phần gợi ý trả lời câu hỏi và bài tập
Những hoạt động nào của con người gây ô nhiễm môi trường?
Ô nhiễm do hoạt động giao thông vận tải, sản xuất công nghiệp, chất thải trong sinh hoạt, chất thải từ các bệnh viện, sử dụng thuốc trừ sâu trong nông nghiệp, do hậu quả của chiến tranh... ô nhiễm từ chất thải có nhiễm phóng xạ, từ các vụ thử vũ khí hạt nhân.
Tác hại của ô nhiễm môi trường là gì?
Ô nhiễm môi trường gây tác hại tới đời sống của con người và các sinh vật khác, tạo điều kiện cho nhiều loài vi sinh vật gây bệnh phát triển... Ví dụ: khói, bụi từ hoạt động vận tải và sản xuất công nghiệp gây bệnh phổi. Việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật không đúng cách có tác động bất lợi tới toàn bộ hệ sinh thái, ảnh hưởng tới sức khỏe của con người. Năng lượng nguyên tử và các chất thải phóng xạ có khả năng gây đột biến ở người và sinh vật, gây ra một số bệnh di truyền, bệnh ung thư.
0 nhiễm môi trường còii góp phần làm suy thoái các hệ sinh thái, môi trường sống của con người và sinh vật.
4. Hãy cho biết nguyên nhân của việc ngộ độc thuốc bảo vệ thực vật sau khi ăn rau và quả.
Nguyên nhân là do người trồng rau quả đã sử dụng thuốc bảo vệ thực vật không đúng cách. Ví dụ: dùng sai loại thuốc, thuốc không đảm bảo chất lượng, dùng quá liều lượng hoặc không tuân thủ quy định về thời gian và thu hoạch rau và quả sau khi phun thuốc bảo vệ thực vật — thu hoạch rau và quả sớm sau khi phun thuốc và bán cho người tiêu dùng...
III. CÂU HỎI BỔ SUNG
Hiện nay để hạn chế ô nhiễm môi trường và tránh bị ngộ độc cho người ăn rau, người ta khuyến khích nông dân trồng rau sạch. Vậy thế nào là trồng rau sạch?
GỢi ý trả lời
Trồng rau sạch là không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật suốt trong quá trình trồng, vẫn bảo đảm rau xanh tốt.