Giải bài tập Sinh Học 9 Bài 22. Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể

  • Bài 22. Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể trang 1
  • Bài 22. Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể trang 2
fèỉư22
ĐỘT BIẾN CẤU TRÚC NHíỄM sac thê’
KIẾN THỨC Cơ BẢN
Đột biến cấu trúc NST là những biến đổi trong cấu trúc NST, gồm các dạng: mất đoạn, lặp đoạn, đảo đoạn và chuyên đoạn.
7iríc nhân vật lí và hóa học trong ngoại cảnh là nguyên nhân chủ yếu gây đột biến cấu trúc NST.
Đột biến cấu trúc NST thường có hại, nhưng cũng có trường hợp có lợi.
GỢI ý trả Lời Câu hỏi sgk
A. Phần tìm hiểu và thảo luận
Quan sát hình 22.1 a, b, c. Hãy cho biết:
- Các NST sau khi bị biến đổi (hình 22.1 a, b, c) khác với NST ban đầu như thế nào?
+ Trường hợp a: NST sau khi bị đột biến bị mất đoạn H so với NST ban đầu. Đoạn bị mất nằm ở cuối NST. Đây là dạng đột biến mất đoạn NST.
+ Trường hạp b: Trên NST sau khi đột biến có hai đoạn BC, độ dài của NST này dà'i hơn so với NST ban đầu. Đây là dạng đột biến lặp đoạn NST.
+ Trường hợp c: Trên NST sau khi bị đột biến có đoạn B, C, D bị quay 180° so với đoạn B, c, ũ ở NST ban dầu. Đây là dạng đột biến đảo đoạn NST.
Tìm hiểu các ví dụ sau:
Ví dụ 1: Mất một đoạn nhỏ ở đầu NST 21 gây ung thư máu ở người.
Ví dụ 2: Enzim thủy phân tinh bột ở một giông lúa mạch có hoạt tính cao hơn nhờ hiện tượng lặp đoạn NST mang gen kiểm soát enzim này.
Hãy cho biết trường hup nào có lại hoặc có hại cho bản thân sinh vật hoặc đố', vái con người.
Trường hợp 1: Có hại cho con người vì gây bệnh nguy hiểm tính mạng con người (bệnh ung thư máu).
Trường họp 2: Có lợi trong công nghiệp sản xuất bia.
B. Phần câu hỏi và bài tập
Đột biến cấu trúc NST là gì? Gồm những dạng nào? Hãy mô tả từng dạng nói trên.
Đột biến cấu trúc NST là những biến đổi trong cấu trúc NST, gồm các dạng: mất đoạn, lặp đoạn, đảo đoạn và chuyển đoạn.
Mô tả từng dạng đột biến cấu trúc NST.
+ Mất đoạn-. NST bị đứt mất một đoạn, làm cho NST đột biến ngắn hơn NST ban đầu.
+ Lặp doạn-. NST đột biến có thêm một đoạn NST được lặp lại, làm cho NST đột biến dài hơn NST ban đầu.
+ Đảo đoạn-. NST ban đầu có một đoạn bị đứt, đoạn NST bị đứt này quay 180° rồi gắn vào vị trí cũ.
+ Chuyển đoạn-. NST này có một đoạn bị đứt (NST này bị ngấn lại so với ban đầu) đoạn NST bị đứt được gắn vào một NST không tương đồng làm NST này dài ra hơn so với NST ban đầu.
Những nguyên nhân chủ yếu nào gây ra biến đổi cấu trúc NST nói trên?
Tác nhân vật lí và hóa học trong ngoại cảnh là nguyên nhân chủ yếu gây ra đột biến câu trúc NST.
Tại sao biến đổi cấu trúc NST lại gây hại cho con người và sinh vật?
Đột biến cấu trúc NST gây hại cho con người và sinh vật vì trải qua quá trình tiến hóa lâu dài, các gen đã được sắp xếp hài hòa trên NST. Biến đổi cấu trúc NST đã làm đảo lộn cách sắp xếp nói trên, gây ra các rối loạn hoặc bệnh NST.
III. CÂU HỎI BỔ SUNG
Đột biến chuyển đoạn có ích lợi, tác hại gì cho sinh vật, con người?
GỢi ý trả lời
Đột biến chuyển đoạn lớn gây chết hoặc mất khả năng sinh sản.
Đột biến chuyển đoạn nhỏ khá phổ biến ở các loại chuôi, đậu, lúa,...
Người ta đã chuyển những nhóm gen mong muôn từ NST của loài này sang NST của loài khác.