Giải Lịch Sử 11 Bài 1: Nhật bản

  • Bài 1: Nhật bản trang 1
  • Bài 1: Nhật bản trang 2
  • Bài 1: Nhật bản trang 3
  • Bài 1: Nhật bản trang 4
Phần một.
LỊCH SỬ THẾ Giói CẬN ĐẠI (TIẾP THEO)
CHƯƠNGI
CÁC NƯỚC CHÂU Á, CHÂU PHI VÀ KHU vực MĨ LATINH
(TỪ ĐẦU THẾ KỈ XIX ĐẾN ĐẦU thế kỉ XX)
BÀI 1. NHẬT BẢN
, I. NỘI DUNG Cơ BẢN CỦA BÀI HỌC SINH CAN NAM vũng
Nhật Bản từ đầu thê kỉ XIX đến trước năm 1868
Nhật Bản đầu thê kỉ XIX, dưới sự thông trị của chế độ Mạc phủ đứng đầu là tướng quân (Sugun) đang lâm vào tình trạng khủng hoảng và suy yếu.
Về kinh tế:'
+ Nền nông nghiệp lạc hậu, tô thuế nặng nề, mất mùa đói kém thường xuyên.
+ Nền công nghiệp: kinh tê hàng hoá phát triển, công trường 'thủ công xuâ't hiện ngày càng nhiều, kinh tế tư bản phát triển nhanh chóng.
Xã hội: nổi lên mâu thuẫn giữa nông dân, tư sản thị dân vổi chế độ phong kiến lạc hậu.
Chính trị: nổi lên mâu thuẫn giữa Thiên Hoàng và Tưổng quân.
Trong lúc Nhật Bản khủng hoảng suy yếu, các nước tự bản Âu - Mĩ tìm cách xâm nhập.
Trước nguy cơ bị xâm lược của các nước đê quốc, Nhật Bản phải lựa chọn một trong hai con đường là bảo thủ duy trì chê độ phong kiến, hoặc là cải cách.
Cuộc Duy tân Minh Trị
Tháng 11/1868 Sôgun bị lật đổ. Thiên Hoàng Minh Trị (Maygii) nắm quyên và thực hiện một loạt cải cách.
v.ề chính trị: Nhật Hoăng tuyên bô' thủ tiêu chế độ Mạc phủ, lập chính phủ mối, thực hiện bình đang ban bô' quyền tự do.
Về kinh tế: xoá bỏ độc quyền ruộng đất của phong kiến thực hiện cải cách theo hướng tư bản chủ nghĩa.
Về quân sự: được tổ chức huấn luyện theo kiểu phương Tây, chú trọng đóng tàu chiến, sản xuất vũ khí đạn dược.
Giáo dục: chrú trọng nội dung khoa học - kĩ thuật. Cử học sinh giỏi đi du học phương Tây.
Tính chất - ý nghĩa:
Cải cách Minh Trị mang tính chất của một cuộc each mạng tư sản, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển ở Nhật.
Nhật Bản chuyển sang giai đoạn đê quôc chủ nghĩa.
Trong 30 năm cuôì thế kỉ XIX quá trình tập trung trong công nghiệp thương nghiệp vởi ngân hàng đã đưa đến sự ra đời những công ty độc quyền, Mítxui, Mitsubisi chi phôi đời sông kinh tế, chính trị Nhật Bản.
Chính sách bành trướng của Nhật:
+ 1874 Nhật Bản xâm lược Đài Loan
+ 1894 - 1895 chiến tranh vối Trung Quốc + Năm 1904 - 1905 chiến tranh vối Nga
Chính sách đối nội: Bóc lột nặng nề quần chúng lao động, nhất là giai cấp công nhân, dẫn tới nhiều cuộc đấu tranh của công nhân.
Nhật bản đã trỏ thành nước theo đế quốc chủ nghĩa.
CÂU HỎI LYẸN TẬP VÀ TRA LỜI CÂU HỎI SÁCH GIÁO KHOA
Câu hỏi bài tập luyện tập
A. TRẮC NGHIỆM
Câu 1. Hãy khoanh tròn vào trước chữ in hoa đứng trước câu trả lời đúng.
Đầu thê kỉ XIX, Nhật Bản dưới sự thông trị của chế độ nào?
A. Sô Gun	B. Mạc Phủ
c. Nhật Hoàng '	D. Tướng quân
Đứng đầu và nắm mọi quyển hành ỏ' Nhật Bản trong thời kỳ này là ai?
A. Thiên Hoàng	B. Thái tử
• G. Sô Gun	D. Tể tướng
Về chính trị Nhật Bản là quốc gia theo thể chế chính trị nào?
À. Chiếm hữu nô lệ	B. Tư sản
c. Xã hội chủ nghĩa	D. Phong kiến
Dưối chê độ Mạc Phủ trong lòng xã hội Nhật Bản chứa được những mâu thuẫn nào?
Kinh tê	c. Xã hội
Chính trị	D. Kinh tế, chính trị, xã hội
Chế độ Mạc Phủ ở Nhật đầu thế kĩ XIX ở trong tình trạng như thế nào?
A. Mới hình thành	B. Khủng hoảng, suy yếu
c. Phát triển thịnh đạt nhất D. Tan rã
Trong nông nghiệp Nhật Bản tồn tại trong quan hệ sản xuất nào?
A. Phong kiến lạc hậu	B. Chiếm nô
c. Tư bản chủ nghĩa	D. Xã hội chủ nghĩa
Địa chủ bồc lột nông dân với mức tô trung bình là bao nhiêu?
30% số hoa lợi	B. 40% số hoa lợi
c. 50% số hoa lợi	D. 60% sô' hoa lợi
Tình trạng kinh tế ở các thành thị, hải cảng Nhật Bản từ đầu thế kỉ XIX như thế nào?
Ả. Kinh tế hàng hoá phát triển
Nhiều công trường thủ công xuất hiện
c. Mầm mông kinh tế tự bản chủ nghĩa phát triển nhanh chóng D. Cả A, B, c
Giai cấp nào ở Nhật Bản mới được hình thành và trỏ nên giàu có nhưng lại không có quyền lực chính trị?
Tư sản thương nghiệp	B. Tư sản công thương
c. Quý tộc	' D. Thợ thủ công
Nông dân Nhật Bản bị giài cấp, tầng lớp nào bóc lột?
À. Phong kiên	B. Tư sản thương nghiệp
c. Tư sản công thương
D. Phong kiên, các nhà .buôn và bạn cho vay lãi	*
B. Tự LUẬN
Hãy cho biêt tình hình Nhật Bản từ đầu thế kỉ XX trước khi cuộc Duy tân Minh Trị?
Trình bày nội dung cơ bản cuộc Duy tân Minh Trị
Những sự kiện nào chứng tỏ cuôi thê kỉ XX đã chuyển sang giai đoạn đê quốc chủ nghĩa?
Gợi ý trả lời câu hỏi, bài tập trong SGK
Câu 1. Tình hình Nhật Bản từ đầu thế kỉ XX trước khi cuộc Duy tăn Minh Trị:
Yêu cầu HS cần trả lời được các ý sau:	—
Từ đầu thế kỉ XIX, sau hơn 30 năm xác lập, chế độ Mạc phủ ỏ Nhật Bản đứng đầu là Sôgun (Tường quân), đã lâm vào tình trạng khủng hoảng, suy yêu nghiêm trọng
Về kinh tế, nền nông nghiệp với quan hệ sản xuất phong kiến lạc hâu. Địa chủ bóc lộc nông dân râ't nặng nề. Tình trạng mất mùa, đói kém liên tiếp xảy ra. Trong khi đó, ở các thành thị, hải cảng, kinh tế hàng hoá phát triên. Những mầm mống kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển nhanh chóng.
về xã hội, bên cạnh tầng lớp tư sản thương nghiệp đã ra đời từ lâu, tầng lởp tư sản công nghiệp hình thành và ngày càng giàu có. Song các nhà tư sản công thương lại không có quyền lực về chính trị. Nông dân là đối tượng bóc lột chủ yếu của giai câp phong kiến, còn thị dân thì không chỉ bị phọng kiên không chế mà con bị nhà buôn và bọn cho vay lãi bóc lột.
Về chính trị, đến giữa thế kỉ XIX Nhật Bản vẫn là một quốc gia phong kiến. Nhà vua được tôn là Thiên hoàng có vị trí tối cao nhưng quyền hành thực tê thuộc về Tưống quân (thuộc dòng họ Tokưgaoa) đóng ở phủ Chúa - Mạc phủ.
Các nưốc tư bản phương Tây, trước tiến là Mĩ, dùng áp lực quân sự đòi Nhật Bản phải “mỏ cửa”. Nhật Bản ký những hiệp ước bất bình đẳng, với những điểu kiện nặng nề.
Như vậy, đến giữa thế kỉ XIX, Nhật Bản đã lâm vào một cuộc khủng hoảng trầm trọng, đứng trước sự lựa chọn; hoặc tiếp tục duy trì chế độ phong kiến trì trệ, bảo thủ để các nước đế quốc xâu xé, hoặc canh tân, cải cách, đưa Nhật Bản phát triển theo con đường của các nước tư bản phương Tây.
Câu 2. Nội dung cơ bần cuộc duy tân Minh Trị:
Tháng 1/1868, sau khi lên ngôi Thiên hoàng Minh Trị (Meiji) đã thực hiện một loại cải cáeh tiến bộ. Đó là cuộc Duy tần Minh Trị, được tiến hành trên tất cả các lĩnh vực; chính trị, kinh tế, quân sự, văn hoá, giáo dục...
Về chính trị, Nhật hoàng tuyên tố" thủ tiêu chế độ Mạc phủ, thành lập chóng phủ mới, thực hiện quyền bình đẳng giữa các công dần, ban bô quyền tự do buôn bán, đi lại...
về kính tế, chính phủ đã thi hành các chính sách thông nhất tiền tệ, thông nhất thị trường, xoá bỏ sự độc quyền ruộng đất của giai cấp phong kiến, tăng cường phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa ồ nông thôn, xây dựng cơ sỏ' hạ tầng đường xá, cầu công, phục vụ giao thông-liên lạc...
Về quân, sự, quần đội được tổ chức và huấn luyện theo kiểu phương Tây, chế độ nghĩa vụ quân sự thay cho chế độ trưng binh. Công nghiệp đóng tàn chiến được chú trọng phát triển, ngoài ra còn tiến hành sản xuất vũ khí, chạn dược và mời chuyên gia quân sự nước ngoài...
Về văn hoá - giáo dục, thi hành chính sách giáo dục bắt buộc, chú trọng nội dung khoa học - kĩ thuật trong chương trình giảng dạy, cử những học sinh gửi đi du học ở phương Tây...
Câu 3. Những sự kiện chứng tỏ cuối thế kỉ XX đã chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa:
Sự tập trung trong công nghiệp, thương nghiệp và ngân hàng. Nhiều công ty độc quyền xuất hiện như Mitsubisi... Các hãng này làm chủ nhiều ngân hàng, hầm mỏ, xí nghiệp, đường sắt, tàu biển... và có khả năng chi phối, lũng đoạn cả kinh tê lẫn chính trị ở Nhật Bản.
Giới cầm quyền thi hành chính sách xâm lược và bành trưổng. Nhật Bản chuyển sang giai đoạn đê quốc chủ nghĩa gẵn với các cuộc chiến tranh xâm lược - Chiến tranh Đài Loan (1874), Chiến tranh Trung - Nhật (1894 - 1895) và chiến tranh đế quốc - Chiên tranh Nga - Nhật (1904 - 1905) Chiến tranh đã đem đến cho Nhật Bản nhiều hiệp ước có lợi về đất đại và tài chính, thúc đẩy nhanh hơn tốc. độ phát triển kinh tế.
Sự bần cùng hoá của quần chúng nhân dân lao động. Công nhân Nhật phải làm việc mỗi ngày từ 12 đến 14 giờ, trong những điều kiện 'rất tồi tệ mà tiền lương lại thấp.
Câu 4. Cuộc duy tân Minh Trị có ý ngh a như một cuộc cách mạrig từ sản là vì:
Giải quyết những nhiệm vụ của cuộc cách mạng tư sản: gạt bỏ những cản trở của chế độ phong kiến
Cải cách Minh Trị mang mở đường cho chủ nghĩa 'tư bản phát triển ở Nhật.
Câu 5. Những nét chính về sự bành trướng của đế quốc Nhật cuối thế kí
XIX - đầu thẻ ki XX:
Giới cầm quyền thi hành chính sách xâm lược và bành trướng.
Tiến hành các cuộc chiến tranh xâm lược - Chiên tranh Đài Loan (1874). Chiến tranh Trung - Nhật' (1894 - 1895) và chiến tranh đế quốc - Chiến tranh Nga - Nhật (1904 - 1905).
Chiến-tranh đế quốc đã đem đến cho Nhật Bản nhiều hiệp ước có lợi về đất đai và tài chính, thúc đẩy nhanh hơn tốc độ phát triển kinh tế.