Giải Lịch Sử 11 Bài 20: Chiến sự lan rộng ra cả nước: Cuộc kháng chiến của nhân dân ta từ năm 1873 đến năm 1884: Nhà Nguyễn đầu hàng

  • Bài 20: Chiến sự lan rộng ra cả nước: Cuộc kháng chiến của nhân dân ta từ năm 1873 đến năm 1884: Nhà Nguyễn đầu hàng trang 1
  • Bài 20: Chiến sự lan rộng ra cả nước: Cuộc kháng chiến của nhân dân ta từ năm 1873 đến năm 1884: Nhà Nguyễn đầu hàng trang 2
  • Bài 20: Chiến sự lan rộng ra cả nước: Cuộc kháng chiến của nhân dân ta từ năm 1873 đến năm 1884: Nhà Nguyễn đầu hàng trang 3
  • Bài 20: Chiến sự lan rộng ra cả nước: Cuộc kháng chiến của nhân dân ta từ năm 1873 đến năm 1884: Nhà Nguyễn đầu hàng trang 4
  • Bài 20: Chiến sự lan rộng ra cả nước: Cuộc kháng chiến của nhân dân ta từ năm 1873 đến năm 1884: Nhà Nguyễn đầu hàng trang 5
  • Bài 20: Chiến sự lan rộng ra cả nước: Cuộc kháng chiến của nhân dân ta từ năm 1873 đến năm 1884: Nhà Nguyễn đầu hàng trang 6
  • Bài 20: Chiến sự lan rộng ra cả nước: Cuộc kháng chiến của nhân dân ta từ năm 1873 đến năm 1884: Nhà Nguyễn đầu hàng trang 7
  • Bài 20: Chiến sự lan rộng ra cả nước: Cuộc kháng chiến của nhân dân ta từ năm 1873 đến năm 1884: Nhà Nguyễn đầu hàng trang 8
BÀI 20
CHIẾN Sự LAN RỘNG RA CẢ NƯỚC, cuộc KHÁNG CHIẾN CỦA
NHÀN DÂN TA TỪ NĂM 1873 ĐẾN NĂM 1884.
NHÀ NGUYỄN ĐẦU HÀNG
L NỘI DUNG Cơ BẢN CỦA BÀI HỌC SINH CAN NAM vũng
Thực dân Pháp tiến đánh Bắc Kỳ lần thứ nhát (1873), kháng
chiến lan rộng ra Bắc Kỳ.
Tình hình Việt Nam trước khi Pháp đánh Bắc Kỳ lần thứ nhất.
Sau khi Pháp chiếm 6 tỉnh Nam Kỳ (1867 tình hình .nưóc ta càng khủng hoảng nghiêm trọng.
Về chính trị, nhà Nguyễn tiếp 'tục chính sách 'bảo thủ “bế quan tỏa cẳng”. Nội bộ quan lại phân hóa bước đầu thành 2 bộ phận: chủ chiến, chủ hòa.
Kinh tế: ngày càng ki-ệt quệ.
Xã hội: nhân dân bất bình đứng lên đấu tranh chống triều đình ngày càhg nhiều.
Nhà Nguyễn cự tuyệt những chủ trương cải cách.
Thực dân Pháp đầnh chiếm, Bắc Kỳ lần thứ nhất 1873.
Sau khi thiết lập bộ máy cai trị ỏ Nam Kỳ, Pháp âm mưu xâm lược Bắc Kỳ.
Pháp cho gián điệp do thám tình hình Miền Bắc
Tổ chức các đạo quân nội ứng.
Lấy cố giải quyết vụ Đuypuy đang gây rối ồ Hà Nội, thực dân Pháp đem quân ra Bắc.
Ngày 5/11/1873 đội quân tàu chiến của quân Pháp do Gácnie chỉ huy ra dên Hà Nội, giở trò khiêu khích quân ta.
Ngày 19/11/1873 Pháp gửi tối hậu thư cho Tổng đốc thành Hà Nội.
Không đợi trả lời 20/11/1873 Pháp tấn công thành Hà Nội -» chiếm được thành sau đó mở rộng đánh chiếm các tỉnh đồng bằng sông Hồng.
Phong trào kháng chiến ở Bắc Kỳ trong những năm 1873 - 1874.
Triều đình:
Khi Pháp đánh thành Hà Nội, 100 binh lính đã chiến đấu và hi sinh anh dũng tại ô Quan Trưởng.
Trong thành, Tổng đốc Nguyễn Tri Phương chỉ huy quân sĩ chiến đấu dũng cảm —> Nguyễn Tri Phương hi sinh, thành Hà Nội thất thủ, quân triều đình nhanh chóng tan rã.
Phong trào kháng chiến của nhân dân:
+ Khi Pháp đến Hà Nội, nhân dân chủ động kháng chiên, không hợp tác với giặc.
+ Khi thành Hà Nội thất thủ nhân dân Hà Nội và nhân dân các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ vẫn tiếp tục chiến đấu -> buộc Pháp phải rút về các tỉnh lỵ cố thủ.
+ Ngày 21/12/1873 quân ta phục kích địch ỏ cầu Giấy, Gácniê tử trận -> Thực dân Pháp hoang mang chủ động thương lượng vối triều'đình.
Năm 1874 triều đình ký với thực dân Pháp điều ước Giáp Tuất, dâng toàn bộ 6 tỉnh Nam Kỳ cho Pháp.
-» Hiệp ước gây nên làn sóng bất bình trong nhân dân —» Phong trào kháng chiến kết hợp giữa chông thực dân với chông phong kiến.
Thực dân Pháp tiến đánh Bắc Kỳ lần thứ hai. Cuộc kháng chiến ở Bắc Kỳ và Trung Kỳ trong những năm 1882 -1884
Quân Pháp đánh Hà Nội và các tỉnh Bắc Kỳ lần thứ hai 1882
Năm 1882 Pháp vu cáo triều đình Huế vi phạm Hiệp ưổc 1874 để lấy cở kéo quân ra Bắc
Ngày 3/4/1882 Pháp bất ngờ đổ bộ lên Hà Nội
Ngày 25/4/1882 Pháp nổ súng chiếm thành Hà Nội.
Tháng 3/1883 Pháp chiếm mỏ than Hồng Gai, Quảng Yên, Nam Định
Nhân dân Hà Nội và các tỉnh đồng bằng Bắc Kỳ kháng chiêh (1882)
Quan quân triều đình và Hoàng Diệu chỉ huy quân sĩ chiến đấu anh dũng bảo vệ thành Hà Nội -» thành mất, Hoàng Diệu hy sinh. Triều đình hoang mang cầu cứu nhà Thanh.
Nhân dân dũng cảm chiến đâu chống Pháp bàng nhiều hình thức:
+ Các sĩ phu không thi hành mệnh lệnh của triều đình, tiếp tục tổ chức kháng chiên.
+ Nhân dân Hà Nội và các tỉnh tích cực kháng chiến bằng nhiều hình thức sáng tạo.
+ Tiêu biểu có trận phục kích cẫu Giấy lần hai 19/5/1883 -> Rivie bỏ mạng, cổ vũ tinh thần chiến đấu của nhân dân.
Thực dân Pháp tân công Thuận An, hiệp ước 1883 và 1884
Quân Pháp tấn công cửa biển Thuận An
-I- Lợi dụng Tự Đức mất, triều đình lục đục -> Pháp quyết định đánh Huế.
Ngày 18/8/1883 Pháp tâ'n công Thuận An.
Chiều ngay 20/8/1883 Pháp đổ bộ lên bờ.
Tối 20/8/1873, chúng làm chủ Thuận An.
-Nhà nước phong kìêh Nguyễn sụp đổ. Hai hiệp ước 1883 và 1884.
Hoàn cảnh lịch sử:
Nghe tin Pháp tẩn công Thuận An triều đình Huê vội xin đình chiến.
Lợi dụng sự hèn yếu của triều đình, Cao ủy Pháp Hác Măng tranh thủ đi ngay lên Huê đặt điều kiện cho một hiệp ước mới.
Ngày 25/8/1883 bản Hiệp ước mới được đưa ra buộc đại diện triều Nguyễn phải ký kết.
Nội dung Hiệp ước Hác Măng:
+ Thừa nhận sự “bảo hộ” của Pháp trên toàn cõi Việt Nam.
Nam Kỳ là thuộc địa
Bắc Kỳ là đất bảo hộ
Trung Kỳ là triều đình quản lý.
+ Đại diện của Pháp ở Huế trực tiếp điểu khiển các công việc ở Trung Kỳ.
+ Ngoại giao của Việt Nam do Pháp nắm giữ.
+ Quân sự: Pháp được tự do đóng quân ở Bắc Kỳ và toàn quyền xử lý quân Cơ Đen, triều đình phải nhận các huấn luyện viên và sĩ quan chỉ huy của Pháp, phải triệt hồi binh lính từ Bắc Kỳ về kinh đô (Huê).
+ Về kinh tế: Pháp nắm và kiểm soát toàn bộ các nguồn lợi trong nưởc.
Việt Nam trở thành một nước thuộc địa nửa phong kiến.
Ngày 6/6/1884 Pháp ký tiếp với triều đình Huế bản Hiệp ước Patơnổt, nhằm xoa dịu dư luận và mua chuộc bọn phong kiến.
CÂU HỎI LUYỆN TẬP VÀ GỢl Ý TRẢ LỜI CÂU HỞI SÁCH GIÁO KHOA
Câu hỏi và bài tập luyện tập A. TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Hãy khoanh tròn chỉ một chữ cái in hoa trước câu trả lời đúng
Sau khi mất 6 tỉnh Nam Kì, triều.đình Nhà Nguyễn đã
Tổ chức cho nhân dân phản công để lấy lại
Mặc nhiên thừa nhận là vùng đâ't của Pháp/ không nghĩ đến việc giành lại
Thương lượng với Pháp để xin chuộc
D. Chuẩn bị lực lượng, chờ thời.
Sau khi chiếm được 6 tỉnh Nam Kì, thực dân Pháp đã
À. tìm cách xoa dịu nhân dân
B. bị triều đình nhà Nguyễn phản ứng
bắt tay thiết lập bộ máy cai trị, chuẩn bị kê hoạch đánh ra Bắc Kì D. ngừng kê hoạch mỗ rộng cuộc chiến, củng cố lực lượng.
Thực dân Pháp nổ súng chiếm thành Hà Nội ngày
A. 16/11/1873	B. 19/11/1873
c. 20/11/1873	D. 23/11/1873.
Thực dân Pháp tiến đánh Bắc Kì năm 1873 vì
Yêu cầu 'nguyên liệu, thị trường, nhân công đặt ra cấp bách
Pháp có điều kiện tăng viện binh và tăng ngân sách chiên tranh c. Thời kì nhu nhược của nhà Nguyễn
D. Có quân triều đình phôi hợp.
Quân triều đình nhanh chóng thất thủ tại thành Hà Nội năm 1873 vì
Ạ. Triều đình ra lệnh đầu hàng B. Họ chống cự yếu ốt
c. Đã thực hiện chiến thuật phòng thủ, dựa vào thành đợi giặc, chưa kêt hợp với nhân dân để kháng chiến
D. Lo đàn áp nhân dân.
Tại trận cầu Giấy lần thứ 1 (12/1873), tướng giặc bị tiêu diệt là
A. Gácniê	B. Rivie
c. Hácmăng	D. Đuypuy.
Triều đình nhà Nguyễn ký Hiệp ưốc Giáp Tuất 1874 vì
,Muốn quân Pháp nhanh chóng rút khỏi Bắc Kì,
Muốn chia sẻ quyền thông trị với Pháp, bảo vệ quyền lợi ích kỷ của dòng họ,
c. Rảnh tay đàn áp phong trào nông dân.
D. Cả 3 ý trên.
Hậu quả của việc kí Hiệp ước Giáp Tuất 1874 là
Làm mất một "phần chủ quyền lãnh thổ đất nưổc,
Từ đây nước ta trở thành thị trường riêng của tư bản Pháp, c. Quân Pháp có điểu kiện trở lại xâm lược toàn bộ Bắc kì.
D. Cả 3 ý trên.
Từ việc kí Hiệp ước Giáp Tuất 1874, có thể kết luận rằng:
Triều đình nhà Nguyễn không tận dụng ưu thế có được từ chiến thắng Cầu Giấy năm 1873 để tổ chức phản công đánh Pháp là một sai lầm. Hiệp ước Giáp Tuẵt 1874 đã vi phạm nghiêm trọng chủ quyền dân tộc và lãnh thổ quốc gia...
Triều đình nhà Nguyễn kí Hiệp ước Giáp Tuất 1874 để quân Pháp rút khỏi Bắc Kì là quyết định đúng đắn.
c. Triều đình nhà Nguyễn bảo vệ quyền lợi dòng họ là một sáng suốt D. Phong trào kháng chiến của nhân dân ta không phát triển.
Pháp rút khỏi Bắc Kì tháng 3 năm 1874 vì
Phong trào kháng chiến cùa nhân dân Bắc kì phát triển mạnh,
Tình hình chính quốc gặp khó khăn chưa thể viện binh,
c. Đã đạt được một số quyền lợi trong Hiệp ước Giáp Tuất 1874.
D. Cả 3 ý trên.
B. Tự LUẬN
Câu 1. Nêu những nét chính về tình hình nước ta từ sau năm 1867 đên năm 1873.
Câu 2. Kế hoạch đánh chiếm Bắc Kì lần thứ nhất được Pháp thực hiện như thế nào?
Câu 3. Những nét chính về diễn biến chiến thắng cầu Giấy lần thứ nhất (1873). Câu 4. Trận cầu Giấy ngày 21.12.1873 ảnh hưởng đến cục diện chiến
tranh như thê nào?
Câu 5. Nêu và nhận xét nội dung cơ bản của Hiệp ước Giáp Tuất (1874).
Gợi ý trả lời câu hỏi bài tập trong SGK
Câu 1. Những nét chính về tình hình nước ta từ sau năm 1867 đêh năm 1873:
Sáu tỉnh Nam kì rơi vào tay Pháp, triều đình không tỏ thái độ giành lại...; phong trào kháng chiến của nhân dân Nam Kì mạnh mẽ (khởi nghĩa Phan Tôn - Phan Liêm, Nguyễn Hữu Huân...)
Pháp ra sức củng cô'quyền lực ở Nam Kì...
Kinh tế nưồc ta sa sút nghiêm trọng, đời sông nhân dân khô cực, khỏi nghla'nong dân nổ ra khắp nơi...
Nhà Nguyễn ngày càng khủng hoảng suy yếu, trong triều phân hoá thành hai phái chủ chiến và chủ hoà.
Nhiều sĩ phu yêu nước đã mạnh dạn đề nghị cải cách duy tân đâ't nước nhưng không dược nhà Nguyễn chấp nhận (Nguyễn Hiệp, Phạm Phú Thứ, Nguyễn Lộ Trạch... nhất là cải cách của Nguyễn Trường Tộ).
Câu 2. Kế hoạch đánh chiếm Bắc Kì lần thứ nhất của Pháp
Lấy cớ giải quyết vụ lái buôn Giăng - Đuypuy gây rối ở Hà Nội, thực dân Pháp đã cử đại uý Gácniê đem quân ra Bắc.
Ngày 5/11/1873 đội tàu chiến của Gácniê dến Hà Nội, hội quân vối Duy - puy và ngay sau đó đã khiêu khích ta: Đòi đóng quân trong thành, mở của sông Hồng cho chúng tự do buôn bán, đòi tổ chức việc thu thuõ, tự do đi lại, cướp của giết người, hãm hiếp...
Ngày 16/11/1873, sau khi có viện binh, Gácniê liền tuyên bô' mỏ cửa sông Hồng, áp dụng biểu thuê' quan mới.
Sáng 19/11/1873 gửi tô'i hậu thư buộc Nguyễn Tri Phương giải giáp quân đội, rút hết súng trên thành, khai phóng sông Hồng.
Sáng 20/11/1873 không đợi trả lời, Gácniê đã ra lệnh nổ súng đánh thành Hà Nội.
Mặc dù vấp phải sự kháng cự quyết liệt của quân triều đình (đứng đầu là Tổng đô'c Nguyễn Tri Phương), của nhân dân Hà Nội nhưng Gácniê đã nhanh chóng chiếm được thành.
- Sau khi chiêm thành Hà Nội, Gácniê liền đưa quần mở rộng phạm vi chiếm đóng ra các tỉnh Hưng Yên, Phủ Lý, Hải Dương, Ninh Bình, Nam Định... '
Câu 3.Những nét chính về diễn biến chiến thắng cầu Giấy lần thứ nhất (1873).
Quân của Hoàng Tá Viêm và quân Cờ Đen của Lưu Vĩnh Phúc đóng 0 Sơn Tây phôi hợp với cánh quân của Trương Quang Đản từ Bắc Ninh kéo về bao vây Hà Nội => ngày 18/12/1873 Gácniê kéo quân từ Nam Định về giữ Hà Nội.
Sáng ngày 21/12/1873 Lưu Vĩnh Phúc kéo quân vàò sát thành Hà Nội khiêu chiến. Gácniê đang hội đàm với phái đoàn triều đình Huế đã bỏ dở cuộc họp, chỉ huy quân đuổi theo, bị lọt vào trận địa phục kích của ta tại cầu Giấy, Gậcniê cùng nhiều sĩ quan binh lính bị giết tại trận.
Câu 4. Cục diện chiến tranh sau trận cầu Giấy ngày 21 /12/1873
*Vé phía Pháp:
Gácniê cùng nhiều sĩ quan binh lính bị giết là một tổn thất nặng nề của * Pháp kể từ khi mở rộng đánh Bắc Kì lần thứ nhất.
Lực lượng còn lại của Pháp ở Bắc Kì ít và rất hoang mang, chờ tăng viện.
Nước Pháp,đang gặp nhiêu khó khăn chưa thể tăng viện, tình hình trên làm cho quân Pháp tại Nam Kì hốt hoảng và lúng túng...
Về phía ta:
Chiến thắng cầu Giây làm nức lòng nhân dân cả nưốc, nhân dân càng hăng hái đánh giặc. Nhiều dội nghĩa binh đưực thành lập; nhân dân rào làng ‘khắng chiến, diệt ác trừ gian, ủng hộ lương thực, thực phẩm cho nghĩa quân...
c >.c đội quân của Hoàng Tá Viềm, Lưu Vĩnh Phúc, Trương Quang Đản bất chấp lệnh bãi binh của triều tiếp tục mộ quân, củng cô' lực lượng sẵn sàng đánh Pháp.
Cục diện chiến tranh sau chiến thắng cầu Giấy thay đôi có lợi cho ta nhưng nhà Nguyễn đã bỏ lỡ cơ hội, ra lệnh bãi binh và giải tán các đội dân binh để tạo thuận lợi cho việc thương lượng với Pháp, nhờ đó Pháp thoát khỏi thế bị tiêu diệt. (Nếu triều đình Huế biết tận dụng thời cơ đẩy mạnh kháng chiến chắc chắn lực lượng còn lại của Pháp ỏ Bắc Kì sẽ bị tiêu diệt hoặc chí ít cũng có thể sẽ giành lại được vị thế trên bàn thương lượng).
Câu 5. Nêu và nhận xểt nội dung C.Ơ bản của Hiệp ước Giáp Tuất (1874).
Nội dung-. Gồm 22 điều khoản, với nội dung cơ bản là
Triều đình Huê thừa nhận chủ quyền của Pháp trên tất cả sáu tỉnh Nam Kì.
Công nhận quyền tự do đi lại, buôn bán, kiểm soát và điều tra tình hình của Pháp ở Việt Nam.
Nưốc Pháp đồng ý gia hạn tiền chiến phí còn nợ.
Triều đình cam kết bãi bỏ mọi sắc dụ cấm đạo, cho phép tự do theo đạo, các giáo sĩ nước ngoài được tự do tởi An Nam truyền đạo.
* Nhận xét:
Với nội dung Hiệp ưóc, Việt Nam thực sự đã trở thành đất bảo hộ của Pháp.
Pháp ký Hiệp ước không phải trên thê mạnh nhưng lại đạt được nhiêu quyền lợi. Tuy phải rút khỏi Hà Nội nhưng chúng đã đặt được cơ sỗ chính trị, kinh tế, quân sự ở Bắc Kì.
Việt Nam hoàn toàn phụ thuộc Pháp về ngoại giao, việc tàu chiến Pháp tự do đi lại đã tạo điều kiện cho chúng trở lại xâm chiếm Bắc Kì.
Qua việc kí Hiệp ước cho thấy thời kì nhu nhữợc của nhà Nguyễn, đề cao quyền lợi ích kỉ của dòng họ, lằm tổn hại nghiêm trọng đên chủ quyền và lợi ích quốc gia, dân tộc.
Câu 6. Nhận xét về cuộc kháng chiến ở Bắc Ki lần thứ nhất:
Về lãnh đạo:
Triều đình Huế không làm tròn trách nhiệm lãnh đạo nhân dân kháng chiến :
+ Lúng túng, bị động dôi phó với âm mưu mở rộng chiến tranh của Pháp,
+ Không chỉ thị cho quân triều đình kiên quyết đánh Pháp, không tổ chức nhân dân kháng chiến, tiếp tục hi vọng giải quyết vấn đề chiến tranh bằng con đường thương thuyết
Một số quan quân của triều đình kiên quyết chỉ huy quân sĩ chiến đâu (Nguyễn Tri Phương, Hoàng Tá Viêm, Trương Quang Đản...)
Các sĩ phu văn thân yêu nước đã trực tiếp chỉ huy nhân dân chông Pháp (Nguyễn Mậu Kiến, Phạm Văn Nghị...)
Về lực lượng tham gia'. Ngoài quân đội triều đình, lực lượng nhân dân tham gia kháng chiến chủ yếu là nông dân.
Về qui mô: Phong trào kháng chiến tuy diễn ra mạnh mẽ và đạt được nhiều kết quả (chiến thắng cầu Giấy) nhưng vẫn còn phân tán
Về tính chất: Cuộc kháng chiến mang tính chất dân tộc, thuộc phạm trù phong kiên.
Gâu 7. Thực dân Pháp tiến đánh Bắc Kì lần thứ hai
Lấy cố triều đình Huế vi phạm Hiệp ước 1874, ngày 3/4/1882 quân Pháp do đại tá hải quân Rivie chỉ huy bất, ngờ ậậ bộ lên Hà Nội.
Mờ sáng 25/4/1882 Rivie gửi tối hậu thư cho Hoàng Diệu buộc quân triều đình hạ vũ khí, nộp thành trong vòng ba giò' đồng hồ.
Không đợi trả lời, Pháp nổ súng tấn công, quân ta anh dũng chông trả nhưng không cầm cự được, trưa 25/4/1882 Pháp chiêm được thành Hà Nội.
Sau khi chiếm thành Hà Nội, Pháp lập đại bản doanh tại hành cung, chiếm sở thương chính Hà Nội, Hải phòng, củng cố “nhượng địa” lập từ sau Hiệp ước Giáp Tuất, dựng chính quyển tay sai tạm cai quản thành Hà Nội...
Tiếp theo, quân Pháp nhanh chóng chiếm mỏ than Hòn Gai, Quảng Yên, Nam Định (3/1883).
Câu 8. Quá trình tiến đánh Thuận An của quân Pháp:
Sáng ngày 18/8/1883, hạm đội của Pháp do đô đôc Cuốcbê chỉ huy tiến vào cửa biển-Thuận An, Cuôcbê gửi tối hậu thư đòi triều đình giao tẩt cả các pháo đài trong hai giờ đồng hồ.
Bốn giờ chiều 18/8/1883 Pháp bắt đầu nổ súng, suốt m'ấy ngày liền công phá đồn trại của ta trên bờ.
Ngày 20/8/1883 quân Pháp đổ bộ lên Thuận An, quân triều đình chiến đấu quyết liệt nhưng không giữ được, tối 20/8/1883 Pháp làm chủ Thuận An.
Câu 9. Hãy cho biết ý kiến của anh (chị) về nội ’dung Hiệp ước Hácmăng (1883) và Patơnốt (1884).
Nội dung hai hiệp ước trên cho thấy bộ mặt xâm lược trắng trỢn của thực dân Pháp và cũng cho thấy thời kì khiếp nhược, hèn nhát, ích kỷ của triều đình nhà Nguyễn.
Vối Hiệp ưốc Hácmăng, Việt Nam đã mất quyền tự chủ trên toàn quốc: Triều đình Huế chính thức thừa nhận quyền bảo hộ của nước Pháp, chính trị, kinh tế, ngoại giao do Pháp nắm.
Hiệp ước Patơnốt trả Thanh - Nghệ - Tĩnh. Bình Thuận về Trung Kì nhằm xoa dịu'phong trào đâu tranh của nhân dân và lôi kéo những phần tử phong kiến phản động làm tay sai cho Pháp.
Chính sách chia để trị: Nam Kì là xứ thuộc địa, Bắc Kỳ là đất bảo hộ, Trung Kì trên danh nghĩa do triều đình cai quản nhưng phải chịu sự kiểm soát của toà Khâm sứ Pháp, thực chất là việc nắm trọn quyền hành.
Nhà niíớc phong kiến Việt Nam, với tư cách là một nhà nưốc có độc lập chủ quyền đã đầu hấng và trở thành thuộc địa của tư bản Pháp.
Câu 10. Nước Việt Nam bị rơi vào tay Pháp vi"
Từ đầư đến cuôì nhà Nguyễn theo đuổi chính sách “thương thuyết hoà bình” với Pháp trong mọi hoàn cảnh kể cả khi Pháp bị đẩy vào thế bị động lúng túng, dẫn đến việc kí kết các Hiệp ước ngày càng không có lợi cho ta; từng bưốc làm mất chủ quyền, lãnh thô đất nước.
Một bộ phận quân triều đình kiên quyết đánh Pháp như Nguyễn Tri Phương, Hoàng Diệu... thì lại bị chi phôi bởi chiến thuật quân sự phòng ngự, dựa vào thành luỹ cô' thủ, đợi địch tấn công mới chông cự. Hoàng Tá Viêm, Trương Quang Đản... tuy cơ động đánh Pháp nhưng cũng bị động trưốc những quyết định và chủ trương sai lầm của nhà Nguyễn.
Phong trào kháng chiến chống Pháp của nhân dân diễn ra mạnh mẽ, quyết liệt gây nhiều tổn thất cho Pháp, có khi đẩy Pháp đứng trước nguy cơ bị tiêu diệt, nhưng lại thiếu những quyết định kịp thòi, thiếu sự chỉ huy thống nhất.
Ba phận lãrih đạo phong trào kháng chiến của nhân dần chủ yêu là các sĩ phu, văn thân yêu nước do hạn chê về giai cấp, về lịch sử nên chưa đề ra đường lối chiến lược, sách lược đúng đắn. Vì vậy phong trào kháng chiên tuy mạnh mẽ, liên tục nhưng không thể phát triển thành phong trào rộng lổn trong toàn quốc để giành thắng lợi.
Trước cuộc xâm lược của tư bản Pháp, triều Nguyễn không phát huy được tính năng động của một nhà nước khi có chiên tranh, không đề ra chủ trương đường lôĩ đúng đắn, ngược lại thi hành chính sách bảo thủ, sai lạm làm cho kinh tế sa sút, binh lực suy yếu, hậu phương mất ổn định => Việc nước ta rơi vào tay Pháp trách nhiệm trước hết thuộc về nhà Nguyễn.