Giải Lịch Sử 7 Bài 25: Phong trào Tây Sơn

  • Bài 25: Phong trào Tây Sơn trang 1
  • Bài 25: Phong trào Tây Sơn trang 2
  • Bài 25: Phong trào Tây Sơn trang 3
  • Bài 25: Phong trào Tây Sơn trang 4
  • Bài 25: Phong trào Tây Sơn trang 5
  • Bài 25: Phong trào Tây Sơn trang 6
  • Bài 25: Phong trào Tây Sơn trang 7
  • Bài 25: Phong trào Tây Sơn trang 8
  • Bài 25: Phong trào Tây Sơn trang 9
  • Bài 25: Phong trào Tây Sơn trang 10
  • Bài 25: Phong trào Tây Sơn trang 11
BAI
25
PHONG TRÀO TÂY SƠN
KHỞI NGHĨA NÔNG DÂN TÂY SƠN	
Câu hỏi: Nguyên nhăn nào làm cho chính quyền ở Dàng Trong ngày càng suy yếu?
Trả lời câu hỏi
Từ giữa thế kỉ XVIII, chính quyền, họ Nguyễn ở Đàng Trong suy yếu dần và mục nát:
+ Việc mua bán quan tước phồ biến. Sô' quan lại ngày càng tăng, nhất là quan thu thuế. Có nơi trong một xã có 20 xã trưởng và hàng chục nhân viên thu thuế.
+ Quan lại cường hào kết thành bè cánh đàn áp bóc lột nhân dân, đưa nhau ăn chơi xa xĩ.
+ Trong triều đình Phú Xuân, Trương Phúc Loan nắm hết quyền hành, tự xưng “quô'c phó”, khét tiếng tham lam.	
Câu hỏi: Sự mục nát của chính quyền họ Nguyễn dân dên những hậu quả gì dối với nông dân và các tầng lớp khác?
Trả lời câu hỏi
+ Nông dân bị địa chủ cường hào lấn chiếm ruộng đất.
+ Nông dân đồng bằng phải nộp nhiều thứ thuế.
+ Nhân dân miền núi phải nộp lâm thổ .sản như ngà voi, sừng tê, mật ong.
+ Cuộc sô'ng của người dân ngày càng cơ cực.	
Câu hỏi: Hãy nêu những nét chíìih về tình hình xã hội Dàng Trong nửa sau thế kỉ XVIII như thế nào?
Trả lời câu hỏi
+ Chính quyền họ Nguyễn bị suy yếu, mục nát.
+ Quan lại địa chủ hà hiếp nhân dân.
+ Cuộc sông của người dân ngày càng cơ cực, nỗi bất bình oán hận của các tầng lớp xã hội đốì với chính quyền họ Nguyễn ngày càng dâng cao.
+ Nhiều cuộc khởi nghĩa của nông dân chống lại chính quyền họ
Nguyễn đã nổ ra.	
Câu hỏi: Nêu một vài nét về về cuộc khởi nghĩa của chàng Lia? Trả lời câu hỏi
+ Lía xuất thân trong một gia đình nghèo khổ. Là người khí khái, giỏi võ nghệ, Lía tập hợp dân nghèo nổi dậy, chọn Truông Mây (Bình Định) làm căn cứ, lây của người giàu chia cho người nghèo.
+ -Khởi nghía của Lía bị dập tắt, nhưng hình ảnh của chàng Lía vẫn còn mãi trong lòng người dân miền Trung.
II. KHỞI NGĨÌĨA TÂY SƠN BÙNG Nổ	
Câu hỏi: Lãnh đạo kỉ lởi nghĩa Tây Sơn là ai?
Trả lời câu hỏi
I.ãnh đạo khởi nghĩa Tây Sơn lă ba anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ.	
Câu hỏi: Anh em Nguyễn Nhạc dã làm gì dể chuẩn bị khởi nghĩa?
Trả lời câu hỏi
+ Mùa xuân năm 1771, ba anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ lên vùng Tây Sơn thượng đạo (nay thuộc An Khê, Gia Lai) dựng cờ khởi nghĩa chông chính quyền họ Nguyễn.
+ Nguyễn Nhạc xây thành luỹ, lập kho tàng, luyện nghĩa quân. Nghĩa quân được đồng bào thiểu số ủng hộ lương thực, voi ngựa.
+ Khi lực lượng đã mạnh, nghĩa quân đánh xuống Tây Sơn hạ đạo, lập căn cứ ở Kiên Mĩ (huyện Tây Sơn - Bình Định) rồi mở rộng hoạt động xuống vùng đồng bằng. 	
Câu hỏi: Em hãy cho biết lực lượng tham gia nghĩa quân Tây Sơn.
Trả lời câu hỏi
Lực lượng tham gia nghĩa quân Tây Sơn là:
Nông dân nghèo, thợ thủ công, thương nhân.
Đồng bào Chăm, đồng bào Ba-na vùng An Khê.
Một bộ phận trong tầng lớp thống trị vốn bất bình với phe cánh Trương Phúc Loan.
Một sô' hào mục ở các địa phương.
Câu hỏi: Tại sao nhăn dân hăng hái tham gia khởi nghĩa Tây Sơn ngay từ đầu?
Trả lời câu hỏi
Nhân dân hăng hái tham gia khởi nghĩa Tây Sơn ngay từ đầu vì:
+ Cuộc sông của nhân dân dưới chính quyền của họ Nguyễn ở Đàng Trong thế kỉ XVIII ngày càng cơ cực, nỗi bất bình, oán hận của các tầng lớp nhân dân đối với chính quyền họ Nguyễn ngày càng dâng cao.
+ Khẩu hiệu “Đánh đổ quyền thần Trương Phúc Loan, ủng hộ hoàng tộc Nguyễn Phúc Dương”; “Lấy của nhà giàu chia cho dân nghèo” của Nghĩa quân Tây Sơn phù hợp với nguyện vọng của nhân dân nên đã thu hút đông đảo lực lượng tham gia, có cả nông dân miền ngược, miền xuôi, lôi kéo một bộ phận giai cấp thống trị vô'n bất bình với phe cánh Trương Phúc Loan.
TÂY SƠN LẬT ĐỌ CHÍNH QUYEN họ NGUYEN VÀ ĐÁNH
TAN QUÂN XÂM LƯỢC XIÊM
Lật đổ chính quyển họ Nguyễn
Câu hỏi: Tại sao Nguyễn Nhạc phải hòa hoãn với quân Trịnh?
Trả lời câu hỏi
Khi biết khởi nghĩa Tây Sơn nổ ra ở Đàng Trong, chúa Trịnh liền cử Hoàng Ngũ Phúc cầm đầu 3 vạn quân vào Đàng Trong, lấy danh nghĩa giúp chúa Nguyễn đánh đổ quyền thần Trương Phúc Loan và dẹp quân Tây Sơn Nhưng khi Trương Phúc Loan bị bắt, quân Trịnh vẫn tiếp tục đánh Phu Xuân, chúa Nguyễn không chông lại nổi, vượt biên vào Gia Định.
- Sau trận đụng độ với quân Trịnh ở Bến Ván (giáp ranh hai tỉnh Quảng Nam - Quảng Ngãi), quân Tây Sơn phải rút về Quy Nhơn, ơ phía Nam, quân Nguyễn tấn công. Nghĩa quân Tây Sơn ở vào thế bất lợi. Phía Bắc có quân Trịnh, vì thế, Nguyễn Nhạc thay đổi chiến lược: tạm hòa với Trịnh để dồn sức đánh Nguyên.
Câu hỏi: Nêu những hoạt dộng của nghĩa quân Tây Sơn tù năm ms đến năm 1783.
Trả lời câu hỏi
+ Từ năm 1776 đến năm 1783, nghĩa quân Tây Sơn đã bốn lần đánh vào Gia Định. .
+ Trong lần tiến quân năm 1777, Tây Sơn bắt giết được chúa Nguyễn, chỉ còn Nguyễn Ánh chạy thoát. Chính quyền họ Nguyễn ở Đàng Trong đến đây bị lật đổ.
Chiến thắng Rạch Gầm - Xoài Mút
Câu hỏi: Quân Xiêm lấy cớ gì xăm lược nước ta?
Trả lời câu hỏi
Năm 1777, nghĩa quân Tây Sơn đã tiêu diệt được thế lực của họ Nguyễn. Nguyễn Ánh cầu cứu vua Xiêm. Vua Xiêm lợi dụng cơ hội này đem quân đánh chiếm đất Gia Định.
Câu hỏi: Em có suy nghĩ gì về hàĩih động của Nguyễn Anh?
Trả lời câu hỏi
Đây là một hành động bán nước: Nguyễn Ánh vì quyền lợi của mình đã sẵn sàng bán rẻ tổ quốc cho quân xâm lược, hành động của Nguyễn Ánh sẽ bị lịch sử ngàn đời lên án là kẻ “cõng rắn cắn gà nhà”.
Câu hỏi: Thái độ của quân Xiêm như thế nào khi vào nước ta?
Trả lời câu hỏi
Thái độ của quân Xiêm khi đánh chiếm miền Tây Gia Định rất kiêu căng, tàn bạo, mặc 'sức đô't phá, giết người, cướp vàng bạc chở về nước.
Câu hỏi: Tại sao Nguyễn Huệ chọn khúc sông Tiền tù Rạch Gầm đến Xoài Mút làm trận dịa quyết chiến?
Trả lời câu hỏi
Nguyễn Iĩuệ chọn khúc sông Tiền từ Rạch Gầm đến Xoài Mút làm trận địa quyết chiến vì đoạn sông từ Rạch Gầm đến Xoài Mút (Châu Thành - Tiền Giang) dài khoảng 6km, rộng hơn lkm, có chỗ gần 2km. Hai bờ sông cây cối rậm rạp, giữa dòng có cù lao Thơi Sơn. Địa hình thuận lợi cho việc đặt phục binh.
Câu hỏi: Trình bày diễn biến trận Rạch Gầm - Xoời Mút. Nêu ý nghĩa,
Trả lời câu hỏi
Diễn biến
+ Sau nhiều lần thát bại, Nguyễn Ánh cầu cứu vua Xiêm. Giữa năm 1784, quân Xiêm kéo vào Gia Định: 2 vạn quân thuỷ đố’ bộ lên Rạch Giá (Kiên Giang), 3 vạn quân bộ xuyên qua Chân Lạp tiến vào Cần Thơ. Cuối năm đó, quân Xiêm đã chiếm hết miền Tây Gia Định (các tỉnh miền Tây Nam Bộ).
+ Tháng 1-1785, Nguyễn Huệ được lệnh tiến quân vào Gia Định. Nguyễn Huệ đóng đại bản doanh ở Mĩ Tho, chọn khúc sông Tiền từ Rạch Gầm đến Xoài Mút (Châu Thành - Tiền Giang) làm trận địa quyết chiến.
+ Bố trí xong trận địa, mờ sáng ngày 19/1/1785, Nguyễn Huệ dùng mưu nhử quân địch vào trận địa mai phục. Quân Xiêm có ưu thế về quân số nên tướng địch rất chủ quan, chúng huy động tất cả quân thuỷ, bộ từ Trà Lọt tiến xụống Mĩ Tho, đuổi theo quân Tây Sơn. Khi quân địch hoàn toàn vào trận địa mai phục, thuỷ quân của ta giấu ở hai bên bờ sông và cù lao Tlìới Sơn bất ngờ xông thẳng vào đội hình địch đang xuôi theo dòng nước.
Bị tấn công bất ngờ và mãnh liệt, các chiến thuyền quân Xiêm bị đánh tan tác hoặc bị đô't cháy, gần 4 vạn quân bị giết tại trận, chỉ còn vài nghìn tên sống sót theo đường bộ chạy về nước. Từ đó quân Xiêm “sợ quận Tây Sơn như sợ cọp”. Nguyền Ánh thoát chết, sang Xiêm lưu vong.
ý nghĩa
Trận Rạch Gầm — Xoài Mút là một trong những trận thủy chiến lớn nhất trong lịch sử chông ngoại xâm của nhân dân ta, đập tan âm mưu xâm lược của phong kiến Xiêm.
TÂY SỜN LẬT ĐỔ CHÍNH QUYEN họ trịnh
Hạ thành Phú Xuân - tiến ra Bắc Hà diệt họ Trịnh
Câu hỏi: Trình bày ngắn gọn việc Nguyễn Huệ hạ thành Phú Xuân.
Trả lời câu hỏi
+ Mùa hè năm 1786, Nguyền Huệ được sự giúp sức của Nguyễn Hữu Chỉnh, tiến quân vượt đèo Hải Vân tiến đánh thành Phú Xuân.
+ Tháng 6-1786, quân Tây Sơn kéo đến trước thành Phú Xuân. Nhờ nước sông lên cao, thuyền của Tây Sơn tiến sát thành, cùng bộ binh giáp chiến với quân Trịnh. Quân Trịnh bạc nhược, bị tiêu diệt nhanh chóng.
+ Thừa thắng, Nguyễn Huệ đưa quân ra Nam sông Gianh, giải phóng toàn bộ đất Đàng Trong.
Câu hỏi: Nêu những hoạt động của Nguyễn Huệ trong cuộc tiến quấn ra Bắc Hà lần thứ nhất (1786).
Trả lời câu hỏi
+ Sau khi giải phóng toàn bộ đất Đàng Trong, Nguyễn Huệ quyết định tiến thẳng ra Đàng Ngoài. Ông nêu danh nghĩa “phù Lê diệt Trịnh” và kêu gọi nhân dân hưởng ứng.
+ Giữa năm 1786, Nguyễn Huệ đánh vào Thăng Long. Chúa Trịnh bị dân bắt và nộp cho quân Tây Sơn. Chính quyền chúa Trịnh tồn tại hơn 200 năm đến đây sụp đổ.
+ Nguyễn Huệ vào Thăng Long, giao chính quyền ở Đàng Ngoài cho vua Lê.
Câu hỏi: Những thắng lợi trên của quăn Tây Sơn có ý nghĩa nghư thế nào?
Trả lời câu hỏi
Cùng với việc tiêu diệt chính quyền họ Nguyễn ở Đàng Trong, việc quân Tây Sơn lật đố chính quyền họ Trịnh ở Đàng Ngoài đã tạo ra những điều kiện cơ bản cho sự thông nhất đất nước, đáp ứng nguyện vọng của nhân dân cả nước.
Nguyễn Hữu Chỉnh mưu phản - Nguyễn Huệ thu phục Bắc Hà
Câu hỏi: Em hãy cho biết tình hình Bắc Hà sau khi Tây Sơn trở về Nam.
Trả lời câu hỏi
+ Trên đường trở về Nam, Nguyền Huệ cho Nguyễn Hữu Chỉnh ở lại Nghệ An giúp trấn thủ Nguyễn Văn Duệ. Sau khi Tây Sơn rút, tình hình Bắc Hà lại rốì loạn. Lê Chiêu Thông không dẹp nổi những cuộc nối loạn của con cháu họ Trịnh, phải mời Nguyền Hữu Chỉnh ra giúp.
+ Nguyễn Hữu Chỉnh giúp vua Lê đánh tan các tàn dư họ Trịnh.
Nhưng Chỉnh lại lộng quyền, muốn xây dựng lực lượng riêng và ra mặt chổng Tây Sơn.
Câu hỏi: Vì sao Nguyễn Huệ thu phục được Bắc Hà?
Trả lời câu hỏi
Nguyễn Huệ thu phục được Bắc Hà vì:
Được nhân dân, nhiều sĩ phu nổi tiếng ở Bắc Hà giúp đỡ.
Lực lượng Tây Sơn hùng mạnh.
Chính quyền phong kiến Trịnh - Lê thối nát bị nhân dân căm ghét.
Câu hỏi: Vì sao Nguyễn Huệ thu phục dược Bắc Hà?
Trả lời câu hỏi
Nguyễn Huệ thu phục được Bắc Hà vì: Cả ba lần tiến quân ra Bắc,
Nguyễn Huệ đều được nhân dân hưởng ứng và các sĩ phu nỗi tiếng như Ngô Thì Nhậm, Phan Huy ích, Nguyễn Thiếp... hết lòng giúp sức trong việc xây dựng chính quyền ở Bắc Hà. Bởi Nguyễn Huệ đã biết trọng dụng họ; phong chức tước mới cho họ.
Câu hỏi: Nhiều quan lại, sĩ phu tiến bộ ở Bắc Hà như Ngô Thì Nhậm, Phan Huy ích, Nguyễn Thế Lịch... dược Nguyễn Huệ trọng dụng, phong cho chức tước mới. Việc làm này của Nguyễn Huệ có ý nghĩa nhự thế nào?
Trả lời câu hỏi
Việc làm này của Nguyễn Huệ đã tập hợp được lực lượng ủng hộ mình để xây dựng chính quyền ở Bắc Hà ổn định, cũng là để tập hợp lực •lượng, xây dựng sức mạnh chống ngoại xâm.
Câu hỏi: Yếu tố nào giúp quăn Tây Sơn lật đổ được các chính quyền đó?
Trả lời câu hỏi
Quân Tây Sơn được sự ủng hộ hết lòng của quần chúng nhân dân ở những nơi mà quân Tây Sơn đặt chân đến.
Khởi nghĩa ngay từ lúc nổ ra đã hợp với lòng dân.
Có bộ chi huy nghĩa quân tài giỏi, không chỉ giỏi chiến thuật đánh giặc mà còn giỏi trong việc thu phục các tầng lớp sĩ phu.
Câu hỏi: Việc tiêu diệt quăn Nguyễn ở Đàng Trong và lật đổ các tập doàn phong kiến Lê - Trịnh ở Đàng Ngoài có ý nghĩa như thê nào?
Trả lời câu hỏi
Việc tiêu diệt quân Nguyễn ở Đàng Trong và lật đổ các tập đoàn phong kiến Lê - Trịnh ở Đàng Ngoài của Tây Sơn có ý nghĩa:
Xóa bỏ được tình trạng chia cắt đất nước: Đàng Trong và Đàng Ngoài.
Tạo cơ sở cho việc thông nhất lãnh thổ nước nhà.
TÂY SƠN ĐÁNH TAN QUÂN THANH
1. Quân Thanh xâm lược nước ta
Câu hỏi: Sau khi Nguyễn Huệ thu phục dược Bắc Hà, vua Lê Chiêu Thống dỡ có hành dộng gì? 
Trả lời câu hỏi
Sau khi Nguyễn Huệ thu phục được Bắc Hà, vua Lê Chiêu Thông dã sai người sang cầu cứu nhà Thanh.
Câu hỏi: Nhà Thanh có âm mứu gì khi được Lê Chiêu Thống cầu cứu giúp dỡ?
Trả lời câu hỏi
Vua Thanh là Càn Long nhân cơ hội Lê Chiêu Thống cầu cứu giúp đỡ muốn thực hiện âm mưu xâm lược nước ta, để mở rộng lãnh thổ xuống phương Nam.
Câu hỏi: Vì sao triều Thanh theo đuổi âm mứu xăm lược nước ta?
Trả lời câu hỏi
Triều đình nhà Thanh tuy sợ lực lượng Tây Sơn nhưng vẫn không giấu được âm mưu muôn thôn tính nước ta. Tuần phủ Quảng Tây là Tôn Vĩnh Thanh tâu lên vua Càn Long: “Chi bằng đóng quân không đánh, đợi cho Lê và Tây Sơn đánh nhau, cả hai cùng mỏi mệt, bấy giờ ta sẽ thừa cơ chiếm lấy cũng chưa muộn”. Cuối cùng, Càn Long tán thành ý kiến của Tôn Sĩ Nghị: “...Nếu phục hưng cho nhà Lê rồi [!] ta sẽ đặt thú binh mà giữ lấy nước, thế là vừa phục tồn nhà Lê lại vừa đứợc đất An Nam, thật là được cả hai việc”.
Câu hỏi: Quân Thanh tiến vào nước ta như thế nào?
Trả lời câu hỏi
+ Cuối năm 1788, nhà Thanh cử Tôn Sĩ Nghị đem 29 vạn quân chia, làm 4 đạo tiến vào nước ta.
+ Đạo thứ nhát tiến theo đường Lạng Sơn.
+ Đạo thứ 2 tiến theo đường Cao Bằng.
+ Đạo thứ ba theo đường Tuyên Quang.
+ Đạo thứ tư theo đường Quảng Ninh tiến vào Hải Dương.
Câu hỏi; Vì sao quân ta rút khỏi Thăng Long?
Trả lời câu hỏi
Trước thế giặc mạnh quân ta phải rút khỏi Thăng Long, để bảo toàn lực lượng, chuẩn bị xây dựng phòng tuyến vững chắc để chống giặc.
Câu hỏi: Khi vào xâm lược nước ta quăn Thanh có những hành động như thế nào? Thải độ của nhân dân Thăng Long như thê nào trưởc hành động của quân Thanh?
Trả lời câu hỏi
+ Tại Thăng Long, Tôn Sĩ Nghị cho quân líni cướp bóc, đốt nhà, giết người rất tàn bạo.
+ Phong Lê Chiêu Thống làm “An Nam quốc vương”, thực ra chỉ là vua bù nhìn.
+ Tôn Sĩ Nghị suốt ngày ăn chơi, bắt nhân dân Thăng Long và các vùng lân cận phải nộp bò, lợn, lúa gạo; có nơi còn phải nộp rơm cỏ nuôi lừa ngựa, dựng nhà cửa, đồn luỹ cho giặc.
Nhân dân Thăng Long căm thù cao độ quân cướp nước và bè lũ bán nước, quyết tâm đứng lên đánh tan quân xâm lược bảo vệ đất nước.
Quang Trung ổạị phá quân Thanh Câu hỏi: Việc Nguyễn Huệ lên ngôi hoàng đế có ỷ nghĩa gì?
Trả lời câu hỏi
Việc Nguyễn Huệ lên ngôi hoàng đế đã
Khẳng định chủ quyền của dân tộc, chứng tỏ nước Nam đã có chủ.
Tập hợp được lòng dân, tạo sức mạnh đoàn kết dân tộc.
Câu hỏi: Những việc làm nào của Nguyễn Huệ thể hiện rõ quyết tâm đánh lan quân ngGạỉ xăm, bảo vệ nền độc lập dân tộc. Trả lời câu hỏi
Nguyễn Huệ lên ngôi hoàng đế (1788) lấy niên hiệu là Quang Trung.
Mở một cuộc duyệt binh lớn tại Nghệ An.
Ra đên Thanh Hóa, Quang Trung tuyển thêm quân và làm lễ “Thệ sư” (lễ tế cờ và quân lính thề trước khi ra trận) và đọc bài “hiểu dụ tướng sĩ” thể hiện rõ quyết tâm đánh tan giặc ngoại xâm, bảo vệ nền độc lập dân tộc.
Câu hỏi: Qua bài thơ “Hiểu dụ tướng sĩ”:
“Đánh cho đế dài tóc,
Đánh cho để đen răng,
Đánh cho nó chích luân bất phản,
Đảnh cho nó phiến giáp bất hoàn,
Đánh cho sử tri Nam quốc anh hùng chi hữu chủ”.
Em hãy cho biết bài thơ muốn nói lên điều gì?
Trả lời câu hỏi
Bài thơ này muôn nói lên ý chí đánh tan quân xâm lược, bảo vệ độc lập dân tộc, giữ gìn nền văn hóa và những phong tục tập quán lâu đời của nhân dân. Ý chí quyết tâm tiêu diệt giặc khiến cho quân thù mảnh giáp không còn, không một chiếc xe nào trở về, đánh cho chúng biết rằng nước Nam anh hùng là có chủ.
Câu hỏi: Vì sao vua Quang Trung quyết định tiêu dỉệt quân Thanh vào dịp Tết Kỉ Dậu?
Trả lời câu hỏi
Vua Quang Trung quyết định tiêu diệt quân Thanh vào dịp Tết Kỉ Dậu vì:
Quân Thanh vừa chiếm được Thăng Long dễ dàng nên còn chủ quan, kiêu ngạo.
Vào dịp Tết, quân Thanh lo nghỉ ngơi, ăn chơi trong niềm vui đón tết, lơ là vì thế Quang Trung đánh vào yếu tô" bâ"t ngờ, chủ quan, làm cho chúng không kịp trở tay, nhanh chóng thâ"t bại;
Câu hỏi: Em hãy cho biết Quang Trung đã bố trí các hướng tiên công như thê nào?
Trả lời câu hỏi
Từ Tam Điệp, Quang Trung chia quân làm năm đạo:
+ Đạo chủ lực, do Quang Trung trực tiếp chỉ huy, thẳng hướng Thăng Long.
+ Đạo thứ hai và đạo thứ ba đánh vào Tây Nam Thăng Long và yểm hộ cho đạo chủ lực.
+ Đạo thứ tư tiến ra phía Hải Dương.
+ Đạo thứ năm tiến lên Lạng Giang (Bắc Giang), chặn đường rút lui của địch.
Trước khi tiến vào Thăng Long, quân ta đã tiêu diệt địch ở những nơi nào?
Câu hỏi: Em hãy tường thuật trận đánh đồn Ngọc Hồi của Quang Trung?2 Trả lời câu hỏi
+ Mờ sáng mồng 5 Tết Kỉ Dậu, quân ta đánh đồn Ngọc Hồi (Thanh Trì,
Hà Nội). Đây là đồn quan trọng nhất của địch với khoảng 3 vạn quần tinh nhuệ đóng giữ. Đồn luỹ được xây đắp kiên cô", xung quanh đều cắm chông sắt và chôn địa lôi dày đặc.
+ Mở đầu trận đánh, hơn 100 voi chiến của quân ta ào ào tiến về đồn giặc, tiếp sau là đội quân mang những tấm lá chắn bằng gỗ quấn rơm tấm nước, bảo vệ bộ binh theo sau.
+ Khi đến sát đồn giặc, Quang Trung truyền lệnh cho tượng binh và bộ binh đồng loạt xông tới. “Quân Thanh chông không nổi, bỏ chạy tán loạn, giày xéo lên nhau mà chết...,-thây ngổn ngang đầy đồng, máu chảy thành suôi. Quân Thanh đại bại.
Câu hỏi: Chiến thắng Ngọc Hồi có ý nghĩa như thế nào?
Trả lời câu hỏi
Đồn Ngọc Hồi là vị trí quan trọng nhất của địch ở phía Nam Thăng Long, mất Ngọc Hồi giặc mất một lực lượng tinh nhuệ gồm ba vạn quân đóng giữ ở đây.
Cách đánh bất ngờ làm cho quân giặc hoảng loạn không còn khả năng chiến đấu, khí thế chiến đấu của quân ta dâng cao như vũ bão.
Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của phong trào Tây Sơn Câu hỏi: Nêu nguyên nhân thắng lợi của phong trào Tây Sơn.
Trả lời câu hỏi
Phong trào Tây Sơn dành được thắng lợi là nhờ những nhân tô' sau:
Nhờ ý chí đấu tranh chông áp bức bóc lột, tinh thần yêu nước đoàn kết và hi sinh cao cả của nhân dân ta.
Nhờ sự lãnh đạo tài tình sáng suô't của Quang Trung và bộ chỉ huy nghĩa quân.
Câu hỏi: Nêu ý nghĩa lịch sử của phong trào Tây Sơn.
Trả lời câu hỏi
Lật đổ các tập đoàn phong kiến thô'i nát Nguyễn, Trịnh, Lê, xóa bỏ ranh giới chia cắt đất nước, đặt nền tảng cho việc .thống nhất quô'c gia.
Đánh tan các cuộc xâm lược của Xiêm, Thanh bảo vệ nền độc lập và lãnh thổ của Tổ quốc.
Tạo được những điều kiện cơ bản cho công cuộc thông'nhất và khôi phục đất nước.
Câu hỏi: Hãy nêu những cống hiến to lớn của phong trào Tây Sơn đôi với lịch sử dân tộc trong những năm 1771 - 1789.
Trả lời câu hỏi
Những cống hiến to lớn của phong trào Tây Sơn đốì với lịch sử dân tộc trong những năm 1771 - 1789 là:
Phong trào Tây Sơn đã lật đổ các chính quyền phong kiến thối nát
Lê, Trịnh, Nguyễn, xóa bỏ ranh giới chia cắt đất nước, đặt nền tảng thông nhất quốc gia.
- Phong trào Tây Sơn đánh tan các cuộc xâm lược của Xiêm, Thanh, bảo vệ nền độc lập và lãnh thổ của Tổ quốc.
Câu hỏi: Em hãy cho biết đặc điểm nổi bật trong nghệ thuật chỉ đạo chiến tranh của Quang Trung là gì?
Trả lời câu hỏi
Đặc điểm nổi bật trong nghệ thuật chỉ đạo chiến tranh của Quang
Trung là đánh bất ngờ, hành quân thần tốc, tiến quân mãnh liệt, tổ chức và chỉ đạo chiến đấu hết sức cơ động.
Câu hỏi: Lập niên biểu hoạt động của phong trào Tây Sơn tù' năm 1771 đến năm 1789.
Trả lời câu hỏi
Thời gian
Sự kiện
- Năm 1771
Ba anh em Nguyễn Nhạc lập căn cứ ở An Khê, Gia Lai, dựng cờ khởi nghĩa chông chính quyền họ Nguyễn.
- Tháng 9-1773
Nghĩa- quân Tây Sơn, hạ phủ thành Quy Nhơn.
- Giữa năm 1774
Nghĩa quân kiểm soát từ Quảng Nam ở phía Bắc đến Bình Thuận ở phía Nam.
- Năm 1776-1783
Nghĩa quân Tây Sơn bôn lần đánh vào Gia Định.
- Năm 1777
Tây Sơn bắt giết chúa Nguyễn, chính quyền họ Nguyễn ở Đàng Trong bị lật đổ.
- Tháng 1-1785
Nguyễn Huệ tiến quân vào Gia Định, chọn khúc sông Tiền từ Rạch Gầm đến Xoài Mút làm trận địa quyết chiến.
- Mùa hè năm
Nguyễn Huệ tiến quân đánh thành Phú Xuân.
1786
- Tháng 6-1786
Quân Tây Sơn tiêu diệt quân Trịnh, giải phóng toàn bộ đất Đàng Trong.
- Giữa năm 1786
Nguyễn Huệ đánh vào Thăng Long. Chúa Trịnh bị bắt, Nguyễn Huệ giao chính quyền ở Đàng Ngoài cho vua Lê.
- Từ cuối năm
Tây Sơn đã tiêu diệt quân Nguyễn ở Đàng Trong và
1786 đến giữa năm 1788
lật đổ chính quyền Lê - Trịnh ở Đàng Ngoài.
- Năm 1788
Nguyễn Huệ lên ngôi hoàng đế.
- Năm 1789
Quang Trung đại phá quân Thanh.