Giải Lịch Sử 7 Bài 3: Cuộc đấu tranh của giai cấp tư sản chống phong kiến thời hậu kì trung đại ở châu Âu

  • Bài 3: Cuộc đấu tranh của giai cấp tư sản chống phong kiến thời hậu kì trung đại ở châu Âu trang 1
  • Bài 3: Cuộc đấu tranh của giai cấp tư sản chống phong kiến thời hậu kì trung đại ở châu Âu trang 2
  • Bài 3: Cuộc đấu tranh của giai cấp tư sản chống phong kiến thời hậu kì trung đại ở châu Âu trang 3
BÀI	CUỘC ĐẤU TRANH CỦA GIAi CẤP Tư SẢN CHỐNG
3	PHONG KIẾN THỜI HẬU KÌ TRUNG ĐẠI ở CHÂU Âu
ĩ. PHONG TRÀO VĂN HÓA PHỤC HƯNG (Thế kỉ XIV - XVII)
Câu hỏi: Vì sao trong thời kỳ trung đại ở châu Ẩu, giai cấp tư sản đứng lên dấu tranh chông lại quý tộc phong kiến?
Trả lời càu hỏi
Trong thời kỳ trung đại ở châu Âu, giai cấp tư sản đứng lên đấu tranh chống lại quý tộc phong kiến vì giai cấp tư sản có thế lực kinh tế, nhưng không có địa vị xã hội, họ luôn bị các thế lực phong kiến kìm hãm, cản trở sự phát triển kinh tế. Do đó để giải quyết mâu thuẫn, giành địa vị xã hội, giai cấp tư sản đứng lên đấu tranh chông chế độ phong kiến.
Câu hỏi: Tại sao giai cấp tư sản lại chọn văn hóa làm cuộc mở đường cho dấu tranh chống phong kiến?
Trả lời câu hỏi
Giai câp tư sản chọn lĩnh vực văn hóa mở đường cho cuộc đấu tranh chông phong kiến là vì những giá trị văn hóa cổ đại sẽ góp phần tác động, tập hợp được đông đảo dân chúng để chông lại phong kiến.
Câu hỏi: Kể tên một sô nhà văn hóa, khoa học tiêu hiểu trong thời kì Van hóa Phục hưng mà em biết.
Trả lời câu hỏi
Trong thời kì văn hóa Phục hưng đã xuất hiện rất nhiều nhà văn hóa, khoa học thiên tài mà người ta thường gọi là “những con người khổng lồ”: như Ra-bơ-le là nhà văn, nhà y học, R. Đê-các-tơ - nhà toán học và nhà triết học xuất sắc, Lê-ô-na đơ Vanh-xi - hoạ sĩ đồng thời là kĩ sư nổi tiếng, N. Cô-péc-ních là nhà thiên văn học, u. sếch-xpia - nhà soạn kịch vĩ đại v.v... Câu hói: Em hãy giới thiệu đôi nét về Lê-ô-na dơ Vanh-xi.
Trả lời câu hỏi
Lê-ô-na dơ Vanh-xi sinh năm 1452 và mất năml519. Mọi từ điển bách khoa, danh nhân, lịch sử thế giới, lịch sử mĩ thuật khi nói đến Lê-ô-na đơ Vanh-xi đều bắt đầu bằng những câu khẳng định: Ông là “một trong những người vĩ đại, ông là linh hồn của thời kì Phục hưng, một nghệ sĩ toàn diện, lỗi lạc, một nhà bác học và phát minh được xem là khuôn mặt ,đặc sắc nhất của thời đại”.
Lê-ô-na dơ Vanh-xi sinh ra ở Thành phố Vanh-xi, gần Phi-ren-xê (I-ta-li-a), xuât thân trong một gia đình trung lưu và đã có sự say mê về hội hoạ ngay từ nhỏ. Tranh của ông thường thiên về mô tả tính cách và hoạt động nội tâm của nhân vật, một số tác phẩm tiêu biểu như: Bữa tiệc cuối cùng, Đức mẹ đồng trinh trong hang đá, Nàng La-giô-công, Ma-đô-na bên cửa sổ.
Câu hỏi: Quan sát bức tranh hỉnh 6 sgk trang 8 “Ma-đô-na bên cửa sổ”, em có nhận xét gì về tài năng nghệ thuật của Lê-ô-na dơ Vanh-xi?
Trả lời câu hỏi
Bức tranh đạt đến sự hài hòa giữa các mảng màu sáng - tối, cùng độ đậm - nhạt, tôn sự nhẹ nhàng, huyền ảo, sinh động đã lột tả được những sâu lắng trong nội tâm của nhân vật. Là người luôn chú ý đên sự cân đôi cùa hình khôi bức tranh, ông đã gọi đây là “linh hồn của hội hoạ”.
Câu hỏi: Qua các tác phẩm của mình, các tác giả thời Phục hứng muốn nói lên điều gì?
Trả lời câu hỏi
Bằng những tác phẩm của mình, họ đã lên án nghiêm khắc Giáo hội
Ki-tô và đả phá trật tự xã hội phong kiến. Giờ đây thần thánh không còn là những nhân vật trung tâm trong các tác phẩm văn học, Kinh thánh của nhà thờ không còn là chân lí. Ngược lại, giá trị chân chính của con người được đề cao; con người phải được tự do phát triển. Văn hóa Phục hưng còn
đề cao khoa học tự nhiên, xây dựng thế giời quan duy vật tiến bộ.	
Câu hỏi: Em hãy cho biết nội dung của phong trào Văn hóa Phục hưng là gì?
Trả lời câu hỏi
Nội dung của phong trào văn hóa Phục hưng:
Phê phán xã hội phong kiên và Giáo hội.
Đề cao giá trị chân chính của con người.
Đề cao khoa học tự nhiên
Xây dựng thế giới quan dụy vật
Câu hỏi: Phong trào Văn hóa Phục hưng có tác dụng như thê nào?
Trả lời câu hỏi
Phong trào Văn hóa Phục hưng không chỉ có vai trò tích cực là phát động quần chúng đấu tranh chống lại xã hội phong kiến mà còn là “cuộc cách mạng tiến bộ vĩ đại”, mở đường cho sự phát triển cao hơn của văn hóa châu Âu và văn hóa nhân loại.
PHONG TRÀO CẢI CÁCH TÔN GIÁO
Câu hỏi: Vì sao xuất hiện phong trào Cải cách tôn giáo?
Trả lời câu hỏi
Trong suốt hơn một nghìn năm, giai cấp phong kiến châu Âu đã lấy Kinh thánh của đạo Ki-tô làm cơ sở tư tưởng chính thông của mình và dựa vào Giáo hội để thông trị nhân dân về mặt tinh thần. Vì thế, giai cấp tư sản đang lên đã coi Giáo hội là một thế lực cản trở bước tiến của họ. Họ đòi thay đổi và “cải cách” tổ chức Giáo hội đó.
Câu hỏi: Ai là ngứời khởi xướng phòng trào cải cách tôn giáo và cho biết nội dung cải cách của ông?
Trả lời câu hỏi
Người khởi xướng phong trào Cải cách tôn giáo là M. Lu-thơ (1483-
1546), một tu sĩ ở Đức. Ông kịch liệt lên án những hành vi tham lam và đồi bại của Giáo Hoàng, chỉ trích mạnh mẽ những giáo lí giả dối của Giáo hội, đòi bãi bỏ những thủ tục, lễ nghi phiền toái, đòi quay về'với giáo lí Ki-tô nguyên thuỷ.
Trong giáo lí của mình, Lu-thơ chủ trương “cứu vớt con người bằng lòng tin” điều đó có nghĩa là phủ nhận vai trò thống trị của Giáo hội.
Câu hỏi: Phong trào cải cách tôn giáo đã có tác động trực tiếp như thê nào đến xã hội chău Ầu thời bấy giờ?
Trả lời câu hỏi
Phong trào cải cách tốn giáo đã nhanh chóng lan rộng sang các nước châu
Âu. Nó tấn công trực tiếp vàó Giáo hội Thiên Chúa và chế độ phong kiến.
Phong trào đã thúc đầy, châm ngòi cho các cuộc khởi nghĩa nông dân, rộng lớn nhất là ở Đức mà sử sách thường gọi là cuộc “chiến tranh nông dân Đức”. Đây có thể coi là cuộc đấu tranh vũ trang đầu tiên của nông dân dưới ngọn cờ của tư sản chống phong kiến ở châu Âu.
Câu hỏi: Em hãy cho biêt thực chât của phong trào văn hóa Phục hưng và phong trào cải cách tôn giáo.
Trả lời câu hỏi
Thực chất của phong trào văn hóa Phục hưng là cuộc đấu tranh công khai đầu tiên của giai cấp tư sản với giai cấp phong kiến đã suy tàn, nó có vai trò tích cực trong việc phát động quần chúng chống lại chế độ cũ.
Các tư tưởng cải cách tôn giáo không tách rời tư tưởng cải cách xã hội và tư tưởng nhân văn (đề cao giá trị con người).
Cả hai' phong trào trên đều tấn công trực tiếp vào giáo hội thiên chúa và chế độ phong kiến, làm bùng nổ các cuộc đấu tranh.