SGK Địa Lí 6 - Bài 13: Địa hình bề mặt Trái Đất (1 tiết)

  • Bài 13: Địa hình bề mặt Trái Đất (1 tiết) trang 1
  • Bài 13: Địa hình bề mặt Trái Đất (1 tiết) trang 2
  • Bài 13: Địa hình bề mặt Trái Đất (1 tiết) trang 3
  • Bài 13: Địa hình bề mặt Trái Đất (1 tiết) trang 4
Sài 13 : ĐỊA HÌNH BÊ MẶT TRÁI ĐÁT
Trên bể mặt Trái Đất có nhiêu dạng địa hình khác nhau. Một trong các dạng dịa hình rất phổ biến là núi. Núi cũng có nhiều loại. Nguôi ta phẫn biệt: núi cao, núi thấp; núi trẻ, núi già; núi đá vôi...
1. NÚI VÀ ĐỌ CAO CÙA NÚI
Núi là một dạng địa hình nhô cao rõ rệt trên mặt đất. Độ cao của núi thường trên 500 m so với mực nước biển, có đinh nhọn, sườn dốc. Chỗ tiếp giáp giữa núi và mặt đất bàng phảng ở xung quanh là chân núi. Sườn núi càng dốc thì đường chân núi biểu hiện càng rỏ.
Phàn loại núi (căn cứ vào độ cao)
Loại núi
Độ cao tuyệt đối
Thấp
Dưới 1.000 m
Trung bình
Từ 1.000 m đến 2.000 m
Cao
Từ 2.000 m trở lén
Hinh 34. Độ cao tuyệt đối và độ cao tương đối
- Quan sát hình 34, hãy cho biết cách tính độ cao tuyệt đối cùa núi (3) khác với cách tính độ cao tương đối (1), (2) cùa núi như thê'nào.
\1
2. NÚI GIÀ, NÚI TRẺ
Ngoài sự phân loại núi theo độ cao, người ta còn phân biệt núi theo thời gian hình thành. Những núi đả được hình thành cách đây hàng trăm triệu năm, đã trải qua các quá trình bào mòn gọi là núi già. Những núi mói được hình thành cách đây khoảng vài chục triệu năm gọi là núi trẻ. Các núi trẻ hiện nay vần còn tiếp tục được nâng cao với tốc độ rất chậm (có khi chi vài xăngtimét trong 100 năm).
Hình 35. Sơ đó núi già, núi tré
- Quan sát hình 35, cho biết : Các đinh núi, sườn núi và thung lũng cùa núi già và núi trẻ khác nhau như thế nào ?
Hình 36. Núi Hỉ-ma-lay-a (châu Á)
ĐỊA HÌNH CÁCXTƠ VÀ CÁC HANG ĐỘNG
Địa hình cácxtơ là loại địa hình đặc biệt của vùng núi đá vôi. Tên loại địa hình này bát nguồn từ tên một vùng núi đá vôi ở vùng Các-xtơ thuộc châu Âu. Các ngọn núi ở đây thuờng lởm chởm, sác nhọn. Nuớc mua có thế thẩm vào các kẽ, các khe, khoét mòn đá tạo thành các hang động rộng và dài trong khối núi. Ví dụ : động Phong Nha ở tỉnh Quảng Bình, động Tam Thanh ở thị xã Lạng Sơn.
Hang động thuờng là nhũng cành đẹp tụ nhiên, hấp dẩn khách du lịch. Điéu làm cho họ thích thú là trong hang động thuờng có nhũng khối thạch nhũ với đủ hình dạng và màu sác.
Hình 37. Núi đá vôi	Hình 38. Hang động và thạch nhủ
- Quan sát hình 38, hãy mô tá lại những gì em nhìn thây trong hang động.
Núi là loại địa hình nổi lên rất cao trên mặt đất, thường có độ cao trên 500 m so với mực nước biển. Núi gổm có ba bộ phận : đỉnh núi, sườn núi và chân núi.
Căn cứ vào độ cao, người ta thường chia ra : núi thấp, núi trung bình và núi cao. Người ta còn chia ra : núi già và núi trẻ - theo thời gian chúng được hình thành.
Địa hình núi đá vôi được gọi là. địa hình cácxtơ. Trong vùng núi đá vôi thường có nhiều hang động đẹp, rất hấp dần khách du lịch.
CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP
Hãy nêu rỏ sự khác biệt giữa cách đo độ cao tuông đối và cách đo độ cao tuyệt đối.
Hãy trình bày sụ phân loại núi theo độ cao.
Núi già và núi trẻ khác nhau ở những điém nào ?
Địa hình núi đá vôi có những đặc điểm gì ?
BÀI ĐỌC THÊM
... Đi thuyền thăm động Phong Nha, chúng ta sẽ vô cùng kinh ngạc và thích thú trước vẻ đẹp lộng lảy, kì ảo của nó. Dưới ánh sáng lung linh của đèn đuốc, các khối thạch nhủ hiện lên đủ hình khối, màu sắc. Có khối hình con gà, con cóc. Có khối xếp thành đốt trúc dựng đứng trên mặt nước. Lại có khối mang hình mâm xôi, cái khánh hoặc hình các tiên ông đang ngồi đánh cờ... Bàn tay tài hoa của Tạo hoá khéo tạo cho các khối thạch nhũ không những chỉ đẹp vê đường nét mà còn rất huyén ảo vé sác màu, một sác màu lóng lánh như kim cương, không bút nào lột tả hết...