SGK Địa Lí 6 - Bài 14: Địa hình bề mặt Trái Đất (tiếp theo) (1 tiết)

  • Bài 14: Địa hình bề mặt Trái Đất (tiếp theo) (1 tiết) trang 1
  • Bài 14: Địa hình bề mặt Trái Đất (tiếp theo) (1 tiết) trang 2
  • Bài 14: Địa hình bề mặt Trái Đất (tiếp theo) (1 tiết) trang 3
Sài, « : ĐỊA HÌNH
BÉ MẶT TRÁI ĐẤT (tiỉp theo)
Trên bề mặt Trái Đất còn có các dạng địa hình khác như: bình nguyên, cao nguyên, đồi... Nếu miền núi là nơi có nguồn tài nguyên phong phú vé lâm, khoáng sản, thì bình nguyên lại là nơi thích hợp cho việc phát triển nông nghiệp.
1. BÌNH NGUYÊN (ĐỔNG BẰNG)
Binh nguyên hay đổng bàng là dạng địa hình thấp, có bé mặt tương đối bàng phầng hoặc hơi gợn sóng. Độ cao tuyệt đối cũa nó thường dưới 200 m, nhưng cũng có những bình nguyên cao gần 500 m. Trên thế giới có nhiều bình nguyên rất rộng, diện tích có khi tới vài triệu kilômét vuông.
Vé nguyên nhân hình thành bình nguyên, người ta phân ra hai loại chính : bình nguyên do băng hà bào mòn và bình nguyên dò phù sa của biến hay cùa các con sông bổi tụ. Người ta thường gọi các bình nguyên bổi tụ ở cửa sông lớn là các châu thổ.
- Hãy tìm trên bản đồ thê'giới đồng băng cùa sông Nin (châu Phi), sông Hoàng Hà (Trung Quốc) và sông Cửu Long (Việt Nam).
Các binh nguyên do phù sa bồi tụ thường bàng phảng, thấp, thuận lọi cho việc tưới tiêu, gieo trổng các loại cây lương thực, thực phầm. Vì vậy, đây cũng là những vùng nông nghiệp trù phú, dân cư đổng đúc.
2. CAO NGUYÊN
- Quan sát hình 40, tìm những điểm giống nhau và khác nhau giũa bình nguyên và cao nguyên.
Cao nguyên
Hình 41 .Bé mặt cao nguyên
Cao nguyên là dạng địa hình thường có độ cao tuyệt đối trên 500 m. Cao nguyên cùng có bé mặt tưong đối bàng phắng hoặc gọn sóng, nhưng có sườn dốc, nhiéu khi dựng đứng thành vách so vói vùng đất xung quanh.
Cao nguyên là noi rất thuận lợi cho việc trồng cây công nghiệp và chăn nuôi gia súc lớn.
ĐỔI
Giữa miên núi và bình nguyên (đổng bàng) thường có một vùng chuyến tiếp, gọi là trung du.
Vùng này có nhiéu đồi. Đồi là một dạng địa hình nhô cao, có đinh tròn, sườn thoải, nhưng độ cao tưong đối của nó thường không quá 200 m. Đói ít .khi đứng riêng lẻ mà thường hay tập trung thành vùng, như vùng đổi ơ các tinh Bác Giang, Thái Nguyên, Phú Thọ v.v...
Bình nguyên (đổng bàng) là dạng địa hình thấp, tương đối bằng phảng, có độ cao tuyệt đối thường dưới 200 m. Bình nguyên bồi tụ ở cửa các con sõng lớn gọi là châu thổ. Bình nguyên thuận lợi cho việc trồng các loại cây lương thực và thực phẩm.
Cao nguyên là dạng địa hình tương đối bàng phầng, có sườn dốc và độ cao tuyệt đổi thường từ 500 m trở lên. Cao nguyên thuận lợi cho việc trổng cây công nghiệp và chăn nuôi gia súc.
Đổi có độ cao tương đối không quá 200 m và thường tập trung thành vùng như vùng đổi trung du ở nước ta.
CÂU HÒI VÀ BÀI TẬP
Bình nguyên có mấy loại ? Tại sao gọi là binh nguyên bồi tụ ?
Tại sao người ta lại xếp cao nguyên vào dạng địa hình mién núi ?
Địa phương nơi em ở có dạng địa hình nào ? Đặc điểm của loại địa hình đó là gì ?
BÀI ĐỌC THÊM
Nước ta có hai đổng bàng lớn là đồng bàng Bác Bộ và đổng bàng Nam Bộ. Hai đông bàng này là những châu thổ được tạo nên do sự bồi tụ phù sa trong hàng vạn năm ở cửa hai con sông lớn là sông Hồng và sông Cửu Long.
Ngoài các đồng bàng nói trên, dọc theo bờ biển Trung Bộ nước ta, cũng có những dải đổng bàng dài, hẹp do phù sa của cả sông và biển láng đọng tạo thành.
Ven các sông, suối miền núi hoặc ở các hồ cũ bị lấp đáy cũng có những đổng bàng nhỏ, hẹp gọi là cánh đổng, như các cánh đồng Điện Biên, Nghĩa Lộ v.v...
Bé mặt đồng bàng phần lớn bàng phảng. Đứng ở đồng bàng, tâm mát có thể nhìn xa đến tận chân trời.