SGK Địa Lí 6 - Bài 2: Bản đồ. Cách vẽ bản đồ (1 tiết)

  • Bài 2: Bản đồ. Cách vẽ bản đồ (1 tiết) trang 1
  • Bài 2: Bản đồ. Cách vẽ bản đồ (1 tiết) trang 2
  • Bài 2: Bản đồ. Cách vẽ bản đồ (1 tiết) trang 3
>Ẵ °
ỄẾ
si
0
c
/
/
)
/
V
o
c
Íồíù, 2 : BẢN ĐỔ.
CÁCH VẼ BÁN ĐỔ
Bản đồ có vai trò rất quan trọng trong nghiên cứu, học tập Địa lí và trong dời sống. Vẽ bản dồ là cách biểu hiện và thu nhỏ hình dạng tuơng đối chính xác về một vùng đất hay toàn bộ bể mặt Trái Đất. Dụa vào bản dồ, chúng ta có thể thu thập dược nhiều thông tin nhu: vị trí, dặc điểm, sụ phàn bố của các dối tượng dịa lí và các mối quan hệ giữa chúng.
VẼ BẢN ĐÔ LÀ BIỂU HIỆN MẶT CONG HÌNH CẨU CỦA TRÁI ĐẤT
LÊN MẶT PHẲNG CỦA GIẤY
Bé mặt Trái Đất là mặt cong, còn bản đồ là mặt phảng. Vì vậy, muốn vẽ được bản đó, người ta phải chiếu các điểm trên mặt cong của Trái Đất hoặc dựa vào các phưong pháp toán học để vẽ chúng lên mặt phảng của giấy.
Nếu ta dàn bé mặt quả Địa Cáu theo các đường kinh tuyến để chuyển thành mặt phảng, thì sẽ có bản đồ như hình 4.
- Quan săt bàn đồ hình 5, cho biết :
+ Bản đồ này khác bàn đồ hình 4 ở chỗ nào ?
+ Vì sao diện tích đào Grơn-len trên bản đồ lại to gân bằng diện tích lục địa Nam Ml ? (Trên thực tể, diện tích đào này có 2 triệu km2, diện tích lục địa Nam Mi là 18 triệu km2).
90°
Hình 5. Bản đó vẽ bé mặt quả Địa Cáu sau khi đã nối những chỗ bị đứt (1. Đảo Grơn-len ; 2. Lục địa Nam Mi)
Như vậy, khi chuyển từ mặt cong ra mặt phẳng, các vùng đất biểu hiện trên bản đồ đéu có sự biến dạng nhất định, so với hình dạng thực trên bé mặt Trái Đất. Tuỳ theo các cách chiếu đồ khác nhau, mà chúng ta có các bàn đổ khác nhau.
- Hãy nhận xét sự khác nhau vể hình dạng các đường kinh, vĩ tuyến ờ các bản đồ hình 5,6,7.
Hình 6. Bán đổ có các đường kinh tuyến chụm ở cực
Hình 7. Bản đồ nửa cáu
Các vùng đất được biếu hiện trên bản đô có thể đúng diện tích, nhưng sai hình dạng, hoặc đúng hình dạng, nhưng sai diện tích v.v... Khu vục càng xa trung tâm chiếu đồ, thì sụ biến dạng càng rõ rệt. Vì vậy, người sử dụng bản đó phải biết ưu điếm và hạn chế cúa từng loại bán đổ, để biết cách sử dụng cho phù hợp vói mục đích của mình.
THU THẬP THÔNG TIN VÀ DÙNG CÁC KÍ HIỆU ĐẾ THẾ HIỆN CÁC ĐÔÌ TUỰNG ĐỊA Lí TRÊN BẢN Đố
Trước đây, muốn vẽ bản đồ vé một vùng đất nào, người ta thường phải đến tận nơi đo đạc, tính toán, ghi chép đặc điếm các đối tượng đé có đáy đủ thông tin vé vùng đất đó. Ngày nay để vẽ bản đô, người ta đã sử dụng cả ảnh hàng không và ảnh vệ tinh.
Khi đã có đủ thông tin, người vẽ bản đồ còn phải tính tỉ lệ, lựa chọn các kí hiệu để thể hiện các đối tượng đó trên bản đồ.
Bản đồ là hình vẽ thu nhỏ tương đối chính xác vé một khu vực hay toàn bộ bé mặt Trái Đất.
Vẽ bản đồ là chuyên mặt cong cùa Trái Đất ra mặt phảng của giấy. Người ta phải thư thập thông tin vé các đối tượng địa lí, rồi dùng các kí hiệu để thể hiện chúng lên bản đỗ. Các vùng đất được vẽ trên bản đổ ít nhiều đêu có sự biến dạng so với thực tế, có loại đúng diện tích nhưng sai hình dạng và ngược lại. Do đó, tuỳ theo yêu cầu mà người ta sử dụng các phương pháp chiếu đồ khác nhau.
CÂU HÔI VÀ BÀI TẬP
Bản đồ là gì ? Bản đồ có vai trò như thế nào trong việc giảng dạy và học tập Địa lí ?
Tại sao các nhà hàng hải hay dùng bản đổ có kinh tuyến, vĩ tuyến là những đường thảng ?
Đề vẽ được bản đó, người ta phải lần lượt làm những công việc gì ?
3-ĐỊALl 6-A
11