SGK Địa Lí 6 - Bài 24: Biển và đại dương (1 tiết)

  • Bài 24: Biển và đại dương (1 tiết) trang 1
  • Bài 24: Biển và đại dương (1 tiết) trang 2
  • Bài 24: Biển và đại dương (1 tiết) trang 3
â&iti, 2+ : BIỂN VÀ ĐẠI DƯƠNG
Nước trên Trái Đất chủ yếu là nước mặn (chiếm gẩn 97 % toàn bộ khối nước trên Trái Đất), được phàn bố trong các biển và đại dương. Nước trong các biển và đại dương lưu thông với nhau và luôn luôn vận động, tạo ra các hiện tượng: sóng, thưỷ triều và cấc dòng biển.
Độ MUỐI CỦA NƯỚC BIẾN VÀ ĐẠI DƯƠNG
Nước biến và các đại dương có độ muối trung bình là 35%O. Độ muối đó là do nước sông hoà tan các loại muối từ đất, đá trong lục địa đưa ra. Lượng muối này, nếu đem rải đều trên bé mặt các lục địa, thì sẽ được một lớp muối dày khoảng 153 m. Độ muối của nước trong các biến không giống nhau, tuỳ thuộc vào nguồn nước sông chảy vào nhiều hay ít và độ bốc hơi lớn hay nhỏ. Độ muối của biến nước ta là 33%ỡ, nước biển Ban-tích là 10%o đến 15%0 (biển ở đây vừa kín, vừa có nguồn nước sông phong phú). Độ muối cùa nước biến Hổng Hái lên tới 41 %0 (biển này ít có sông chảy vào, độ bốc hơi lại rất cao).
- Hãy tìm trên bán đồ thê'giới biển Ban-tich (châu Ầu), biền Hồng Hài hay Biền Đò (giữa châu Á và châu Phi).
Sự VẬN ĐỘNG CỦA NƯỨC BIÊN VÀ ĐẠI DƯƠNG
Nước biển và đại dương có ba sự vận động là : sóng, thuý triếu và dòng biến.
Hình 61. Sóng biến
Sóng : Mặt biến không bao giờ yên tĩnh.
Nước luôn luôn nhấp nhô, dao động, ơ bờ biển, người ta thấy sóng từ ngoài khơi xô vào bờ, nhưng thực ra, nước không chuyến động theo chiéu ngang mà chỉ dao động tại chỏ. Sóng biến được sinh ra chủ yếu nhờ gió. Gió nhẹ, mặt nước lăn tản, gió càng mạnh, sóng càng lớn. Sóng thường chi có ở trong lớp nước trên mặt biến, ơ dưới
sâu quá 30 m, nước biến lại yên tỉnh. Động đất ngầm dưới đáy biến cũng sinh ra những con sóng cao vài chục mét, gọi là sóng thần. Chúng có thế quăng những con tàu lớn lên bờ, phá huỷ nhà cứa và cuốn cả người và vật ra biển.
Thuỷ triều : Nước biến có lúc dâng lên, lấn sâu vào đất liền, có lúc lại rút xuống, lùi tít ra xa. Hiện tượng đó gọi là nước triều hay thủy triều.
- Quan sát các hình 62, 63, nhận xét sự thay đổi cùa ngấn nước biến ờ ven bờ.
Hình 62. Thuỷ triều xuống ờ bãi biền	Hình 63. Thuỷ triéu lẽn ở bãi bién
Theo đúng quy luật, mỗi ngày thuỷ triều lên, xuống hai lần {bán nhật triều), nhưng ò nhiều noi do những nguyên nhân phức tạp, thuỷ triéu chỉ lên xuống đéu đặn mỗi ngày một lán {nhật triều), hoặc không đéu (có ngày một lần, có ngày hai lần). Ỏ nước ta, có cả ba loại thuỷ triều.
Hàng tháng, có hai lân thuỷ triéu dao động nhiéu nhất vào ngày trăng tròn (giữa tháng) và ngày không trăng (đâu tháng). Đó là ngày triều cường. Ngược lại, củng có những ngày (trăng lưỡi liêm đâu tháng và trăng lười liếm cuối tháng), thuỷ triéu dao động ít nhất. Người ta gọi các ngày này là ngày triều kém. Như vậy, thuỷ triều có quan hệ chặt chẽ vói vòng quay của Mặt Trăng quanh Trái Đất. Chính sức hút của Mặt Trăng và một phân của Mặt Trời đã làm cho nước các biến và đại dưong có sự vận động lên - xuống sinh ra thuỷ triéu trong ngày và những thời kì triều cường, triều kém trong tháng.
Ngày nay, người ta đã có thể tính được mực nước thuỷ triều hàng ngày, hàng tháng đế phục vụ cho các ngành hàng hải, đánh cá và sản xuất muối...
Các dòng biển : Trong các biến và đại dưong có những dòng nước chảy giống nhiỊ những dòng sông trên lục địa. Đó là các dòng biển hay còn gọi là hải lưu. Các dòng biển đều chuyển động theo quy luật và chịu ảnh hưởng chủ yếu của các loại gió thổi thường xuyên trên Trái Đất, như Tín phong và gió Tây ôn đới... Có hai loại dòng biển : dòng biển nóng và dòng biển lạnh. Nóng hay lạnh là tuỳ theo nhiệt độ của nước trong dòng biển so vói nhiệt độ của nước biển xung quanh.
Các dòng biển có ảnh hưởng rất lớn đến khí hậu của những vùng đất ven biển mà chúng chày qua. Ngoài ra, nhùng noi gặp gỡ của các dòng biển nóng và lạnh, cũng là những noi có nguồn cá biến rát phong phú.
180° 120° 60° 0° 60° 120° 180°
Hình 64. Bản đổ các dòng biền trong Đại dượng Thế giới
Các biển và đại dương trên Trái Đất đêu thông với nhau. Độ muối trung bình của nước biển lá 35%O.
Nước biển có ba hình thức vận động : sóng, thuỷ triéu và dòng biển. Gió là nguyên nhân chính sinh ra sóng và các dòng biển, còn nguyên nhân sinh ra thuỷ triều là sức hút của Mặt Trăng và Mặt Trời.
Các dòng biển có ảnh hưởng rất lớn đến khí hậu các vùng ven biển, mà chúng chảy qua.
CÂU HÒI VÀ BÀI TẬP
Vì sao độ muối của các biển và đại dương lại khác nhau ?
Hãy nêu nguyên nhân của hiện tượng thuỷ triều trên Trái Đất.
Tại sao các dòng biền lại có ảnh hưởng lớn đến khí hậu của các vùng đất ven biển mà chúng chảy qua ?
BÀI ĐỌC THÊM
Nước trong đại dương được chia thành những tâng, tuỳ theo mức độ ánh sáng mặt trời rọi được xuống và theo nhiệt độ của nước, ơ tâng có ánh sáng, nước rất sáng và nhiệt độ thay đổi theo mùa. Dưới tầng này là tâng trung gian, nàm ở độ sâu tối đa mà ánh sáng có thể chiếu tới. Nhiệt độ ở đây tụt nhanh theo độ sâu, còn khoảng 5°c. Sâu hơn nữa là tâng biển đen, nhiệt độ tụt xuống còn 1°C-2°C. Cuối cùng là tâng đáy bién thảm.