SGK Sinh Học 6 - Bài 19: Đặc điểm bên ngoài của lá

  • Bài 19: Đặc điểm bên ngoài của lá trang 1
  • Bài 19: Đặc điểm bên ngoài của lá trang 2
  • Bài 19: Đặc điểm bên ngoài của lá trang 3
  • Bài 19: Đặc điểm bên ngoài của lá trang 4
Hình 19.1. Các hộ phận của lá
Bài 19 DẶC ĐIỂM BẼN NGOÀI CỦA LÁ
Lá là cơ quan sinh dưỡng của cây. Vậy lá có những đặc điểm gì ?
Xem H.19.1, cho biết tên các bộ phận của lá.
Trả lời câu hởi : chức năng quan trọng nhất của lá là gì ?
Lá có nhận được ánh sáng mới thực hiện được chức năng này. Vậy những đặc điểm nào giúp lá nhận được nhiều ánh sáng ?
Đặc điểm bên ngoài của lá
Phiến lá
Quan sát các lá có trong H.19.2 hoặc các lá đã mang đến lớp.
- Nhận xét hình dạng, kích thước, màu sắc của phiến lá, diện tích bề mặt của phần phiến so với cuông.
Hình 19.2. Lá của một số loại cây
1. Lá trúc đào ; 2. Lá rau muống ; 3. Lá rau ngót; 4. Lá địa lan ;
5. Lá kinh giới ; 6. Lá lốt; 7. Lá xương sông ; 8. Lá rau má ; 9. Lá sen
Tìm những điểm giống nhau của phần phiến các loại lá.
Những điểm giống nhau đó có tác dụng gì đôi với việc thu nhận ánh sáng của lá ?
Gân lá
Lật mặt dưới của lá sẽ nhìn rõ được gân lá. Quan sát H.19.3 ta có thể phân biệt ba kiểu gân chính : gân hình mạng, gân song song và gân hình cung.
Gân hình mạng (lá gai) Gân song song (lá rẻ quạt) Hình 19.3. Các kiểu gân lá
Gân hình cung (lá địa liền)
Hãy tìm ba loại lá có kiểu gân khác nhau.
Lá đơn và lá kép
Một lá mồng tơi Lá đơn (lá mồng tơi)
Lá kép (lá hoa hồng Hình 19.4. Lá đơn và lá kép
Quan sát H.19.4 ta có thê phân biệt lá đơn và lá kép bằng các đặc điểm sau :
Lá đơn, ví dụ lá mồng tơi" có cuống nằm ngay dưới chồi nách, mỗi cuống chỉ mang một phiến, cả cuống và phiến rụng cùng một lúc.
Lá kép, ví dụ lá hoa hồng: có cuông chính phân nhánh thành nhiều cuống cọn, mồi cuông con mang một phiến (gọi là lá chét), chồi nách chỉ có ở phía trên cuống chính, không có ở cuông con, thường thì lá chét rụng trước, cuống chính rụng sau.
Hãy chọn một lá đơn và một lá kép trong sô các lá đã mang đến lớp.
2. Các kiểu xếp lá trên thân và cành
Mọc cách (lá cây dâu) Mọc đối (lá cây dừa cạn) Mọc vòng (lá cây dây huỳnh)
Hình 19.5. Các kiểu xếp lá trên thân và cành Quan sát H. 19.5 và 3 vật mẫu thật về các kiểu xếp lá trên thân và cành.
- Hãy điền vào bảng dưới đây những thông tin mà em biết:
STT
Tên cây
Kiểu xếp lá trên cây
Có mấy lá mọc từ một mấu thân
Kiểu xếp lá
3
- Lần lượt cầm 3 cành đã quan sát lên, nhìn từ trên ngọn cành xuống, từ các phía khác nhau vào cành, có nhận xét gì về cách bô trí của các lá ở mấu thân trên so với các lá ở mấu thân dưới ?
Trả lời câu hỏi :
+ Có mấy kiểu xếp lá trên thân, cành ? Là những kiểu nào ?
+ Cách bô trí của lá ở các mâu thân có- lợi gì cho việc nhận ánh sáng của các lá trên cây ?
Lá gồm có phiến và cuống, trên phiến có nhỉêu gân. Phỉến lá màu lục, clạng bản dẹt, là phần rộng nhất cùa lá, gỉúp hứng đĩĩợc nhiều ánh sáng. Có ba kỉểu gân lá: hỉnh mạng, song song và hĩnh cung.
Có haỉ nhóm lá chính : lá đon và lá kép.
Lá xếp trên cây theo ba kiểu : mọc cách, mọc đóỉ, mọc vòng. Lá trên các máu thân xếp so le nhau gỉúp lá nhận đuợc nhiêu ánh sáng.
£^âu hói
Lá có những đặc điểm bên ngoài và cách sắp xếp trên cây như thế nào giúp nó nhận được nhiều ánh sáng ?
Hãy cho ví dụ về ba kiểu xếp lá trên cây.
3*. Những đặc điểm nào chứng tỏ lá rất đa dạng ?
jjài tập
Lấy tất cả các lá đã mang đến lớp về nhà ép vào giữa những tờ báo cho đến khi lá héo tái đi. Dùng băng dính đính lá vào một tờ bìa rồi tiếp tục phơi cho khô đê làm tập bách thảo. Nhớ ghi chú vào mồi lá : tên lá, kiểu gân, thuộc loại lá đơn hay kép, kiểu xếp lá trên thân, cành.
j m có biết £
Cây nong tằm (nguồn gốc Nam Mĩ) có lá rất lớn hình tròn, mép lá cong lên, nổi trên mặt nước, một em bé khoảng 2-3 tuổi có thê đứng lên trên mà không bị chìm.
Cây bòng bong mọc dại ở các bụi rậm, lá rất dài mà người ta thường gọi là dây, có thể dài tới hàng chục mét. Bòng bong là cây không có hoa.