SGK Sinh Học 6 - Bài 37: Tảo

  • Bài 37: Tảo trang 1
  • Bài 37: Tảo trang 2
  • Bài 37: Tảo trang 3
s
Bái 37	TÀO' Gần đây, một sô nhà khoa học có xu hướng tách tảo ra khỏi nhóm Thực vật.
’
Trên mặt nước ao, hồ thường có váng màu lục hoặc màu vàng. Váng đó do những cơ thể thực vật rất nhó bé là tảo tạo nên. Tảo còn gồm những cơ thế lớn hơn, sông ớ nước ngọt hoặc nước mặn.
Cấu tạo của tảo
a) Quan sát táo xoàn (tao nước ngọt)
□ Lấy táo xoắn trong các mương rãnh, ruộng lúa nước, chồ nước đọng và nông. Tìm những búi sợi màu lục tưoi, manh như tơ, sờ tay vào thấy trơn, nhói.
▼ Bằng mắt thường hãy chú ý đến màu sắc và kích thước cũa sợi tao. Sau đó hãy quan sát kĩ H.37.1 (phóng đại qua kính hiến vi một phần sợi tảo). Nêu nhận xét vê hình dạng và cấu tạo cúa tao xoắn.
□ - Sợi tảo xoắn có màu lục là nhờ có thể màu chứa chất diệp lục.
Hình 37.1. Hình dụng và cấu tạo tê'hào một phần sợi táo xoắn
1. Thế màu ;2. Vách tế hào ;3. Nhân tê'bào
- Tảo xoắn sinh san sinh dường bằng cách đứt ra từng đoạn sợi thành những tào mới. Nó cũng có thê sinh sán băng cách kết họp giữa hai tế bào gần nhau thành hợp tứ, từ đó cho ra sợi tao mới.
b) Quan sát rong mơ (táo nước mặn)
□ Rong mơ gặp O' vùng ven biển .nhiệt đới như nước ta. Chúng thường sống thành từng đám lớn, bám vào đá hoặc san hô nhờ giá bám 0' gốc.
Hình 37.2. Một đoạn rong mơ
▼ Quan sát một đoạn rong mơ trên mâu thật hoặc qua hình vẽ (H.37.2). Nhận xét đặc diêm cua rong mơ.
Rong mơ có màu nâu vì trong tê bào ngoài chất diệp lục còn có chất màu phụ màu nâu.
Ngoài sinh sản sinh dưỡng, rong mơ còn sinh sàn hữu tính (kết hợp giữa tinh trùng và noãn cầu).
Một vài tảo khác thường gặp
Tảo đơn bào : (xem H.37.3)
Tảo đa bào : (xem H.37.4)
Hình 37.3. 7. Tảo tiểu câu (ở nước ngọt) ; 2. Tdo silic (ở nước ngọt)
Hình 37.4. 1. Tảo vòng (ở nước ngọt) ; 2. Rau diếp biển (ở nước mặn) ; 3. Rau câu (ỏ nước mặn) ; 4. Táo sừng hươu (ở nước mặn)
□ Dù là đơn bào hay đa bào, cơ thể của tảo chưa có thân, rễ, lá thật sự (mặc dầu về hình thái đôi khi có thê có dạng giống thân, lá), bên trong chưa phân hoá thành các loại mô điên hình.
Vai trò của tảo
Cùng với các thực vật ở nước, khi quang họp tảo thải ra khí ôxi giúp cho sự hô hấp của các động vật ở nước.
Những tảo nhỏ sống trôi nổi là nguồn thức ăn của cá và nhiều động vật ở nước khác.
Táo có thể dùng làm thức ăn cho người và gia súc, ví dụ : táo tiểu cầu (có nhiều chất đạm và một ít vitamin c, B]2), rau diếp biên, rau câu,...
Một sô tảo được dùng làm phân bón, làm thuốc, nguyên liệu dùng trong công nghiệp như làm giấy, hồ dán, thuốc nhuộm,...
Tảo cũng có thê gây hại: một sô tảo đon bào sinh sản quá nhanh gây hiện tượng "nước nở hoa", khi chết làm cho nước bị nhiễm bẩn làm chết cá ; tào xoắn, táo vòng khi sống ở ruộng lúa nước có thể quấn lây gốc cây làm lúa khó đẻ nhánh.
Tào là nhũng sinh vật mà co thể gồm một hoặc nhiêu tế bào, câu tạo rất đon giản, có màu khác nhau và luôn luồn có chát dỉệp lục. Háu hết tảo Sống ở nước.
Vai trò cùa tào: góp phân cung cấp ôxỉ và thúc dn cho các động vật ờ nuớc. Một số tào Cũng đuợc dùng làm thức ăn cho người và gia sức, làm thuốc,... Bên cạnh dó một số trường hợp tào cũng gây hại.
MiZ-
Nêu đặc điểm cấu tạo của tảo xoắn và rong mơ. Giữa chúng có những điểm gì khác nhau và điểm gì giông nhau ?
Tại sao không thể coi rong mơ như một cây xanh thật sự ?
Sau khi tìm hiểu một vài tảo, em có nhận xét gì về tảo nói chung ? (phân bố. cấu tạo).
Đánh dâu / vào □ cho ý trả lời đúng trong câu sau :
Tảo là thực vật bậc thấp vì :
Cơ thể có câu tạo đơn bào
Sông ở nước
Chưa có thân, rễ, lá thật sự.
Quan sát bằng mắt thường một cốc nước máy hoặc nước mưa và một cốc nước ao hoặc nước hồ lấy ở trên mặt, chồ có nhiều váng càng tốt, em thấy có gì khác nhau về màu nước. Giải thích ?
j m c6 biết f
Một vài tảo biển có kích thước khống lồ, cơ thể có thể dài tới hàng chục, thậm chí hàng trăm mét, ví dụ : tảo lá dẹp sống ở biến ôn đới (H.37.5), có thế tập
trung thành đám lớn.	Hình 37.5 ■ Tảo lá dẹp