SGK Sinh Học 6 - Bài 52: Địa y

  • Bài 52: Địa y trang 1
  • Bài 52: Địa y trang 2
Nêu đê ý nhìn trên thân các cây gô ta thây có những mảng vảy màu xanh xám bám chặt vào vo cây. Đó chính là địa y. Vậy địa y là gì ?
Quan sát hình dạng, câu tạo
Dùng tay hoặc mùi dao tách những vay địa y bám trên thân cây, hoặc cắt mảnh vỏ cây có những mảng địa y bám chặt. Ở miền núi có thể gặp trên thân một số cây nhũng địa y có hình sợi phân nhánh như cành cây.
Quan sát hình dạng bên ngoài nhùng mẫu địa y đã thu được, đôi chiếu với
H.52.Ỉ và cho nhận xét về hình dạng bên ngoài của địa y.
Quan sát H.52.2 có nhận xét gì về thành phần câu tạo của địa y ?
Hình 52.1. Các dạng dịa ỵ
Địa y hình vảy ;
Địa y hình cành.
Hình 52.2. Cấu tạo trong của địa y
1. Tảo ; 2. Sợi nấm
□ Địa y là một dạng đặc biệt được hình thành do sự chung sống giữa một số loại tảo và nấm. Các sợi nấm hút nước và muôi khoáng cung cấp cho tảo. Tảo nhờ có chất diệp lục, sú' dụng chúng để chế tạo thành chất hữu cơ nuôi sông cả hai bên. Trong cuộc sống chung này tảo và nấm đều có vai trò nhất định, không bên nào lệ thuộc hoàn toàn vào bên nào. Hình thức sông đó gọi là cộng sinh.
về hình dạng bên ngoài, địa y có thể hình vảy, đó là những bản mỏng, dính chặt vào vỏ cây, hoặc hình cành, trông giông một cành cây nhỏ phân nhánh, cũng có khi như một búi sợi mắc vào cành cây.
Cấu tạo trong của địa y gồm những tế bào tảo màu xanh nằm xen lẫn với những sợi nấm chằng chịt không màu
Vai trò
Vì địa y rất phổ biến trong thiên nhiên và sống được ở những nơi khô cằn nên chúng đóng vai trò "tiên phong mở đường". Chúng phân huỷ đá thành đất và khi chết đi tạo thành một lớp mùn làm thức ăn cho các thực vật khác đến sau.
Một sô địa y là thức ăn chủ yếu của loài hươu ở Bắc Cực.
Ngoài ra người ta còn dùng địa y để chế rượu, nước hoa, phẩm nhuộm và làm thuốc.
Địa y là dạng sỉnh vật đặc biệt gồm tảo và nám cộng sinh, thuờng sống bám trên thân các cây gỗ hoặc trên đá.
Địa y đóng vaỉ trò trong việc tạo thànli đát và cũng có gỉá trị kỉnh tế.
àu hói f
Địa y có những hình dạng nào ? Chúng mọc ở đâu ?
Thành phần cấu tạo của địa y gồm những gì ?
Vai trò cúa địa y như thê nào ?
Chúng ta đã quan sát, nghiên cứu các cơ quan : rễ, thân, lá, hoa, quả, hạt của thực vật có hoa. Quan sát nghiên cứu các nhóm sinh vật có câu tạo từ đơn giản đến phức tạp, nhưng chúng ta chưa quan sát chúng trong thiên nhiên, chưa biết chúng phân bố như thê nào và thích nghi ra sao trong các điều kiện sống cụ thể.
Buổi tham quan thiên nhiên sẽ giúp các em củng cô và mở rộng kiến thức về tính đa dạng và thích nghi của thực vật trong những điều kiện sống cụ thể của môi trường. Qua quan sát, nhận xét thực vật trong thiên nhiên, các em sẽ yêu quý và bảo vệ thực vật, say mê nghiên cứu tìm hiểu thê giới thực vật đa dạng và phong phú.