SGK Sinh Học 6 - Bài 53: Tham quan thiên nhiên

  • Bài 53: Tham quan thiên nhiên trang 1
  • Bài 53: Tham quan thiên nhiên trang 2
  • Bài 53: Tham quan thiên nhiên trang 3
  • Bài 53: Tham quan thiên nhiên trang 4
I - CHUẨN BỊ CHO BUổI THAM QUAN THIÊN NHIÊN
Địa điểm
Địa điểm tham quan thiên nhiên gần trường như : vườn cây, vườn rau, đổng ruộng, ao, hồ, công viên, vườn hoa thành phố,...
Tuỳ địa phương có thể quan sát các cây trong rừng, trên đồi, núi, rừng ngập mặn hay những thực vật mọc dưới chân núi gần bờ biển,...
Chuẩn bị
a) Mỗi học sinh cần chuẩn bị
Ôn tập kiến thức : ôn lại những kiến thức đã học trong sách giáo khoa.
Dụng cụ cá nhân : bút, sổ, mũ (nón), áo mưa.
Kẻ sằn bảng sau :
STT
Tên cây thường gọi
Nơi
mọc
Môi trường sống (địa hình, đất đai, nắng gió, độ ẩm,...)
Đặc điểm hình thái của cây (thân, lá, hoa, quả)
Nhóm thực vật
Nhận xét
1
2
3
...
b) Mỗi nhóm học sinh chuẩn bị
- Bay đào đất.	- Kéo cắt cây
Kim mũi mác
Túi nilông trong (túi pôliêtilen )
Kính lúp cầm tay.
Máy ảnh (nếu có)
Một số nhãn bằng giấy trắng (5cm X 8cm), buộc chỉ một đầu, ghi sẵn :
Kẹp ép tiêu bản •
Vợt thuỷ sinh
Panh
Tên cây :	
Địa điểm lây mẫu :	
Môi trường :	
Ngày lây mẫu :	
Người lây mầu :	
II - NỘI DUNG BUỔI THAM QUAN THIÊN NHIÊN
1. Quan sát ngoài thiên nhiên
Quan sát theo nhóm.
Tất cả các nhóm đều quan sát nội dung a) và b) và làm nội đung g)
Các nội dung còn lại tự chọn hoặc theo sự phân công của lớp.
a) Quan sát hình thái của thực vật, nhận xét đặc điểm thích nghỉ của thực vật với môi trường
Quan sát một sô thực vật: rêu, dương xỉ, một sô cây Hạt trần như thông, tùng, trắc bách diệp,...
Quan sát cây thuộc ngành Hạt kín, chú ý quan sát rề. thân, lá, hoa, quả. Tìm những điểm khác nhau giữa cây thuộc lớp Một lá mầm và cây thuộc lớp Hai lá mầm.
Quan sát hình thái một sổ cây mọc trên mặt nước như bèo, rau muông,...; mọc trong nước như sen, súng, rong đuôi chỏ.... So sánh chúng với cây trên cạn, từ đó tìm đặc điểm thích nghi của thực vật với môi trường nước.
b) Nhận dạng thực vật, xếp chúng vào nhóm
Xác định : nấm, địa y không phai là thực vật.
Nhận dạng và xác định tên một sô cây quen thuộc (tên thường gọi).
Vị trí phân loại (tới ngành, lớp) cua những thực vật quan sát được ở trên mặt đất, nước.
Quan sát biến dạng của rẻ, thán, lá
Quan sát hình thái của một số cây có rễ, hoặc thân, lá biên dạng.
Nhận xét môi trường sông của những loại cây đó.
Nhận xét về sự thay đối chức năng của các cơ quan biến dạng.
Ví dụ : cây xương rồng, sống nơi khô hạn. Có lá biến dạng thành gai giúp cây hạn chê sự thoát hơi nước ; thân màu xanh, mọng nước làm chức năng quang hợp thay lá và dự trừ nước.
Quan sát, nhận xét mối quan hệ giữa thực vật với thực vật và giữa thực vật với động vật
Quan sát hiện tượng cây mọc trên cây.
Quan sát hiện tượng “cây bóp cố”.
Quan sát thực vật sông kí sinh như tầm gửi, dây tơ hồng.
Quan sát: sự thụ phân nhờ sâu bọ, chim làm tổ trên cây...
Nhận xét quan hệ giữa thực vật với thực vật và thực vật với động vật.
Nhận xét về sự phán bô' của thực vật trong khu vực tham quan
Sô loài thực vật nào nhiều, sô loài nào ít ?
Sô lượng thực vật Hạt kín so với các ngành khác ? .
Sô lượng cây trồng so với cây hoang dại ? g) Thu thập vật mẫu
Giáo viên hướng dần học sinh các nhóm thu thập vật mẫu trên nguyên tắc báo vệ thực vật:
Chi được thu hái những vật mầu cho phép với sổ lượng ít.
Thu hái vật mầu theo nhóm.
Lây vật mầu nào, phải ép ngay vào kẹp ép cây không để bị hư hởng.
(Để bảo vệ cây cối, tuyệt đối không dược nhổ cây, húi hoa bẻ cành trong công viên, vườn hoa. vườn cây. Phải chọn lọc khi thu hái mẫu, chỉ lấy mẫu ở những cây mọc dại).
Ghi chép
Ghi chép ngay những điều đã quan sát được.
Thống kê vào bảng kẻ sẵn.
Khi thu hái mầu, ghi nhãn, buộc vào cây trước khi ép cây đê tránh nhầm lẫn.
Báo cáo buổi tham quan
Các nhóm báo cáo kết quả quan sát và những nhận xét của nhóm mình trước lớp.
Những nội dung chung mà cả lóp phải thực hiện (nội dung 1, 2).
Những nội dung mà nhóm được phân công.
Những kết quả thu thập vật mẫu.
Những thắc mắc cua nhóm chưa giải quyết được.
- BÀI TẬP VỂ NHÀ
Hoàn thiện bảng (đã chuẩn bị khi đi tham quan thiên nhiên).
Tập làm mẫu cây khô.
Dùng mầu đã thu hái được trong buổi tham quan thiên nhiên để làm mẫu cây khô.
Yêu cầu mẫu cây : với cây gỗ chọn cành vừa phải, có đủ hoa, quả, lá không bị sâu, không rách ; với những cây nhỏ như dương xi, cỏ dại,... thì đào cả rễ, rũ sạch đất.
Cách tiến hành : đặt ngay ngắn mẫu cây lên nửa tờ giây báo đã gấp đôi, gấp tờ báo lại.
xếp các mẫu vào trong cặp ép cây.
Cặp ép cây làm bằng những thanh gỗ hoặc thanh tre, nứa ghép lại thành một khung mắt cáo (30cm X 45cm). Ghép các thanh bằng dây thép hoặc đinh nhỏ.
Dùng dây vải buộc chặt kẹp ép cây. Nén cặp dưới vật nặng rồi đem phơi nắng hoặc sấy cho đến khô.
Hằng ngày thay giấy báo. Sau 1-2 ngày không phải nén cặp bằng vật nặng nữa.
Sau khi mầu cây khô, lấy mẫu ra đặt lên tờ bìa trắng, dùng kim chi hoặc băng dính đính chặt cây vào tờ bìa. Dán nhãn vào một góc.
(Các em cũng có thê làm theo cách : sau khi thu hái mẫu, xếp vào cặp ép cây, mang về nhà, nếu có bàn là thì là các mầu cây cho đến khô rồi gắn vào tờ bìa, dán nhãn.
Chú ý không đê bàn là quá nóng, phải là nhiều lần để cây khô dần).