SGK Sinh Học 6 - Bài 35: Những điều kiện cần cho hạt nảy mầm

  • Bài 35: Những điều kiện cần cho hạt nảy mầm trang 1
  • Bài 35: Những điều kiện cần cho hạt nảy mầm trang 2
  • Bài 35: Những điều kiện cần cho hạt nảy mầm trang 3
Bài 35 NHỮNG ĐIÊU KIỆN CẦN CHO HẠT NÁY MẨM
Hạt giông sau khi thu hoạch được phơi khô và bảo quản cần thận, có thể giữ trong một thời gian dài mà không có gì thay đổi. Nhung nêu đem gieo hạt đó vào đất thoáng và ẩm hoặc tưới ít nước thì hạt sẽ nảy mầm.
Vậy hạt nảy mầm cần những điều kiện gì ? Muôn biết được điều đó hãy làm một số thí nghiệm sau :
Thí nghiệm về những điều kiện cần cho hạt nảy mầm
Thí nghiệm ỉ (làm trước ở nhà)
Chọn một sô hạt đồ tốt, khô, bỏ vào 3 cốc thuỷ tinh, mỗi cốc 10 hạt, cốc 1 không bỏ gì thêm, cốc 2 đổ nước cho ngập hạt khoảng 6-7 cm, cốc 3 lót xuống dưới những hạt đồ một lóp bòng ẩm rồi đê cả 3 cốc ở chồ mát (H.35).
Cốc 1
Côc 2
Cốc 3
Hình 35. Thí nghiệm về điều kiện cẩn cho hạt nảy mầm
- Sau 3-4 ngày, đêm số hạt nảy mầm ờ mồi cốc, viết kết quả của thí nghiệm vào bảng sau :
STT
Điều kiện thí nghiệm
Kết quả thí nghiệm (sô hạt nảy mầm)
Cốc 1
10 hạt đồ đen để khô
Cốc 2
10 hạt đồ đen ngâm ngập trong nước
Cốc 3
10 hạt đỗ đen đê trên bông ẩm
Từ bảng trên, hãy suy nghĩ đê tra lời câu hoi :
+ Hạt đồ ở cốc nào đã nảy mầm ?
+ Giải thích vì sao hạt đồ ở các cốc khác không nảy mầm được ?
+ Kết quả cùa thí nghiệm cho ta biết hạt nay mầm cần những điều kiện gì ?
Qua kết quả của thí nghiệm trên, ta biết được hai điều kiện cần cho hạt nảy mầm, muôn biết hạt nảy mầm còn cần thêm điều kiện nào nữa, ta tiếp tục tìm hiểu thí nghiệm 2.
Thí nghiệm 2 :
▼ - Làm một cốc thí nghiệm có những điều kiện giông cốc sô 3 trong thí nghiệm 1, rồi để trong hộp xốp đựng nước đá. Quan sát kết quả sau 3-4 ngày.
Trả lời câu hoi :
+ Hạt đồ trong cốc thí nghiệm này có nảy mầm được không ? Vì sao ?
+ Ngoài điểu kiện đủ nước, đủ không khí, hạt này mầm còn cần điều kiện nào nữa ?
- Những thí nghiệm trên mới chị cho ta biết ba điều kiện bên ngoài cần cho hạt
nảy mầm. Sự nảy mầm cùa hạt còn phụ thuộc vào chất lượng hạt giông : hạt giông không tốt. bị sâu mọt, sứt sẹo hoặc mốc cùng không nảy mầm.
Tất cả các yếu tô trên tác động đồng thời đến sự nảy mầm của hạt, thiếu bất cứ một yếu tô nào hạt cũng không thê nảy mầm được.
Những hiểu biết về điều kiện nảy mầm của hạt được vận dụng như thê nào trong sản xuất?
V Vận dụng những hiếu biết về các điều kiện nay mầm cua hạt, hãy giải thích cơ sở của một sô biện pháp kì thuật sau :
Sau khi gieo hạt gặp trời mưa to, nếu đất bị úng thì phải tháo hết nước ngay.
Phải làm đất thật tơi, xôp trước khi gieo hạt.
Khi trời rét phải phu rơm. rạ cho hạt đã gieo.
Phải gieo hạt đúng thời vụ.
Phải bảo quán tốt' hạt giống.
Muốn cho hạt này mâm ngoài chất lượng của hạt còn cần có đủ độ ám, không klií và nhiệt độ thích hợp.
Khi gieo hạt phài làm đát toi xốp, phái chăm sóc hạt gieo : chống úng, chống hạn, chống rét, phủi gieo hạt đúng thời vụ.
f^àu hài^
Trong thí nghiệm 2 ta đã dùng cốc thí nghiệm nào đê làm đôi chứng ? Giữa cốc đôi chứng và côc thí nghiệm chỉ khác nhau về điều kiện nào ? Thí nghiệm nhằm chứng minh điều gì ?
Những điều kiện bên ngoài và bên trong nào cần cho hạt nảy mầm ?
3*. Cần phải thiết kế thí nghiệm nhu' thế nào đê chứng minh sự nảy mầm của hạt phụ thuộc vào chất lượng hạt giống ?
j m CÓ biết
Khả năng nảy mầm của các loại hạt rất khác nhau :
Hạt lạc, hạt vừng giữ được khả năng nảy mầm khoảng 7-8 tháng.
Có những hạt sen được cất giữ tới 2 000 năm vần còn khả năng nảy mầm.
Người ta đã tìm thấy trong quan tài bằng đá dưới kim tự tháp cổ Ai Cập mấy hạt lúa mì. tính đến nay đã mấy nghìn năm, thế mà khi ngâm vào nước chúng vần còn khả năng nảy mầm.