SGK Sinh Học 6 - Bài 51: Nấm

  • Bài 51: Nấm trang 1
  • Bài 51: Nấm trang 2
  • Bài 51: Nấm trang 3
  • Bài 51: Nấm trang 4
  • Bài 51: Nấm trang 5
  • Bài 51: Nấm trang 6
ĐỒ đạc hoặc quần áo để lâu nơi ẩm thấp sẽ thấy xuất hiện những châm đen, đó là do một sô nấm mốc gây nên. Nấm mốc là tên gọi chung của nhiều loại mốc mà cơ thê rất nhỏ bé, chúng thuộc nhóm Nấm. Nấm cũng còn gồm cả những loại lớn hơn, thường sống trên đất ẩm, rơm rạ hoặc thân cây gỗ mục.
A - MỐC TRẮNG VÀ NẤM RƠM
I - MÓC TRẮNG
Cơm nguội hoặc ruột bánh mì để thiu, chỉ sau một vài ngày sẽ thây trên bề mặt xuất hiện những sợi trắng như bông, quấn chằng chịt lấy nhau. Đó là mốc trắng.
Quan sát hình dạng và cấu tạo mốc trắng
Muốn quan sát mốc trắng ta có thể tự gây mốc bằng cách lây một ít cơm nguội hoặc bánh mì cho vào đĩa hoặc khay men, có thể vẩy thêm một chút nước cho đủ ẩm. Vài ba ngày sau các sợi mốc trắng đã
phát triển, và trên bề mặt mốc có những đốm nhỏ màu hơi sẫm, lấy ra quan sát.
Dùng kim hoặc tăm tre có mũi nhọn gạt nhẹ một ít sợi mốc trắng cùng với những đốm tròn nhỏ, đặt lên phiến kính và nhỏ thêm một giọt nước rồi đem soi dưới kính hiển vi, ta sẽ thấy mốc trắng có hình dạng như ở H.51.1.
Quan sát trên mẫu thật ở kính hiển vi
(độ phóng đại nhỏ) hoặc trên hình vẽ .
Ghi lại nhận xét về hình dạng và cấu tạo của mốc trắng (để ý giữa các tê bào sợi mốc có thấy vách ngăn không ?).
Mốc trắng có cấu tạo dạng sợi phân nhánh rất nhiều, bên trong có chất tế bào và nhiều nhân, nhưng không có vách ngăn giữa các tế bào. Sợi mốc trong suốt, không màu, không có chất diệp lục và cũng không có chất màu nào khác.
Mốc trắng dinh dưỡng bằng hình thức hoại sinh : các sợi mốc bám chặt vào bánh mì hoặc cơm thiu hút lấy nước và chất hữu cơ để sống.
Mốc trắng sinh sản bằng bào tử. Đó là hình thức sinh sản vô tính.
Một vài loại nấm khác
- Mốc tương : để ủ xôi làm tương.
Mốc xanh : từ 1 loại mốc xanh có thế chiết lây chất kháng sinh pênixilin.
Nấm men : để làm rượu (H.5Í.2).
II - NẤM RƠM
Nấm rơm là một loại nấm mũ, thường mọc quanh chân các đống rơm, rạ mục ; trên đất ẩm. về mùa mưa chúng phát triển nhiều.
1. Môc xanh ; 2. Môc tương ; 3. Năm men
Có thể quan sát nấm rơm hay bất kì một nấm mũ nào khác mà ta thu lượm được.
2
A
Hình 5Ỉ.3A vẽ một "cây nấm" như ta vẫn quen gọi. Thật ra đó là cơ quan sinh sản của nấm, còn cơ quan sinh dưỡng là những sợi màu trắng nằm bám trên giá thể.
Hình 51.3. A. Cấu tạo một nấm mũ : B. Nchn rơm
1. Mũ nấm ; 2. Các phiến mỏng ; 3. Cuống nấm, 4. Các sợi nấm
Quan sát cấu tạo của "cây" nấm :
- Nhìn hình vẽ với các ghi chú trên hình, phân biệt các phần của nấm (mũ nấm, cuống nấm, chân nấm).
Hình 5 ỉ .4. Nấm báo mưa
Nhìn ở mặt dưới mũ nấm thấy có gì ?
Nếu có mẫu thật, hãy lấy một phiên mỏng dưới mù nấm, đặt lên phiến kính, dùng đầu kim mũi mác dầm nhẹ, đem soi dưới kính hiên vi sẽ thấy gì ?
□ Cấu tạo nấm rom (hay các loại nấm mũ khác) gồm hai phần : phần sợi nấm là cơ quan sinh dưỡng và phần mũ nấm là cơ quan sinh sản, mũ nấm nằm trên cuống nấm. Dưới mũ nấm có các phiến móng chứa rất nhiều bào tử. Sợi nấm gồm nhiều tê bào phân biệt nhau bơi vách ngăn, mồi tê bào đều có 2 nhân và cũng không có chất diệp lục.
Co thể nấm gồm nhũng sợi khóng màu, một số ít có cấu tạo đon bào (nấm men). Nhỉêu nấm có co quan sinh sản là mũ nám. Có nấm lớn nhung cũng cỏ nấm rát bé, phái nhìn qua kính hiển vi mới tháy rõ. Nấm sinh sàn chù yếu bàng bào tử.
hói
Mốc trắng và nấm rơm có cấu tạo như thế nào ? Chúng sinh sản bằng gì ?
Nấm có đặc điểm gì giống vi khuẩn ?
* Nấm giống và khác tảo ở điểm nào ?
Tìm trên đồng ruộng sau khi gặt, hoặc trên bãi cỏ, trên cây gỗ mục, trong rừng ẩm,... các loại nấm mũ khác nhau.
!|Ì1 cà biết ĩ
Có một loại nấm có thể "dự báo thời tiết", đó là nấm báo mưa (H.51.4). Gọi như vậy vì nó chỉ xuất hiện vào mùa mưa, khi không khí rất ầm, đầy hơi nước. Do đó nếu thấy nấm này xuất hiện thì ta biết là trời sắp mưa. Nấm báo mưa khá to, bằng cái mũ đội đầu. Xung quanh cây nấm có một tấm mạng màu vàng, hình nón, như tấm áo mưa choàng bên ngoài cây nấm.
NẤM (tiếp theo)
B - ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC VÀ TAM quan trọng của NÂM
- ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC
▼ Trao đổi thảo luận :
Tại sao khi muôn gây mốc trắng người ta chỉ cần đế cơm hoặc bánh mì ở nhiệt độ trong phòng và có thể vẩy thêm ít nước ?
Tại sao quần áo hay đồ đạc lâu ngày không phơi nắng hoặc đê ở nơi ẩm thường bị nấm mốc ?
Tại sao ở trong chồ tối nấm vẫn phát triển được ?
Điều kiện phát triển của nấm
Cũng như các cơ thê không có chất diệp lục khác, nấm chỉ sử dụng các chất hữu cơ có sẵn, đặc biệt là các chất hữu cơ thực vật. Ngoài thức ăn, nấm cần nhiệt độ thích họp để phát triển, tốt nhất là 25°C - 30°C. Ở 0°C nấm không phát triển được, nước sôi 100°C giết chết nhiều loại nấm. Ngoài ra nấm cũng cần độ ẩm để phát triển.
Cách dinh dưỡng
- Nhiều nấm hút chất hữu cơ có trong đất giầu xác thực vật, phân động vật, lá, gỗ
mục,... Đó là những nấm hoại sinh. Những nấm khác lại sống bám trên cơ thể sống (thực vật, động vật, người), chủ yếu là thực vật. Đó là những nấm kí sinh.
Ngoài hai hình thức kí sinh và hoại sinh, một số nấm còn cộng sinh. Ví dụ, nấm cộng sinh với một số loại tảo thành địa y.
- TẦM QUAN TRỌNG CỦA NẤM
□ Đôi với đời sông con người, nấm vừa có ích vừa có hại.
Nấm có ích (H.51.5)
Hình 51.5. Một vài nấm có ích A. Nấm hương ; B. Nấm sò ; c. Nấm linh chi
Bảng sau đây ghi rõ công dụng của một số nấm
Công dụng
Ví dụ
Phân giải chất hữu cơ thành chất vô cơ
Các nấm hiển vi trong đất
Sản xuất rượu, bia, chế biến một số thực phẩm, làm men nở bột mì
Một sô nấm men
Làm thức ăn
Men bia, các nâìn mũ như nấm hương, nấm rơm, nấm sò, nấm gan bò, mộc nhĩ,...
Làm thuốc
■
Mốc xanh, nấm linh chi,...
2. Nấm có hại (H.51.6)
□ Bên cạnh mặt có lợi, tác hại của nấm cũng khá lớn.
Nhiều nấm kí sinh trên thực vật đã gây bệnh cho cây trồng làm thiệt hại mùa màng. Ví dụ nấm von sống bám trên thân lúa làm cho cây lúa bị nhạt màu, cao vống lên và cho bông nhỏ, hạt lép ; nấm than ngô (H.51.6A) kí sinh trên cây ngô làm hỏng bắp. Ngoài ra còn nhiều nấm gây bệnh cho các cây trồng khác như mốc bông, chè, cao su, cà phê, khoai tây (H.51.6B), cam, quýt,...
Hình 51.6. Nấm có hại A. Nấm gây bệnh ở bắp ngô ;
B. Nấm gây bệnh ở lá và củ khớai tây
Hình 51.7. Một số nấm độc
Một số nấm kí sinh trên người có thể gây bệnh như bệnh hắc lào, chứng nước ăn chân,... Vì vậy cần giữ vệ sinh thân thể đê tránh các bệnh ngoài da do nấm kí sinh gây ra.
Bào tử của nhiều loại nấm mốc có ờ khắp nơi trong không khí, rơi vào nơi có điều kiện thuận lợi là chúng phát triển, làm hòng thức ăn, đồ uống, các đồ dùng,...
- Một sô nấm rất độc, ăn phải có thế gây rối loạn tiêu hoá, làm tê liệt hệ thần kinh trung ương như nấm độc đỏ, nấm độc đen, nấm lim,... (H.51.7). Nếu ngộ độc nặng có thê bị chết. Việc phân biệt nấm độc và nấm ăn được rất khó. Do đó khi sử dụng nấm làm thức ăn phải hết sức thận trọng, không ăn nấm lạ. Khi bị ngộ độc nấm phải kịp thời rửa ruột và đưa ngay đến bệnh viện để điều trị.
Nấm là nhũng co thề dị dưỡng (kí sinh hoặc hoại sinh). Ngoài thức ăn là các chát hữu co có sản, nám cán nhiệt độ vờ độ ám thích hợp đề phát triển.
Nám có tầm quan trọng lớn trong thiên nh iên và trong đòi sống con người. Bên cạnh những nám có ích Cũng có nhiêu nám có hại.
£*âu hỏi ĩ—
Nấm có cách dinh dưỡng như thế nào ? Tại sao ?
Nấm hoại sinh có vai trò như thế nào trong tự nhiên ?
Kể một sô nấm có ích và nấm có hại cho người.
Hãy tìm trong vườn trường hoặc vườn nhà em những cây có bệnh do nấm và quan sát xem cây bị bệnh ở bộ phận nào ?